Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 sự thật về những hạt nhựa: Đeo bám con người ở khắp nơi, bám vào cơ thể và gây hại

Thứ tư, 09:20 09/09/2020 | Sống khỏe

Hạt nhựa li ti có mặt ở khắp mọi nơi, nó đeo bám ta khi ăn uống, khi giặt giũ khi đi xe tới cơ quan, thậm chí cả khi ta vào buồng vệ sinh.

5 sự thật về những hạt nhựa: Đeo bám con người ở khắp nơi, bám vào cơ thể và gây hại - Ảnh 1.

Những hạt nhựa lớn nhất không quá 5 mm, thường nhỏ hơn nhiều

Hạt nhựa li ti có mặt ở khắp mọi nơi, nó đeo bám ta khi ăn uống, khi giặt dũ khi đi xe tới cơ quan, thậm chí cả khi ta vào buồng vệ sinh. Chúng tích tụ chỗ nào trong cơ thể chúng ta và chúng làm gì ở đó? Có năm điều mà bạn chưa biết về mikroplastik.

Một ngày làm việc hoàn toàn bình thường: sáng thức dậy, vệ sinh trong buồng tắm. Đi bộ đến cơ quan. Trưa tạm nghỉ, mua một cái Sandwich và một tách trà; hết giờ làm việc một chị bạn cho đi nhờ xe ô tô về nhà. Về nhà, tống quần áo bẩn vào máy giặt. Hỏi: ở công việc hay hành động nào bạn tạo ra hạt nhựa li ti – hoặc cơ thể hấp thụ chúng lúc nào? Trả lời: có lẽ mọi lúc mọi nơi.

Những mảnh nhựa bé nhỏ đường kính không quá 5 mm hình thành không phải do can nhựa, chai lọ, lốp xe hay túi ni lông phân rã tự nhiên ngoài môi trường ở dạng rác thải. Chúng có mặt trong các loại mỹ phẩm, bột giặt, chúng tan ra từ quần áo khi giặt giũ, thoát ra từ túi trà lọc, khi lốp xe, đế giày miết trên mặt đường nhựa. Chúng hình thành trong nhà máy, trên công trường xây dựng, có thể nói hầu như không có lĩnh vực nào trong cuộc sống không đào thải hạt nhựa.

Chúng thân nhập vào cơ thể chúng ta qua thức ăn, đồ uống, không khí hít thở. Theo tính toán của Viện-Fraunhofer về công nghệ môi trường, an toàn và năng lượng mỗi năm bình quân mỗi người Đức có 5,4 kg mikroplastik.

Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu những hạt nhựa li ti này tác động vào các cơ quan trong cơ thể và vào môi trường như thế nào. Một nghiên cứu gần đây nhất cho thấy khái quát những gì mà các nhà khoa học đã phát hiện.

Sự thật 1: hạt nhựa xuất phát từ túi trà lọc

Trong một tách trà có thể có tới 11,6 tỷ hạt nhựa li ti. Ngoài ra còn có 3,1 tỷ hạt nanoplastik, nhỏ hơn một phần mười nghìn millimet. Những con số này do các nhà nghiên cứu người Kanada tại Đại học – McGill mới công bố. Họ đã pha trà bằng nước nóng 95 độ, trà để trong túi lọc bằng nylon hoặc PET.

Tại Đức hầu như không có trà túi đóng gói bằng các chất liệu này mà thường bằng giấy hoặc nhựa sinh học. Nghiên cứu này không phân tích hai chất liệu này. Tuy nhiên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho tạp chí-NDR Markt cho thấy, trong tách trà ở Đức cũng có thể có mikroplastik: nếu ấm đun nước bằng nhựa.

Mikroplastik đối mặt với con người hầu như từng ngày. Nó có mặt trong nước biển, trong thực phẩm và cả trong nước khoáng. Đã đến lúc phải chấn chỉnh tình trạng này.

