Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 thói quen không tốt khi uống thuốc

Thứ tư, 19:11 08/12/2010 | Sống khỏe

Một ngày uống thuốc bao nhiêu lần, cách bao nhiêu tiếng uống một lần, đều được tính toán dựa trên quy luật biến đổi nồng độ thuốc trong máu của cơ thể trong 24 giờ.

1. Uống thuốc cùng bữa ăn

Nhiều người chúng ta quan niệm uống thuốc “trước bữa ăn” là uống “trước khi ăn bữa chính”, các món ăn vặt, hoa quả đều không tính đến. Thực ra, chỉ cần trong bụng có thức ăn đều có thể tính là “sau bữa ăn”.

Theo quan niệm của thầy thuốc, uống thuốc “trước bữa ăn” hoặc lúc “bụng rỗng” là vì thức ăn trong dạ dày có thể gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ một số loại thuốc. Thông thường, uống thuốc “trước bữa ăn” là uống trước khi ăn 30 phút đến 1 tiếng.

Uống thuốc “sau bữa ăn” là vì một số loại thuốc có khả năng gây kích thích hệ thống tiêu hoá và thức ăn sẽ giúp giảm khả năng này, hoặc thành phần chất béo có trong thức ăn có thể đẩy nhanh quá trình hấp thụ thuốc.
 

Thời gian sử dụng thuốc trong ngày có thể là “1 lần/ngày”, đến “3 lần/ngày”. Chúng ta thường hiểu “3 lần/ngày” là uống thuốc cùng thời điểm với 3 bữa ăn chính. Thực ra, một ngày uống thuốc bao nhiêu lần, cách bao nhiêu tiếng uống một lần, đều được các thầy thuốc tính toán dựa trên quy luật biến đổi nồng độ thuốc trong máu của cơ thể trong 24 giờ.

Do vậy, nếu uống thuốc “3 lần/ngày”, nên cách 8 tiếng uống 1 lần; uống “2 lần/ngày” nên cách 12 tiếng uống 1 lần. Do thói quen nghỉ ngơi của mỗi người khác nhau, “ 3 lần/ngày” có thể là 7h sáng, 2-3h chiều, và 10h tối; “2 lần 1 ngày” có thể là 7h sáng và 7h tối.

2. Tách đôi thuốc khi uống

Một số người chúng ta thấy viên thuốc quá to thì bẻ đôi hoặc hòa tan trong nước cho dễ uống. Thực tế, việc này có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Một số loại thuốc cần phải tự hòa tan trong dung dịch dạ dày, giúp nồng độ thuốc trong cơ thể được ổn định để mang lại hiệu quả điều trị.

Tách đôi viên thuốc khi uống sẽ thúc đẩy quá trình hòa tan của thuốc, khiến nồng độ thuốc trong máu trong một thời gian ngắn tăng lên quá nhanh, dễ gây ra nguy hiểm; thậm chí rút ngắn thời gian thuốc có tác dụng, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thuốc.

Để biết loại thuốc nào có thể tách đôi khi sử dụng, tốt nhất bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra phần thân viên thuốc. Thông thường các loại thuốc có thể tách đôi được, đều có vệt ngấn bên ngoài để có thể tách đôi chuẩn xác và dễ dàng.

3. Uống thuốc cùng sữa và nước hoa quả

Trẻ con khi uống thuốc thường sợ đắng nên bố mẹ hay dùng nước hoa quả hoặc sữa cho bé uống cùng thuốc, vừa làm giảm vị đắng, vừa bổ sung thêm nước và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nước hoa quả, sữa, sữa đậu nành…mặc dù đều là dung dịch, nhưng đều có thể gây phản ứng phụ với thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị. Nghiên cứu cho thấy gần 50 loại thuốc có phản ứng phụ với nước hoa quả.

Lời khuyên của thầy thuốc: tốt nhất nên uống thuốc cùng nước ấm, để đảm bảo độ an toàn cũng như tác dụng điều trị.

4. Không kiêng trong ăn uống

Những gia vị thường ngày như dầu ăn, muối, đường…cũng có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc:

Khi đang bổ sung sắt, bạn nên ăn ít dầu mỡ, không ăn các thực phẩm chiên rán, bánh ngọt…bởi chất béo có trong các thực phẩm đó làm hạn chế khả năng tiết dịch vị của dạ dày, giảm khả năng hấp thụ sắt.

Khi uống thuốc giảm huyết áp, thuốc trợ tim, cấm kỵ dùng các thực phẩm có hàm lượng muối cao.

Khi dùng các thuốc hỗ trợ tiêu hoá, bảo vệ dạ dày, không nên ăn nhiều đồ ngọt.

Sử dụng thuốc nói chung, thông thường không được uống rượu, bởi rượu có thể làm trương mạch máu, có tác dụng gần giống thuốc hạ huyết áp, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.

5. Vừa nằm vừa uống thuốc

Không ít người chúng ta có thói quen nằm uống thuốc. Điều này dẫn đến việc một phần thuốc bị đọng lại, hoặc bám vào thành thực quản, không những gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ thuốc, mà còn gây kích thích, làm viêm thực quản.

Các bác sỹ lâm sàng thông qua chụp X quang kiểm tra, phát hiện các bệnh nhân nằm uống thuốc đa số chỉ uống một ít nước cùng với thuốc, nên gần 60% lượng thuốc không vào được dạ dày, bị bám lại trên thành thực quản. Ngược lại, những bệnh nhân uống thuốc cùng ít nhất 60-100 ml nước khi đứng, chỉ 5 giây sau thuốc đã vào được dạ dày.

Do đặc trưng hấp thụ của các loại thuốc, theo các thầy thuốc, tư thế chuẩn nhất khi uống thuốc vẫn là tư thế ngồi.
 
Theo Dân Trí
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 9 giờ trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

Sống khỏe - 13 giờ trước

Thêm rau xanh vào chế độ ăn uống vừa tô điểm cho bữa ăn thêm dinh dưỡng và giúp nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Ăn thịt đỏ, đồ chiên rán, chế biến sẵn, ăn uống thất thường... tế bào ung thư có thể ghé thăm cơ thể bạn bất cứ lúc nào. Cần tránh xa những đồ ăn dù hấp dẫn, ngon miệng này.

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

Sống khỏe - 14 giờ trước

Khô âm đạo có thể gây cảm giác khó chịu, ngứa, đau, giảm hứng thú trong “cuộc yêu”, nhiễm trùng đường tiết niệu… Có nhiều nguyên nhân gây khô âm đạo, nhưng việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này…

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

Sống khỏe - 15 giờ trước

Các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản. Việc hiểu được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch ăn kiêng cho khả năng sinh sản cũng rất cần thiết.

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Rau khoai lang là "kho tàng vitamin", riêng lượng vitamin B2 trong rau khoai lang đã nhiều gấp 10 lần so với củ khoai lang. Ngoài ra, loại rau này cũng rất giàu chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa...

Top