Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 điều cần “thuộc lòng” để phòng và trị bệnh sởi!

Thứ bảy, 16:39 19/04/2014 | Sống khỏe

Sởi là bệnh nguy hiểm, rất dễ lây. Dưới đây là những thông tin cơ bản từ WHO và các chuyên gia quốc tế về cách dự phòng bệnh và chăm sóc cho trẻ mắc sởi.

3 điều cần “thuộc lòng” để phòng và trị bệnh sởi! 1
Cơ chế lây truyền và biểu hiện của bệnh sởi

1. Các dấu hiệu và triệu chứng

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi thường là sốt cao, bắt đầu từ 10- 12 ngày sau khi tiếp xúc với vi rút, và kéo dài từ 4 - 7 ngày.

Chảy nước mũi, ho, mắt đỏ và chảy nước mắt, và các đốm trắng nhỏ bên trong má có thể là dấu hiệu bệnh ở giai đoạn đầu. Sau vài ngày, xuất hiện phát ban, thường là trên mặt và cổ.

Trong khoảng ba ngày, phát ban lan rộng, cuối cùng đến tay và chân. Phát ban kéo dài 5-6 ngày, và sau đó bay dần. Tính trung bình, phát ban xuất hiện sau 14 ngày sau khi tiếp xúc với vi rút (trong phạm vi từ 7 đến 18 ngày).

Diễn tiến bệnh nặng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ được nuôi dưỡng kém, đặc biệt là những người thiếu vitamin A hoặc hệ miễn dịch yếu do nhiễm HIV/AIDS hoặc những bệnh khác.

2. Cơ chế lây truyền và kiểm soát lây truyền

Loại vi rút này rất dễ lây lan qua ho, hắt hơi, tiếp xúc gần gũi hoặc trực tiếp với dịch mũi, họng chứa mầm bệnh.

Loại vi rút này vẫn hoạt động và lây nhiễm trong không khí hoặc trên các bề mặt bị nhiễm trong 2 giờ. Nó có thể được truyền từ người nhiễm bệnh từ 4 ngày trước khi bắt đầu phát ban tới 4 ngày sau khi ban xuất hiện.

Ở trẻ trên 9 tháng hoặc người lớn chưa được tiêm phòng sởi tiếp xúc với bệnh sởi, việc tiêm phòng vắc xin sởi, quai bị, rubella (MMR) trong vòng 72 giờ ngay sau lần đầu tiếp xúc có thể dự phòng nhiễm bệnh một cách hiệu quả.

Sau 3 đến 7 ngày kể từ khi phơi nhiễm, immunoglobulin có thể dự phòng lây nhiễm.

Trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi tiếp xúc với bệnh sởi, khả năng mắc bệnh sởi có thể giảm bằng việc dùng immunoglobulin trong vòng 7 ngày sau khi tiếp xúc. Sau đó nên chủng ngừa bằng vắc-xin MMR càng sớm càng tốt trước 12 tháng tuổi nhưng ít nhất là sau 3 tháng dùng immunoglobulin.

Người bị bệnh sởi nên được cách ly với những người chưa được chủng ngừa ít nhất 4 ngày sau khi phát ban. Họ nên ở nhà thay vì đến trường hoặc nơi làm việc.

Trẻ chưa được tiêm chủng tiếp xúc với người nhiễm bệnh nên được cách ly trong 14 ngày từ ngày đầu tiên xuất hiện phát ban ở trường hợp mắc cuối cùng mà trẻ tiếp xúc.

Trẻ chưa tiêm chủng đã được chủng ngừa trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với vi rút thì có thể trở lại trường học. Tất cả những trẻ suy giảm miễn dịch có tiếp xúc với bệnh nhân sởi nên được cách ly 14 ngày sau ngày đầu tiên xuất hiện ban đỏ ở trường hợp cuối cùng tiếp xúc.

Những người trưởng thành sinh từ năm 1966 trở lại đây rất dễ bị bệnh sởi. Trừ những người đã được xác định là từng nhiễm sởi, những người còn lại nên chắc chắn là đã được tiêm 2 liều vắc-xin, nếu không họ cũng có nguy cơ bị bệnh.