Sự thật 2: nó có cả trong chất bài tiết

Năm ngoái lần đầu tiên các nhà nghiên cứu Đại học Viên đã chứng minh mikroplastik có cả trong phân người.

Trong khuôn khổ nghiên cứu với sự tham gia chỉ có 8 người, người ta đều phát hiện trong phân của họ đều có mikroplastik, bình quân có 20 hạt trong 10 gram. Điều này chứng tỏ mikroplastik thâm nhập qua đường tiêu hóa và bài tiết ra ngoài. Điều chưa rõ là liệu có phải tất cả các hạt đều như vậy hay không.

Trong thí nghiệm ở các loài động vật có thấy một lượng nhỏ microplastik phân bổ trong một số cơ quan khác nhau. Hạt càng nhỏ thì có khả năng thâm nhập vào máu càng nhiều hơn. Qua thí nghiệm thì thấy tế bào người khi tiếp xúc với hạt nhựa dễ bị viêm nhiễm hơn. Tuy nhiên điều này là không thể tránh: mỗi bữa ăn bình quân mỗi người hấp thụ trên 100 hạt plastik, theo tính toán của các nhà khoa học ở Edinburgh.

Sự thật 3: mikroplastik giết chết tế bào miễn dịch ở người

Khi tế bào thực bào trong hệ thống miễn dịch của cơ thể phát hiện một ca lây nhiễm chúng bao vây vi khuẩn hoặc siêu vi trùng rồi "nuốt" và tiêu diệt chúng. Các tế bào miễn dịch cũng hành động như vậy khi chúng phát hiện mikroplastik trong máu.

Chúng đối xử với những microplastik như với mầm bệnh và tìm cách ăn tươi nuốt sống chúng. Có điều bản thân các tế bào miễn dịch này cũng sẽ bị chết.

Bà Nienke Vrisekoop, chuyên gia về y sinh học và đồng nghiệp tại bệnh viện trường đại học Utrecht (UMC) đã phát hiện cơ chế này.

Nienke Vrisekoop đã cho vào máu người ở trong phòng thí nghiệm các hạt mikroplastik có kích cỡ khác nhau và theo giõi điều gì sẽ xẩy ra sau đó. Thí nghiệm trước đó ở chuột cho thấy khi chuột ăn mikroplastik thì sau đó hạt nhựa sẽ xuất hiện trong thận, gan và lá lách. "Điều đó cho thấy, điều tương tự cũng có thể diễn ra ở người", Vrisekoop nói.

Bà Vrisekoop đã sử dụng những hạt nhựa polystyrol cực nhỏ hình cầu để làm thí nghiệm, kích cỡ đường kính từ 1 đến 10 micromet. Dự đoán các hạt plastik có kích thước tương đương một tế bào, tức tới khoảng 20 micromet, có thể qua mạch máu tới mô.

Để thí nghiệm sát với điều kiện thực tế nhất nhà nghiên cứu đã phủ huyết tương lên các hạt này. Vrisekoop giả định, những hạt này thâm nhập vào cơ thể trong điều kiện không sạch sẽ. Bám theo chúng còn có các chất khác, trong đó có cả các chất có hại, nhưng có cả huyết tương. Thực tế cho thấy, các "chất bẩn" này đã thu hút tế bào miễn dịch.

Những loại hạt sạch hoàn toàn không bị phát hiện do đó cũng không bị tấn công. Những hạt có lớp bao phủ thì bị tiêu diệt tuy nhiên tế bào thực bào cũng phải cố gắng rất lớn để làm việc này.

Trong khi những hạt nhựa nhỏ chỉ khoảng 1 micromet được bao bọc trong tế bào và không có hậu quả gì thì tế bào thực bào hầu như không đủ sức để vây quanh các hạt có kích thước khoảng 10 micromet, tương đương kích thước của bản thân chúng.

