Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sỹ kể tình huống chết oan không đáng có (1): Cái chết ám ảnh của nhiều người vì chủ quan chó nhà cắn

Thứ hai, 11:19 06/08/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet – Chỉ chủ quan với vết chó cắn và tin uống thuốc nam, đắp lá… có thể chữa được bệnh do chó cắn nên đã có trường hợp tử vong do phát bệnh dại.

Bác sỹ kể tình huống chết oan không đáng có (2): Vì sao nên tiêm phòng trước mùa cúm 1 tháng? Bác sỹ kể tình huống chết oan không đáng có (2): Vì sao nên tiêm phòng trước mùa cúm 1 tháng?

GiadinhNet – Chủ quan với cơn hắt hơi, sổ mũi vì nghĩ bị cúm thông thường nhưng chỉ sau vài ngày, chị Hương ho ngày càng nhiều, khó thở và nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch.

Tử vong vì uống thuốc nam, đắp lá sau khi chó cắn

Liên tiếp thời gian gần đây nhiều trường hợp vào viện trong tình trạng nguy kịch vì chó cắn. Các bác sĩ Khoa Cấp cứu (BV Nhiệt đới TƯ) vẫn không thể quên được trường hợp một cậu bé ở Thái Bình đã chết vì bệnh dại. Khi bị con chó nhà nuôi cắn, vì nghĩ là chó nhà lành và người quen lại bảo tiêm vắc xin dại sẽ làm giảm trí nhớ nên gia đình lo sợ không cho em đi tiêm vắc xin phòng dại.

Lúc đó, thấy có người mách ông thầy lang có phương pháp thử chỉ qua vết cắn có thể xác định được rằng chó dại hay không rồi mới tiêm, gia đình đã đưa bé đến. Khi thầy phán vết cắn không phải do chó dại và sắc lá thuốc nam uống cộng với việc quan sát thấy con chó nhà chưa có dấu hiệu ốm gì sau vài hôm, cả nhà yên tâm đưa con về và thịt ngay con chó. Sau gần một tháng, cậu bé có biểu hiện sợ nước, sợ gió và khó thở, gia đình mới vội đưa vào viện. Các bác sỹ chẩn đoán cháu bị bệnh dại. Tuy nhiên, lúc này bệnh nhân đã lên cơn dại điển hình, không thể điều trị được. Sau 1 ngày vật lộn với những cơn dại hành hạ, cháu được cho về nhà chờ chết.


Sau khi bị chó cắn nên tiêm phòng đừng tin vào các bài thuốc truyền miệng để tránh rước họa bản thân. Ảnh TL

Sau khi bị chó cắn nên tiêm phòng đừng tin vào các bài thuốc truyền miệng để tránh rước họa bản thân. Ảnh TL

Anh N.H.A (Hà Nam) sau khi bị chó cắn vào hai ngón tay cũng không tiêm phòng vì nghĩ vết cắn nông, chảy máu ít. Nghe lời mách anh chỉ rửa vết thương rồi đắp hỗn hợp xì dầu đánh với lòng đỏ trứng vào vết thương để hóa giải độc tố mà không cần tiêm vắc xin phòng dại, anh làm theo. Kết quả vì chủ quan với vết chó cắn, anh đã phải trả giá bằng mạng sống khi phát bệnh không kịp cứu nữa.

Thời gian ủ bệnh thường rất lâu

BS Nguyễn Trung Cấp (BV Nhiệt đới TƯ) cho rằng, người bị động vật như chó, mèo tấn công bên cạnh tổn thương ngoài da còn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh dại - bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm lây truyền từ động vật sang người. Người nhiễm vi rút dại khi đã lên cơn dại tỷ lệ tử vong gần 100%. Mỗi năm bệnh viện Nhiệt đới TƯ vẫn tiếp nhận thường xuyên các ca nhập viện do chó cắn. Có những ca tử vong do chủ quan với vết chó cắn vì tin vào phương pháp điều trị truyền miệng, đắp lá… sau đó bệnh chuyển biến nặng khi đưa vào viện đã không thể cứu.

