Hà Nội
23°C / 22-25°C

NĐT không bắt buộc về việc sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang

Thứ tư, 18:37 21/03/2007 | Pháp luật

Nghị định thư không bắt buộc về việc sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 25/5/2000 theo Nghị quyết A-RES-54-263, bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em CRC.


[Download bản tiếng Việt]   [Download bản tiếng Anh]

Nghị định thư không bắt buộc về việc sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang, bổ sung cho công ước về quyền trẻ em

 

(Optional protococal to the Convention on the Rights of the Child  on the Involvement of Children in Armed conflict)

 

Do Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 25-5-2000

theo Nghị quyết A-RES-54-263

 

Các quốc gia thành viên Nghị định thư này,

 

Được khuyến khích bởi sự ủng hộ tuyệt đối đối với Công ước về quyền trẻ em thể hiện sự cam kết rộng rãi hiện có nhằm cố gắng xúc tiến việc thực hiện và bảo vệ quyền của trẻ em,

 

Nhấn mạnh rằng những quyền của trẻ em cần phải được bảo vệ đặc biệt và kêu gọi phải cải thiện thường xuyên tình trạng của trẻ em mà không có sự phân biệt, cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển và giáo dục của trẻ em trong những điều kiện hoà bình và an ninh,

 

Lo lắng về các tác động lớn và nguy hại của xung đột vũ trang đối với trẻ em và những hậu quả lâu dài của các tác động này đối với hoà bình, an ninh và phát triển bền vững,

 

Lên án việc coi trẻ em là mục tiêu trong các tình huống xung đột vũ trang và tấn công trực tiếp vào các mục tiêu được bảo vệ theo pháp luật quốc tế, bảo gồm cả những nơi thường có nhiều trẻ em như trường học và bệnh viện,

 

Ghi nhận việc thông qua quy chế của Toà án hình sự quốc tế và đặc biệt là việc quy chế này coi việc ép buộc trẻ em đưới 15 tuổi tham gia quân đội hoặc buộc trẻ em  tham gia tích cực vào chiến sự cả trong các cuộc xung đột vũ trang có tính chất quốc tế và các cuộc xung đột vũ trang không có tính chất quốc tế là một tội phạm chiến tranh.

 

Vì vậy, xét rằng để tăng cường hơn nữa việc thực hiện các quyền được công nhận trong Công ước về quyền trẻ em, cần đẩy mạnh hơn nữa việc bảo vệ trẻ em không phải tham gia vào xung đột vũ trang,

 

Ghi nhận rằng Điều 1 của Công ước về quyền trẻ em quy định rằng, vì những mục đích của Công ước, trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn,

 

Tin tưởng rằng một nghị định thư không bắt buộc kèm theo Công ước này, bằng việc quy định nâng tuổi của người có thể được tuyển vào lực lượng vũ trang và tham gia chiến sự, sẽ đóng góp có hiệu quả vào việc thực hiện nguyên tắc quy định rằng các quyền lợi tốt nhất của  trẻ em phải được xem xét đầu tiên trong tất cả những hoạt động liên quan đến trẻ em,

 

Ghi nhận rằng Hội nghị quốc tế lần thứ 26 của Hội chữ Thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ vào tháng 12 năm 1995 đã khuyến nghị rằng các bên tham chiến phải thực hiện mọi biện pháp khả thi để bảo đảm bảo rằng trẻ em dưới 18 tuổi không tham gia chiến sự, ngoài các khuyến nghị khác,

 

Hoan nghênh sự nhất trí thông qua Công ước của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) số 182 về việc cấm và hành động ngay lập tức để xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất vào tháng 7 năm 1999. Công ước này cấm việc tuyển dụng bắt buộc trẻ em để sử dụng trong xung đột vũ trang, ngoài các quy định khác,

 

