Hà Nội
23°C / 22-25°C

Amalgam – loại chất công ty Rạng Đông sử dụng thay thế thủy ngân thực chất là gì và có nguy hại không?

Thứ bảy, 08:25 31/08/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Nội dung văn bản nêu rõ, công ty Rạng Đông đã nghiên cứu sử dụng loại Amalgam thay thế cho thủy ngân lỏng trước đây và đưa vào sản xuất từ năm 2016. Vậy Amalgam là gì?

Vụ cháy tại Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông (phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) xảy ra chiều tối ngày 28/8 đã khiến nhiều người, nhất là những hộ dân sống gần khu vực đám cháy, những người tham gia dập lửa cũng như những phóng viên tác nghiệp tại hiện trường lo lắng về những nguy cơ ảnh hưởng của các hóa chất độc hại, khói bụi đối với sức khỏe.

Amalgam – loại chất công ty Rạng Đông sử dụng thay thế thủy ngân thực chất là gì? - Ảnh 2.

Trong vụ cháy, công ty Rạng Đông hư hỏng 480.000 bóng đèn huỳnh quang, 2 triệu đèn tròn công suất thấp và 1,6 triệu bóng đèn HQ Compact. Ảnh Zing

Trước tình hình trên, chiều 30/8, công ty Rạng Đông đã có văn bản gửi UBND quận Thanh Xuân, Hà Nội để báo cáo về vụ việc. Theo đó, văn bản nêu rõ, trong vụ cháy, công ty Rạng Đông hư hỏng 480.000 bóng đèn huỳnh quang, 2 triệu đèn tròn công suất thấp và 1,6 triệu bóng đèn HQ Compact.

Về thông tin vụ cháy làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, công ty này cho biết, các vật tư, nguyên liệu chính được sử dụng để sản xuất bóng đèn huỳnh quang, CFL, đèn tròn gồm: Bầu đèn CFL làm bằng nhựa PC - đạt chứng chỉ UL, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ con người kể cả khi cháy.

Vỏ bóng đèn các loại làm bằng thuỷ tinh không chì, không có các hàm lượng kim loại nặng, đầu đèn làm bằng nhôm với các công nghệ hàn dập không sử dụng thiếc hàn, dây tóc bằng wofram, các khí thải từ các sản phẩm hư hại trong vụ cháy không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Đặc biệt, trong văn bản này, công ty Rạng Đông cho biết, đã nghiên cứu sử dụng loại Amalgam thay thế cho thủy ngân lỏng trước đây và đưa vào sản xuất từ năm 2016.

Thông tin trên được rất nhiều người quan tâm, thậm chí, nhiều người tỏ ra tò mò về loại chất thay thế thủy ngân này và liệu nó có gây độc như thủy ngân hay không?

Amalgam – loại chất công ty Rạng Đông sử dụng thay thế thủy ngân thực chất là gì? - Ảnh 3.

TS Trần Quang Tùng, Giảng viên Viện Kỹ thuật hóa học (Đại học Bách khoa Hà Nội)

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội, TS Trần Quang Tùng, Giảng viên Viện Kỹ thuật hóa học (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: Amalgam còn được gọi là hỗn hống thủy ngân. Amalgam thu được khi hòa tan một số kim loại vào thủy ngân lỏng, do đó, về bản chất hóa học thì hỗn hống thủy ngân vẫn chứa thủy ngân ở dạng nguyên tố Hg.

Theo TS Trần Quang Tùng, độc tính của thủy ngân phụ thuộc vào dạng tồn tại của nó. Thủy ngân ở dạng lỏng hấp thụ rất chậm qua da, trong khi thủy ngân ở thể hơi lại hấp thụ rất nhanh qua đường hô hấp và khuếch tán nhanh vào cơ thể. Vì vậy, có thể nói, hơi thủy ngân rất độc.

Còn với Amalgam, thủy ngân ở dạng Amalgam thường là thể rắn, do đó, khó phát tán, khó bay hơi và dễ thu hồi hơn dạng thủy ngân nguyên chất ở thể lỏng.

"Theo tôi, việc sử dụng Amalgam trong điều kiện bình thường là rất tốt. Amalgam giúp giảm thiểu lượng thủy ngân bay hơi và phát tán ra môi trường vì nó ở thể rắn, dễ thu hồi. Tuy nhiên, trong điều kiện nhiệt độ của đám cháy ở nhà máy Rạng Đông xảy ra vừa qua, nhiệt độ lên rất cao nên khó tránh khỏi việc thủy ngân bay hơi từ Amalgam.

Do đó, nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh rất cao, nghĩa là không thể nói trong điều kiện đó việc sử dụng Amalgam là an toàn", TS Trần Quang Tùng phân tích.

Bên cạnh đó, theo TS Tùng, một câu hỏi nữa cũng được đặt ra là: Liệu loại Amalgam sử dụng ở đây có thêm nguyên tố kim loại độc hại nào nữa không? Ví dụ như có thêm kim loại chì hay không? Khi đó, chúng ta mới có thể phân tích cụ thể được mức độ nguy hại của loại Almagam này.

TS Trần Quang Tùng cho biết thêm, trước đây, Amalgam được dùng để trám răng, hàn răng. Tuy nhiên, do Amalgam có chứa thủy ngân, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây độc đối với sức khỏe nên hiện nay, việc sử dụng Amalgam trong nha khoa ít xảy ra mà người ta chuyển sang dùng composite (trám sứ), gold foil (mạ vàng)…

Theo Thông tư 58/2015 của liên bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Y tế, chất thải Amalgam cũng được coi là một chất thải y tế nguy hại cần phải xử lý và tiêu hủy theo quy định để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe.

Mai Thùy

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 21 phút trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 8 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 19 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

Top