Hà Nội
23°C / 22-25°C

4 nguyên tắc làm "người bệnh tốt" để khoẻ mạnh mà không lạm dụng thuốc

Thứ sáu, 14:10 13/10/2017 | Sống khỏe

Mong các bạn nắm được nguyên tắc không cực đoan: Hãy và chỉ dùng thuốc khi cần thiết, theo đúng chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, không lạm dụng, nhưng cũng đừng sợ thuốc.

Chúng ta sống trong một đất nước/một thời đại có sự lạm dụng thuốc rất cao. Vì vậy mỗi khi có một ai đó viết chia sẻ về một vài bác sĩ ko lạm dụng kháng sinh, hoặc chống việc lạm dụng thuốc thường được rất nhiều cha mẹ chia sẻ, đồng tình... vì đánh đúng vào tâm lý sợ lạm dụng thuốc của các bạn.

Bản thân tôi cũng chống lại việc lạm dụng thuốc (mà tôi nghĩ đa phần bác sĩ đều như vậy trừ một số người thiếu đạo đức nghề nghiệp hoặc trình độ quá kém).

Vì đúng là lạm dụng thuốc kháng sinh thì dễ bị nhờn thuốc, sự lạm dụng kháng sinh là một trong những yếu tố chính gây ra vi khuẩn kháng thuốc hoàn toàn hoặc bán phần, là vấn đề đau đầu cho ngành y và cả nhân loại hiện nay.

Lạm dụng và dùng sai nhóm thuốc chứa corticoide có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và nhiều tác dụng phụ khác, còn nhóm thuốc cảm cúm, hạ sốt... nhiều khi tưởng rất thông thường nhưng cũng có thể làm hại đến gan thận và xa hơn là có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Nhưng nếu bị bệnh mà không được dùng thuốc đúng, thì cũng có thể hại đến sức khoẻ, thậm chí nguy hiểm cả sinh mạng chắc các bạn đều biết.

Nhiều bạn lo sợ việc dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, nhưng các bạn nên biết, dùng thuốc đúng cách, đúng lúc, cũng là một cách hỗ trợ tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể vào thời điểm đó. Khi hệ miễn dịch không bị "đánh" cho suy yếu quá sau mỗi lần bệnh, thì sự phục hồi của cơ thể sẽ diễn ra nhanh hơn rất nhiều.

Ngoài ra còn có sự khác biệt giữa mỗi con người, cùng một thứ bệnh đó, nhưng có người không cần dùng thuốc cũng khỏi, có người bắt buộc phải dùng (ví dụ như trẻ sơ sinh, đẻ non, hoặc vì lý do gì đó mà có hệ miễn dịch rất kém, thì khác với trẻ khoẻ mạnh bình thường...).

Vì vậy, tôi viết bài này, chỉ mong các bạn nắm được nguyên tắc không cực đoan: HÃY VÀ CHỈ DÙNG THUỐC KHI CẦN THIẾT, theo đúng chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc, không lạm dụng, nhưng cũng đừng sợ thuốc quá dẫn đến những ứng xử cực đoan.

Vấn đề là các bạn cần trang bị cho mình một số kiến thức, kinh nghiệm về sức khoẻ để có thể thực hiện được nguyên tắc này.

BS Nguyễn Thu Hằng: 4 nguyên tắc làm người bệnh tốt để khoẻ mạnh mà không lạm dụng thuốc - Ảnh 1.

Nguyên tắc thứ nhất

Để trẻ con có được một hệ miễn dịch tốt, một sức khoẻ tốt, thì hãy tuân theo một số nguyên tắc sau :

- Ngay từ khi có con trong bụng, mẹ cần được sống trong môi trường yên tĩnh, trong sạch nhất có thể được, tinh thần thoải mái, ăn uống, ngủ nghỉ cân bằng.

- Con ra đời, hãy cố gắng tạo cho con một môi trường sống tốt, cuộc sống vui vẻ, tinh thần thoải mái. Tinh thần có ảnh hưởng rất nhiều đến hệ miễn dịch chắc các bạn cũng biết.

- Chăm sóc môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh, thông thoáng, tránh bụi bặm, tránh ồn ào, tránh khói thuốc lá, tránh mùi bia rượu.

- Cho trẻ tiếp xúc dần dần với môi trường xã hội, không bao bọc quá, nhưng cũng đừng vội vàng thoải mái quá mức.

- Chế độ ngủ, nghỉ ngơi, sinh hoạt cân bằng.

- Ăn uống cân bằng, đủ chất, không thừa quá cũng không thiếu. Ăn đồ ăn sạch nhất có thể được.

- Tránh ăn thực phẩm chế biến nhiều quá, vì trong thực phẩm chế biến ngoài lượng đường và muối rất khó kiểm soát, thì thường có thêm một lượng chất đạm công nghiêp, hoặc chất bảo quản, chất điều vị... là các thành phần có thể gây dị ứng và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ.

- Lúc con còn nhỏ, thì xoa người cho con hàng ngày, đặc biệt dọc hai bên sống lưng, và gan bàn chân hai bên là nơi có nhiều hạch bạch huyết và các điểm huyệt quan trọng theo đông y, làm tăng miễn dịch cho trẻ.

- Vào các thời kì chuyển mùa, hoặc khi đi du lịch xa, hoặc khi xung quanh có nhiều trẻ bị ốm… bạn có thể cho con dùng thêm chút vitamin tổng hợp với liều lượng bằng nửa liều quy định trong khoảng chừng từ một đến hai tuần.

