Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bài thuốc chữa dạ dày đặc biệt từ cây Dạ cẩm của lương y suốt 50 năm dày công nghiên cứu các vị thuốc Nam

Thứ bảy, 14:00 22/02/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Từ mấy chục năm nay, người dân ở thôn Cua Chu, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã không còn phải lo lắng nhiều về căn bệnh dạ dày bởi trong thôn đã có một thầy thuốc “khắc tinh” với căn bệnh này.

Đó là Lương y Nguyễn Tư Lê (SN 1932) từng là Hội trưởng Hội Đông y của xã và đến nay đã trải qua 50 năm dày công nghiên cứu các vị thuốc Nam. Với bài thuốc chữa dạ dày đặc biệt với thành phần chủ yếu là cây dạ cẩm, Lương y Nguyễn Tư Lê đã giúp rất nhiều người thoát khỏi căn bệnh này.
 
Bài thuốc chữa dạ dày đặc biệt từ cây Dạ cẩm của lương y suốt 50 năm dày công nghiên cứu các vị thuốc Nam 1
Lương y Nguyễn Tư Lê - người nắm giữ bài thuốc chữa bệnh dạ dày nổi tiếng bằng thuốc Nam. Ảnh TG
 
Sẵn sàng bốc thuốc không lấy tiền

Nghe thông tin về vị lương y này đã lâu, nhưng cũng phải mất vài cuộc điện thoại cho ông để hẹn gặp, chúng tôi mới nhận được lời đồng ý. Bởi ông bảo: “Đây là bài thuốc gia truyền của gia đình tôi từ nhiều đời nay, tiếp nối ông cha, tôi cũng chỉ muốn góp sức nhỏ bé cho bà con lối xóm thôi, có gì đáng viết đâu”. Ngôi nhà mái bằng cũ kỹ của lương y Nguyễn Tư Lê nằm sâu trong thôn Cua Chu, khi chúng tôi tới, trong nhà ông vẫn còn mấy bệnh nhân đang chờ tới phiên lấy thuốc. Ông Lê thì đang lui cui bốc thuốc cho người bệnh. Dù đã bước sang tuổi 82 nhưng nhìn ông vẫn còn nhanh nhẹn và rất minh mẫn.

Sau khi đã tiễn tất cả các bệnh nhân về, ông chậm rãi: “Gia đình tôi theo nghề này đã 4 đời, bản thân tôi cũng đã làm nghề 50 năm. Cũng may là ông trời ban cho mình sức khỏe tốt. Có nhiều người cùng trang lứa, nghề nghiệp mà chỉ sau chục năm lên rừng thì sức cùng, lực kiệt, ấy thế mà tôi vẫn luồn rừng, lội suối tìm thảo dược chẳng kém cạnh gì cánh trai tráng. Sang năm nay thì sức khỏe của tôi đã yếu đi nhiều. Vậy nên mọi công việc tôi bắt đầu giao lại cho đứa con trai thứ 4. Cũng may là còn có đứa con muốn kế tục bài thuốc gia truyền của tổ tiên, chứ không tôi có sang thế giới bên kia cũng không yên lòng”.

Lật từng trang giấy ghi cẩn thận từng địa chỉ, tên tuổi, bệnh án của bệnh nhân, lương y Nguyễn Tu Lê cho biết, đến giờ ông cũng không thể nhớ hết mình đã chữa thành công được cho bao nhiêu bệnh nhân nữa. Chỉ biết rằng năm nào cuốn sổ ghi sanh sách người bệnh của ông cũng được thay bằng cuốn sổ mới, và người bệnh tìm đến với ông thì đủ cả. Người trong vùng cũng có, người ở Hà Nội, Nghệ An, Hải Phòng... thậm chí có bệnh nhân ở tận TP. HCM cũng bay ra tìm ông nhờ chữa trị. Nhiều người khó khăn không có điều kiện gặp ông, thì có thể gọi điện nói rõ bệnh án, ông sẽ bốc thuốc và gửi đến tận nơi.