Chăm sóc trẻ mắc sởi tại nhà:

- Cho trẻ dùng paracetamol để giảm đau nếu cần. Bạn phải xem kỹ về liều lượng sử dụng. Sẽ nguy hiểm nếu bạn cho con dùng liều cao hơn liều khuyến nghị

- Không cho trẻ dùng aspirin

- Cho trẻ uống nước, nước hoa quả hoặc sữa thường xuyên để dự phòng mất nước. (Nếu con bạn không uống nước hoặc buồn ngủ, không nên ép trẻ mà hỏi ý kiến bác sĩ).

- Nhỏ nước muối để trị nghẹt mũi.

- Dùng bông tẩm ướt để làm sạch rỉ mắt. Thay bông mỗi lần lau. Lau nhẹ cho mắt từ trong ra ngoài

- Giữ trẻ ở nhà nghỉ ngơi cho đến khi trẻ khỏe hẳn và trẻ có thể tới trường.

3. Chăm sóc và điều trị

Không có phương pháp điều trị kháng vi rút đặc hiệu cho bệnh sởi.

Có thể phòng tránh một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh sởi thông qua chăm sóc tốt, đảm bảo đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, và điều trị mất nước với dung dịch bù nước và điện giải. Dung dịch này nhằm bù nước và các yếu tố thiết yếu khác đã bị mất do tiêu chảy hoặc nôn. Các thuốc kháng sinh cũng được kê để điều trị đau mắt, nhiễm trùng tai và viêm phổi.

Tất cả trẻ được chẩn đoán bị sởi nên được uống bổ sung 2 liều vitamin A, cách nhau 24 giờ. Cụ thể, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo bổ sung vitamin A cho tất cả trẻ em được chẩn đoán với bệnh sởi với liều lượng theo độ tuổi như sau:

• Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng: 50.000 IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ

• Tuổi 6-11 tháng: 100.000 IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ

• Trẻ trên 1 tuổi: 200.000 IU ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ

• Trẻ em có dấu hiệu lâm sàng thiếu vitamin A: 2 liều đầu tiên theo tuổi, từ 2 đến 4 tuần sau đó bổ sung thêm liều thứ 3 theo tuổi

Cách này nhằm phục hồi nồng độ vitamin A thấp khi mắc sởi, xuất hiện ở cả những trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt và có thể dự phòng tổn thương mắt và mù. Bổ sung vitamin A cho thấy giảm 50% số ca tử vong do sởi.

Bệnh sởi gây ra bởi một loại vi rút thuộc họ paramyxovirus. Vi rút sởi thường mọc trong các tế bào nằm sau cổ họng và phổi. Sởi là bệnh ở người và cho đến nay chưa thấy xuất hiện ở động vật.

Trẻ nhỏ chưa được chủng ngừa có nguy cơ cao nhất bị sởi và các biến chứng có thể dẫn tới tử vong, phụ nữ mang thai chưa được tiêm vắc-xin, những người không miễn dịch (người chưa được tiêm vắc-xin hoặc đã được tiêm nhưng không phát triển miễn dịch) cũng có thể bị nhiễm bệnh.

Phần lớn các ca tử vong do sởi là do các biến chứng của bệnh. Các biến chứng thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, người lớn trên 20 tuổi. Phần lớn các biến chứng nghiêm trọng nhất gồm mù, viêm não, tiêu chảy nặng, mất nước, nhiễm trùng tai hoặc nhiễm trùng hô hấp nặng như viêm phổi. Phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh cũng có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng dẫn tới sảy thai hoặc sinh non. Những người đã mắc sởi một lần sẽ được miễn dịch suốt đời.

Theo Dân trí

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 53 phút trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 1 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 5 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 21 giờ trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Sống khỏe - 21 giờ trước

TP.HCM, 15/4/2024, Pfizer (Việt Nam), VNVC, và Bệnh Viên Đa Khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Cơ thể nữ giới luôn thay đổi, nhưng đôi khi những thay đổi lại là dấu hiệu bệnh ung thư ở phụ nữ.

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Top