Lên án với một  sự lo ngại sâu sắc nhất việc tuyển dụng, đào tạo và sử dụng trẻ em trong và qua biên giới quốc gia vào chiến sự của những nhóm vũ trang không phải là các lực lượng vũ trang của một quốc gia và nhận thức rõ về trách nhiệm của những người tuyển mộ, đào tạo và sử dụng trẻ em vào mục đích này,

 

Nhắc lại nghĩa vụ của các bên tham gia xung đột vũ trang phải thi hành đúng những quy định của luật nhân đạo quốc tế,

 

Nhấn mạnh rằng Nghị định thư này không làm phương hại đến những mục đích và nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc, kể cả Điều 51  và những quy tắc chuẩn mực có liên quan của luật nhân đạo,

 

Ghi nhớ rằng các điều kiện hoà bình và an ninh dựa trên sự tôn trọng hoàn toàn đối với những mục đích và nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc và sự tuân thủ các văn  kiện quốc tế về quyền con người có thể áp dụng được là không thể thiếu được đối với sự bảo vệ đầy đủ cho trẻ em, đặc biệt trong các cuộc xung đột vũ trang và chiếm đóng của nước ngoài,

 

Công nhận những nhu cầu đặc biệt của các trẻ em đặc biệt dễ có khả năng bị tuyển mộ hoặc sử dụng trong chiến sự trái với Nghị định thư này do vị thế kinh tế-xã hội hoặc giới,

 

Cũng lưu ý sự cần thiết xem xét các nguyên nhân sâu xa về kinh tế, xã hội và chính trị của việc sử dụng trẻ em vào những cuộc xung đột vũ trang,

 

Tin tưởng vào sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quốc tế trong việc thực hiện Nghị định thư này, cũng như sự phục hồi tâm lý xã hội, thể chất và tái hoà nhập xã hội của các trẻ  em là nạn nhân của xung đột vũ trang,

 

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và đặc biệt là của những trẻ em và các nạn nhân là trẻ em vào việc phổ biến những thông tin và các chương trình giáo dục liên quan đến việc thực hiện Nghị định thư này,

 

Đã thoả thuận như sau :

 

Điều 1

 

Các quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả các biện pháp khả thi để bảo đảm rằng những thành viên các lực lượng vũ trang của họ chưa đến 18 tuổi không tham gia trực tiếp vào chiến sự.

 

Điều 2

 

Các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng những người chưa đến 18 tuổi không bắt buộc bị tuyển mộ vào các lực lượng vũ trang của các quốc gia đó.

 

Điều 3

 

1.      Các quốc gia thành viên phải nâng tuổi tối thiểu về tuyển người tự nguyện vàc các lực lượng vũ trang quốc gia từ mức tuổi quy định tại khoản 3 của Điều 38 của Công ước về quyền trẻ em, có lưu ý đến những nguyên tắc quy định tại Điều này và công nhận rằng theo Công ước về quyền trẻ em thì những người dưới 18 tuổi đều được bảo vệ đặc biệt.

 

2.      Mỗi quốc gia thành viên phải gửi một tuyên bố có tính ràng buộc khi phê chuẩn hoặc gia nhập Nghị định thư này, trong đó nêu mức tuối tối thiểu được phép tuyển tự nguyện vào các lực lượng vũ trang quốc gia và các biện pháp bảo vệ mà quốc gia này đã áp dụng để bảo đảm rằng sự tuyển mộ này là không phải là ép buộc.

 

3.      Các quốc gia thành viên cho phép tuyển tự nguyện vào những lực lượng vũ trang quốc gia những người dưới 18 tuổi phải duy trì các biện pháp bảo vệ để ít nhất đảm bảo rằng:

 

(a) Sự tuyển mộ như vậy là thật sự tự nguyện;

 

(b) Sự tuyển mộ như vậy được thực hiện với sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ pháp lý của người được tuyển mộ;

 

(c) Những người này được thông báo đầy đủ về các nhiệm vụ liên quan đến việc phục vụ trong quân đội;

 

(d) Những người này cung cấp chứng cứ đáng tin cậy về độ tuổi trước khi được nhận vào phục vụ trong quân đội quốc gia.