Lương y Nguyễn Tư Lê cho biết, nghề bốc thuốc của gia đình ông được bắt nguồn từ đời bà nội. Vốn xuất thân là người gốc ở vùng người Mường huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Được biết, ngày từ khi còn là một cô gái Mường xinh xắn, bà nội của lương y Lê đã biết lấy cây thuốc để chữa bệnh cứu người. Sau khi di cư và lấy chồng về vùng núi Tản Lĩnh, thấy trên núi Tản có nhiều cây thuốc quý, và người dân trong vùng vì nghèo đói không có tiền đi bệnh viện chữa trị nên bà quyết theo nghiệp bốc thuốc Nam để cứu giúp mọi người. Sau ngày bà mất, nghề thuốc Nam được truyền lại cho bố của ông Lê, rồi khi người bố qua đời thì nghề được truyền lại cho ông. “Thực ra, bà và bố tôi không chữa được tất cả các loại bệnh mà chỉ tập trung vào 4 loại bệnh chính là bệnh gan, thận, thấp khớp, và công hiệu nhất vẫn là bệnh dạ dày”, ông Lê tự hào khi nói về bài thuốc gia truyền của gia đình mình.
 
Chỉ sau 2 tháng bệnh đã giảm hẳn

Đang mải mê chia sẻ với chúng tôi về thuốc, bất chợt ngoài sân xuất hiện thêm vài người lạ mặt. Nhìn qua có thể đoán là những người bệnh tìm đến nhờ ông Lê chữa trị, vì dáng vẻ họ có vẻ thất thểu, mệt mỏi. Vội vàng bước ra phía ngoài sân, mời người bệnh vào trong nhà. Sau khi xem bệnh án, chuẩn đoán bệnh, ông Lê tiếp tục bốc thuốc rồi rặn rò kỹ lưỡng. Theo lý giải của lương y thì việc chữa bệnh bằng thuốc Nam không giống như bốc thuốc Bắc hay thuốc tân dược. Người chữa bệnh thuốc Nam thường chữa cả bằng tâm linh và bằng cây thuốc. Theo cách ông giải thích thì trước khi tìm được cây thuốc quý trên rừng, thầy thuốc phải cảm tạ thần rừng, thần cây, thần núi... đã giúp họ tìm được đúng cây thuốc chữa cho người bệnh. Trong y học hiện đại thì đây chính là “liệu pháp tâm lý” giúp cho bệnh nhân có niềm tin vào thầy thuốc và phương pháp trị bệnh. Người bệnh cảm thấy an tâm là bệnh tật tự nhiên sẽ được đẩy lui một phần.

Trong bài thuốc chữa dạ dày gia truyền của gia đình ông Lê, cây Dạ cẩm giữ vai trò chính. Loại cây này có lá to và dày như lá đa nhưng mềm như nhung và có 2 mặt xanh, tím. Bên cạnh cây Dạ cẩm còn có sự góp mặt của 9 loại cây bổ trợ khác nữa. Trong đó có những loại cây chỉ mọc được trên đỉnh núi Tản Viên như lá côi, thiên nhân kiện, hương phụ, thanh bì, bồ công anh...Theo một số người bệnh đã từng được ông Lê chữa trị cho biết, công dụng bài thuốc chữa dạ dày của lương y Lê rất hiệu quả. Cho dù là bệnh mới phát hiện, cho tới những người bệnh đã nặng chuyển sang viêm loét cũng chỉ uống thuốc theo chỉ dẫn của ông trong khoảng 3 tháng là sẽ khỏi bệnh. Mỗi thang thuốc uống trong 3 ngày, mỗi ngày 3 lần sắc uống. Sáng, trưa, và tối trước hoặc sau bữa ăn khoảng 1 tiếng. Mỗi lần sắc uống đổ 3 bát nước đun cạn cho đến khi còn một bát.