BS Nguyễn Thu Hằng: 4 nguyên tắc làm người bệnh tốt để khoẻ mạnh mà không lạm dụng thuốc - Ảnh 2.

Nguyên tắc thứ hai

Khi con có dấu hiệu ốm nhẹ, như hắt hơi sổ mũi, ấm đầu nhẹ, mà không sốt cao, không quấy khóc nhiều quá, vẫn ăn ngủ được, đại tiểu tiện bình thường, trên da không có vết mẩn đỏ, mắt không có tia vằn đỏ, không có biểu hiện nôn trớ…. thì bạn có thể để con ở nhà, theo dõi cẩn thận, dùng nước muối sinh lý hoặc nước biển tinh lọc để rửa mũi cho con thật sạch, con lớn trên hai tuổi có thể dạy con súc họng bằng nước muối pha loãng 2-3 lần /ngày.

Ăn đủ nhưng nhẹ, dễ tiêu, không ăn đồ lạnh, đồ ăn lạ, cho con uống đủ nước… chơi trò chơi nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều nhất có thể được.

Cũng có thể cho con dùng thêm chút vitamin tổng hợp theo liều quy định khoảng chừng từ một đến hai tuần.

Nếu có dấu hiệu gì bất thường cần cho con đi khám ngay.

Nguyên tắc thứ ba

Khi con có một trong số các biểu hiện nặng sau đây: Sốt cao, khó thở, thờ khò khè, ăn uống kém, nôn oẹ, quấy khóc, đại tiểu tiện ko bình thường, đầy bụng, da nổi mẩn đỏ, đau đầu, đau bụng, đau ngực… thì cần đi khám hoặc mời bác sĩ tới nhà ngay.

Và lúc này, thì nên theo đúng chỉ định, lời khuyên của bác sĩ. Nếu còn thắc mắc gì, bạn nên trao đổi với chính người thầy thuốc đã khám cho con bạn, mọi lời khuyên bên ngoài lúc này chỉ có giá trị để tham khảo mà thôi.

Bạn hãy nhớ, một người thầy thuốc dù giỏi đến đâu, nhưng nếu không chịu khó trao đổi với bệnh nhân, thì cũng rất dễ trở thành thầy thuốc tồi.

Vì vậy, để không bị rơi vào tình trạng nửa tin nửa ngờ đối với bác sĩ, các bạn nên tìm trước vài bác sĩ tin cậy, thực sự tốt ở khu vực bạn sống, đừng để đến khi con bệnh mới cuống lên. Vì chỉ có chuẩn bị tốt, thì bạn mới có thể là bệnh nhân tốt, phối hợp tốt với bác sĩ được.

Theo tôi, một người thầy thuốc tốt là người thầy thuốc:

1) Biết chẩn đúng bệnh, hoặc ít nhất cũng có định hướng giải quyết đối với các ca bệnh khó/phức tạp.

2) Biết lắng nghe, trao đổi, làm cho bạn yên tâm đi theo con đường trị liệu mà họ vạch ra;

3) Biết thay đổi khi cần thiết, tức là không cực đoan;

4) Bỏ chút thì giờ để giải thích cho bạn vì sao cần làm thế nọ mà không phải là thế kia, hướng dẫn cụ thể cách chữa trị cho bạn.

5) Sử dụng cách điều trị đơn giản, phù hợp nhất cho người bệnh, không chạy theo quảng cáo thuốc nọ kia, không đi theo các con đường cực đoan...

Còn người bệnh tốt là người bệnh:

1) Biết đi bác sĩ đúng lúc;

2) Biết kể bệnh đầy đủ, không dài dòng quá nhưng cũng đừng cộc lốc quá (muốn vậy, có thể bạn cần ghi chép lai triệu chứng bệnh và những câu hỏi bạn muốn hỏi trước khi đến bác sĩ).

3) Không tự ý dùng thuốc phức tạp;

4) Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc số ngày sử dụng; 5) Dám/biết trao đổi với thầy thuốc;

6) Biết cách phòng tránh bệnh;

7) Chịu khó tập luyện rèn luyện sức khoẻ.

BS Nguyễn Thu Hằng: 4 nguyên tắc làm người bệnh tốt để khoẻ mạnh mà không lạm dụng thuốc - Ảnh 4.

Nguyên tắc thứ tư

- Khi con khỏi bệnh, cần cho con chế độ chăm sóc đặc biệt hơn chút để giúp cơ thể ổn định.

- Yêu thương, chăm sóc, âu yếm con thật nhiều để con được vui vẻ. Cha mẹ và người nhà đừng nên rầu rĩ quá làm mất tinh thần chung...

- Cho con khám sức khoẻ định kì ngay cả khi con khoẻ mạnh.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin mới nhất về sức khỏe nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Tin mới nhất về sức khỏe nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, hiện bệnh nhân N.H.Đ (nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não) vẫn đang điều trị hồi sức tích cực.

Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Y tế - 2 giờ trước

Ngày 28/3, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Hữu Nghị đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân 72 tuổi (Hà Nội) có vòng tránh thai "đi lạc" trong ổ bụng.

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Một số thực phẩm khi dùng cùng với rượu có thể dẫn đến khó chịu ở dạ dày, thậm chí gây ngộ độc nguy hiểm…

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây phiền toái đến sức khỏe cũng như đời sống của người mắc.

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Niacin (hay vitamin B3), đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quản lý mức cholesterol cao.

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Top