 

4.      Mỗi quốc gia thành viên có thể củng cố thêm tuyên bố của mình bất kỳ lúc nào bằng thông báo về vấn đề này choi Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Tổng Thư ký Liên hợp quốc sẽ phải thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên. Sự thông báo này sẽ có hiệu lực vào ngày Tổng Thư ký Liên hơp quốc nhận được thông báo.

 

5.      Yêu cầu nâng tuổi tối thiểu trong khoản 1 của Điều này không áp dụng cho những trường học do các lực lượng vũ trang của những quốc gia thành viên điều hành hay quản lý, theo các Điều 28 và 29 của Công ước về quyền Trẻ em.

 

Điều 4

 

1.      Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các nhóm vũ trang không phải là những lực lượng vũ trang của một quốc gia không được tuyển mộ hoặc sử dụng trong chiến sự những người dưới 18 tuổi.

 

2.      Các quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả các biện pháp khả thi để ngăn ngừa sự tuyển mộ và sử dụng trẻ em như vậy, bao gồm cả việc áp dụng những biện pháp pháp lý cần thiết để cấm và hình sự hoá các hành động như vậy.

 

3.      Việc áp dụng điều này của Nghị định thư không được ảnh hưởng đến quy chế pháp lý của bất cứ bên nào trong một cuộc xung đột vũ trang.

 

Điều 5

 

Không có quy định nào trong Nghị định thư này được hiểu là loại trừ các quy định trong luật pháp của một quốc gia thành viên hoặc trong những văn kiện quốc tế và luật nhân đạo quốc tế có lợi hơn cho việc thực hiện quyền trẻ em.

 

Điều 6

 

1.      Mỗi quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả các biện pháp pháp lý, hành chính và những biện pháp cần thiết khác để bảo đảm sự thực hiện và thi hành có hiệu qủa những quy định của Nghị định thư này trong khuôn khổ quyền tài phán của quốc gia đó.

 

2.      Các quốc gia thành viên cam kết phổ biến rộng rãi và nâng cao sự hiểu biết cho cả người lớn và trẻ em về những nguyên tẵc và quy định của Nghị định thư này bằng các biện pháp phù hợp.

 

3.      Các quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả những biện pháp khả thi để đảm bảo rằng những người thuộc quyền tài phán của các quốc gia đó được tuyển mộ hoặc sử dụng trong chiến sự trái với Nghị định thư này phải được giải ngũ hoặc được miễn phục vụ. Khi cần thiết, các quốc gia thành viên cần dành cho những người này tất cả sự hỗ trợ thích hợp để phục hồi thể lực, tâm lý và tài hoà nhập xã hội.

 

Điều 7

 

1.      Các quốc gia thành viên phải hợp tác trong việc thực hiện Nghị định thư này, kể cả việc ngăn chặn bất kỳ hành động nào trái với Nghị định thư, và trong việc phục hồi và tái hoà nhập xã hội những người là nạn nhân của các hành động trái với Nghị định thư này, kể cả thông qua hợp tác kỹ thuật và hỗ trợ tài chính. Sự hỗ trợ và hợp tác như vậy sẽ được tiến hành với sự tham khảo ý kiến của các quốc gia thành viên và các tổ chức quốc tế có liên quan.

 

2.      Những quốc gia thành viên có điều kiện làm như vậy phải hỗ trợ qua các chương trình đa phương, song phương hiện có hoặc các chương trình khác, hoặc qua một quỹ tự nguyện được thành lập theo đúng các quy tắc của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

 

Điều 8

 

1.      Mỗi quốc gia thành viên phải gửi một báo cáo đến Uỷ ban quyền trẻ em, sau hai năm kể từ khi Nghị định thư này có hiệu lực đối với quốc gia thành viên đó, để cung cấp những thông tin toàn diện về các biện pháp mà quốc gia đó đã tiến hành nhằm thực hiện những quy định của Nghị định thư này, kể cả các biện pháp đã tiến hành về những quy định về sự tham gia và tuyển mộ vào lực lượng vũ trang.

