Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 cách khắc phục rối loạn giấc ngủ

Thứ năm, 17:18 17/03/2011 | Sống khỏe

Ngủ không ngon giấc có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Sau đây là một số dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp và biện pháp khắc phục.

Trằn trọc khó ngủ

- Nguyên do: Có thể do chúng ta cảm thấy quá nóng nực. Khoa học đã chứng minh cơ thể con người hoạt động theo đồng hồ sinh học, thân nhiệt tăng ban ngày và giảm khi đêm xuống. Khoảng 3 giờ sáng là thời điểm ngủ sâu nhất nhưng nếu có điều gì đó khiến cơ thể khó hạ nhiệt, giấc ngủ sẽ bị gián đoạn. Phụ nữ có xu hướng thao thức vào chu kỳ kinh nguyệt và lúc mãn kinh do nhiệt độ cơ thể tăng. 

- Biện pháp khắc phục: Nên duy trì nhiệt độ giường ở mức 29oC. Khi trời lạnh, có thể dùng chai nước nóng để làm ấm giường, nhưng không nên làm cho nó quá nóng.

Thức giấc quá sớm

- Nguyên do: Những thay đổi trong môi trường sống, stress hoặc tuổi tác. Nhìn từ học thuyết tiến hóa, bạn chỉ có thể ngủ ngon nếu cảm thấy an toàn và yên tâm. Vì vậy bất cứ điều gì phá vỡ cảm giác này sẽ làm xáo trộn giấc ngủ. Chúng ta ngủ theo chu kỳ và tỉnh giấc rất ngắn vào cuối mỗi chu kỳ, nhưng chúng ta thường chỉ ngờ ngợ về điều này. Tuy nhiên, nếu bận tâm việc gì đó hay môi trường sống thay đổi, cơ thể dễ dàng thức giấc vào thời điểm đó. Thức giấc sớm cũng là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh trầm cảm. Ngoài ra, càng có tuổi, chúng ta càng dễ thức giấc.

- Biện pháp khắc phục: Tạo cho mình cảm giác thoải mái trong ngày, tránh các đồ uống lợi tiểu. Không ăn quá khuya để cơ thể khỏi làm nhiệm vụ tiêu hóa muộn.

Mộng du và nói mớ

- Nguyên do: Rượu, thuốc điều trị, di truyền hoặc lo nghĩ việc gì đó. Nghiên cứu cho thấy mọi người đều có nguy cơ bị mộng du hoặc nói mớ. Phần não chi phối ý thức có thể ngủ sâu nhưng các phần não khác, như vùng điều khiển cử động và di chuyển, vẫn thức. Dạng rối loạn này có thể mang tính di truyền, nhưng cũng có thể xảy ra với bất cứ ai nếu giấc ngủ của họ bị chập chờn. Trẻ cũng hay nói mớ hoặc bị mộng du do hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh.

- Biện pháp khắc phục: Nói mớ vô hại nhưng mộng du có thể gây nguy hiểm cho bản thân “đương sự” và những người khác. Hãy xác định tác nhân gây rối loạn giấc ngủ, tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc đang dùng nếu có, và khả năng di truyền từ gia đình.

Theo Thanh niên

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 13 phút trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 12 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 23 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Top