Nói về cách chữa bệnh lạ lùng như trên của hai bệnh nhân, BS Nguyễn Trung Cấp cho rằng, những cách chữa đó là thiếu cơ sở khoa học. Không hiểu họ căn cứ vào đặc điểm nào để phán con chó cắn bệnh nhân có bị nhiễm vi rút dại hay không chỉ qua vết cắn. Với mắt thường khó có thể phân biệt được con chó cắn người có mang virus dại hay không. Đến nay việc điều trị bằng thuốc Nam chưa có biện pháp nào khẳng định được hiệu quả trong phòng, chữa bệnh dại.

Hơn nữa, sau khi bị chó cắn bệnh không có biểu hiện ngay nên nhiều người chủ quan. Thường bệnh nhân bị virus dại tấn công sau 3-4 tuần mới có biểu hiện bệnh nhưng cũng có trường hợp ủ bệnh sau nhiều tháng, hiếm khi dưới 10 ngày. Biểu hiện ban đầu là đau nhức nơi vết cắn, sưng tấy vết cắn kèm sốt, đau đầu, lo lắng, trằn trọc… Sau đó là tình trạng co cứng, co thắt, co giật, run các cơ, kể cả cơ mặt, sùi bọt mép, sợ ánh sáng, sợ nước, sợ gió… Các vị trí bị cắn càng ở gần thần kinh trung ương càng phát bệnh nhanh. Điều đáng tiếc là họ hoàn toàn có thể tránh được cái chết bằng cách tiêm văcxin khi bị chó cắn.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi bị vật nuôi cắn chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Với những trường hợp bị cắn ở vùng đầu mặt cổ, ngoài tiêm vắc xin nên nhớ tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ sau khi bị cắn.

Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không với vết chó cắn vì tin uống thuốc nam, đắp lá… có thể chữa được bệnh, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại. Ngoài ra cần lưu ý khi bị chó cắn hoặc thấy chó ốm, tuyệt đối người nhà không được đập chết chó hoặc bán chó trong vòng 10 ngày. Làm như vậy không những không theo dõi được tình trạng của chó, mà trong trường hợp chó bị bệnh thì vô tình làm phát tán mầm bệnh ra cộng đồng. Ngay cả người giết mổ khi bị dãi con chó mắc dại rớt vào vùng cơ thể bị trầy xước cũng có nguy cơ mắc bệnh dại.

Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại, và tránh được tình huống chết oan không đáng có, chẳng may bị vật nuôi cắn, kể cả chúng đã được tiêm phòng dại cũng cần xử lý ngay vết cắn bằng xà phòng hoặc với nước sạch trong vòng 15 phút. Sau đó cần rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn iôt hoặc povidone - iodine nếu có, rồi tới cơ sở y tế để kịp thời có chỉ định.

P.Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Bệnh thường gặp - 14 phút trước

Những thói quen tưởng chừng tiện lợi nhưng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 34 phút trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 41 phút trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Dời lịch chạy thận 1 ngày đi ăn cưới, cộng với việc không tuân thủ chế độ ăn kiêng dành cho người suy thận mạn, người phụ nữ 54 tuổi gặp nguy kịch.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 5 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Trước khi bị đột quỵ, nghệ sĩ Phước Sang có tiền sử bị cao huyết áp. Di chứng của đột quỵ cách đây 11 năm khiến thể trạng của anh chỉ tầm 70-80% so với người bình thường.

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên của Vinhomes có trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên của Vinhomes có trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Sống khỏe - 8 giờ trước

Ngày 27/3/2024, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) để phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cao cấp tại Việt Nam.

Chế độ ăn cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Chế độ ăn cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Sống khỏe - 10 giờ trước

Hàm lượng chất béo trong gan quá cao có thể là dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ. Thay đổi chế độ ăn uống là phương pháp điều trị đầu tiên cho tình trạng này.

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe của bạn

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe của bạn

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Top