Tranh thủ lúc chờ đợi lương y Nguyễn Tư Lê bốc thuốc cho người bệnh, chúng tôi trò chuyện với anh Phan Văn Lợi (ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội). Anh Lợi cho biết: “Nhà tôi có 2 người mắc bệnh dạ dày, trong đó có người đã sống chung với bệnh dạ dày tới 10 năm, người ít cũng 4 năm. Mỗi khi đói, no đều bị đau, đặc biệt là bố đẻ tôi thường đau dữ dội ở ức, bụng trái. Trước đây ông ấy rất to khỏe, nhưng sau 4 năm mang bệnh dạ dày ông giảm cân chỉ còn một nửa xuống con hơn 30kg. Cách đây mấy tháng, tôi nghe mấy người hàng xóm giới thiệu nên đã đến nhà lương y Lê lấy thuốc dạ dày về uống, không ngờ chỉ sau 2 tháng uống thuốc bệnh đã giảm hẳn, bố tôi không còn đau như trước nữa, mỗi bữa ông ăn được 3 bát cơm”.

Không chỉ dựa vào bài thuốc Nam gia truyền 4 đời, ông Lê còn mua nhiều sách vở về nghiên cứu thêm. Trong tủ của ông có đầy đủ các bộ sách thuốc của danh y Hải Thượng Lãn Ông hay bộ sách của thầy thuốc Đỗ Tất Lê. Điều đáng ngạc nghiên là sau khi nghiên cứu, ông thấy những vị thuốc trong bài thuốc của gia đình ông có rất nhiều điểm tương đồng với các bậc danh y trước đây. Cũng từ đây, ông bổ sung thêm những khiếm khuyết trong bài thuốc của mình. Lấy danh dự của một thầy thuốc với hơn 50 năm làm nghề, ông Lê khẳng định bài thuốc chữa dạ dày gia truyền của gia đình mình hoàn toàn dùng các loại thảo dược trên vùng núi Tản Viên, Ba Vì.

Ông cũng rất cẩn trọng khi dặn dò bệnh nhân muốn có hiệu quả chữa bệnh tốt nhất thì trước khi đến chỗ ông lấy thuốc nên đi khám ở các bệnh viện lớn để biết được nguyên nhân đau dạ dày là do đâu, bị tá tràng, hay thượng vị... Dựa vào kết quả đó, ông sẽ điều chỉnh bài thuốc sao cho phù hợp với người bệnh. Ông Lê cho biết thêm, khi khỏi bệnh rồi thì người bệnh cũng nên thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lí vì đa số các bệnh nhân bị dạ dày đều do ăn uống không điều độ, rượu bia, đồ cay nóng quá độ hoặc làm việc, lo nghĩ quá nhiều đều có thể gây ra biểu hiện như đau âm ỉ ở vùng thượng vị, đầy hơi, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, dạ dày đau nóng, đầy bụng sôi bụng...   
 
 
Trao đổi với PV về bài thuốc chữa bệnh dạ dày nổi tiếng của lương y Nguyễn Tư Lê, lương y Khuất Duy Nga, trưởng khoa Đông Y xã Tản Lĩnh cho biết: “Ông Nguyễn Văn Lê là một trong những người tiên phong trong phong trào dùng cây thuốc Nam để chữa bệnh ở địa phương. Ông từng 10 năm làm Hội trưởng Hội Đông y của xã và với bài thuốc gia truyền 4 đời, nhất là bài thuốc đặc trị bệnh dạ dày đã giúp cho nhiều bệnh nhân khỏi bệnh. Với những đóng góp của mình trong việc nghiên cứu các bài thuốc Nam, năm 1995 ông Lê đã được phong danh hiệu là Thầy thuốc, lương y Nguyễn Tư Lê. Chúng tôi cũng hy vọng rằng, với những công dụng hiệu quả trong điều trị bệnh dạ dày, bài thuốc của lương y Nguyễn Tư Lê sẽ sớm được nhiều người trong cả nước biết đến và tin dùng”.
 
Tuấn Kiệt
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 7 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 18 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Top