Nếu chúng cố làm thì sau đó không lâu sẽ bị chết – nghĩa là chúng chết nhanh hơn nhiều so với tế bào chưa tiếp xúc với hạt nhựa. Sau một ngày khoảng 60% tế bào có microplastik bị chết, số tế bào còn lại chỉ khoảng 20%.

"Tuy nhiên đây mới là thí nghiệm trong phòng", Nienke Vrisekoop nói. "Chúng tôi không biết quá trình diễn ra trong cơ thể con người có như thế hay không. Đây là điều cần sớm làm rõ." Các nhà khoa học tại UMC Utrecht dự kiến nay mai sẽ tiến hành thí nghiệm với hạt có kích thước và hình dạng và chất liệu khác. Họ cho các hạt này tiếp xúc với ánh sáng cực tím và nước biển để mô phỏng sự phong hóa trong biển và đất.

Cuối cùng họ muốn gây mê những con chuột đã cho ăn hạt nhựa, phẫu thuật chúng để quan sát phản ứng miễn dịch dưới kính hiển vi – họ muốn làm rõ, các tế bào miễn dịch có bị chết khi ở trong một cơ thể sống hay không .

Đến năm 2050 trong biển sẽ có nhiều rác thải nhựa hơn là cá.

Vrisekoop nói, bà sẽ thích hơn nếu mikroplastik không gây chết tế bào ở trong phòng thí nghiệm. Nếu thế thì giờ đây chúng ta đỡ lo lắng hơn. Vì cũng có thể tế bào miễn dịch trong cơ thể chết sớm hơn khi chúng tiếp xúc với hạt nhựa. Điều đó sẽ dẫn đến việc các tế bào miễn dịch khác bị huy động tới từ đó gây viêm nhiễm.

Sự thật 4: hạt nhựa tách ra trong quá trình giặt nhẹ nhàng

Mikroplastik hình thành do cọ sát sợi vào nhau – khi giặt, quần áo ở trong máy giặt làm thoát ra nước những hạt sợi tổng hợp nhỏ li ti. Ai muốn tránh điều này mà giặt tay thì tình hình càng tồi tệ hơn.

Các nhà nghiên cứu đại học Newcastle của Anh đã phát hiện ra điều bất ngờ này. Giặt áo phông bằng polyester theo chương trình nhẹ nhàng thì lượng hạt thoát ra bình quân mỗi lần giặt là 800.000 hạt nhựa, nhiều hơn so với giặt đồ có mầu theo chương trình thời gian ngắn, điều này được công bố trên tạp chí Environmental Science & Technology.

Các nhà khoa học chỉ có thể giải thích giặt tay sử dụng nhiều nước hơn do đó có thể nhiều sợi bị thoát ra khỏi quần áo giặt hơn.

Sự thật 5: Microplastik hình thành khi khởi động cho xe chạy và phanh xe

Ở Đức. Lượng microplastik chủ yếu phát sinh qua giao thông. Đây là kết quả nghiên cứu của Viện-Fraunhofer về Công nghệ môi trường, an toàn và năng lượng. Bình quân đầu người mỗi năm ở Đức tạo ra trên 1,2 kilo hạt do ma xát lốp xe ô tô, chủ yếu ô tô con, tạo ra 1 kg.

Khi bắt đầu cho xe lăn bánh và khi phanh cũng như khi xe chạy bình thường đều tạo ra hạt nhựa cao su. Sau bốn năm vỏ xe ô tô mỗi chiếc giảm tới 1,5 kg trọng lượng. Những hạt mịn này bay vào không khí và xà xuống nước.

Xuân Hoài

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 1 giờ trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Chất xơ có trong đậu ngự giúp đào thải cholesterol, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim...

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Những thói quen tưởng chừng tiện lợi nhưng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Dời lịch chạy thận 1 ngày đi ăn cưới, cộng với việc không tuân thủ chế độ ăn kiêng dành cho người suy thận mạn, người phụ nữ 54 tuổi gặp nguy kịch.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 20 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Top