 

2.      Sau khi một báo cáo toàn diện đó, mỗi quốc gia thành viên phải có trong những báo cáo mà các quốc gia này gửi cho Uỷ ban về quyền trẻ em theo Điều 44 của Công ước bất kỳ những thông tin nào thêm liên quan đến việc thực hiện Nghị định thư. Các quốc gia thành viên khác của Nghị định thư phải gửi một báo cáo 05 năm một lần.

 

3.      Uỷ ban về quyền trẻ em có thể đề nghị các quốc gia thành viên cung cấp thêm những thông tin liên quan đến việc thực hiện Nghị định thư này.

 

Điều 9

 

1.      Nghị định thư này được mở ký cho bất kỳ quốc gia nào đã là thành viên hoặc đã ký Công ước về quyền trẻ em.

 

2.      Nghị định thư này phải được phê chuẩn hoặc gia nhập bởi bất kỳ quốc gia nào.  Các văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập phải được gửi lưu chiểu tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc.

 

3.      Với tư cách là người lưu chiểu Công ước và Nghị định thư, Tổng Thư ký Liên hợp quốc phải thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên của Công ước và những quốc gia đã ký Công ước về mỗi văn kiện tuyên bố theo Điều 13.

 

Điều 10

 

1.      Nghị định thư này bắt đầu có hiệu lực sau 3 tháng, kể từ ngày văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 10 được gửi lưu chiểu.

 

2.      Đối với mỗi quốc gia phê chuẩn hoặc gia nhập Nghị định thư này sau khi  Nghị định thư có hiệu lực, Nghị định thư này bắt đầu có hiệu lực sau một tháng kể từ ngày văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập của quốc gia đó được gửi lưu chiểu.

 

Điều 11

 

1.      Bất kỳ quốc gia thành viên nào đều có thể rút khỏi Nghị định thư này vào bất kỳ lúc nào bằng cách gửi thông báo bằng văn bản cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Sau đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc sẽ thông báo cho các quốc gia thành viên của Công ước và tất cả những quốc gia đã ký Công ước. Việc rút khỏi Nghị định thư này sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ khi Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhận được thông báo. Tuy nhiên, khi hết thời hạn một năm đó mà quốc gia thành viên xin rút khỏi Nghị định thư đang tham gia xung đột vũ trang thì việc rút khỏi Nghị định thư sẽ không có hiệu lực trước khi cuộc xung đột vũ trang kết thúc.

 

2.      Việc rút khỏi Nghị định thư sẽ không có hiệu lực làm mất đi những nghĩa vụ theo quy định của Nghị định thư này của Quốc gia thành viên xin rút khỏi Nghị định thư đối với bất kỳ một hành động nào diễn ra trước ngày việc rút khỏi Nghị định thư có hiệu lực. Việc rút khỏi Nghị định thư này như vậy cũng sẽ không làm phương hại, dù bằng bất kỳ cách nào, sự xem xét tiếp tục về bất kỳ vấn đề nào mà Uỷ ban về quyền trẻ em đang xem xét trước ngày có hiệu lực của việc rút khỏi Nghị định thư.

 

Điều 12

 

1.      Bất kỳ quốc gia thành viên nào đều có thể đề xuất một sửa đổi và gửi đề xuất này cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc.  Sau đó, Tổng Thư ký sẽ thông báo các đề xuất sửa đổi đó cho các quốc gia thành viên, đồng thời đề nghị cho biết có tán thành hay không việc tổ chức một hội nghị giữa những quốc gia thành viên để xem xét và biểu quyết về các đề xuất đó. Nếu trong vòng 4 tháng kể từ ngày thông báo, có ít nhất một phần ba các quốc gia thành viên tán thành một hội nghị như vậy thì Tổng Thư ký sẽ triệu tập một hội nghị dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc. Bất kỳ sửa đổi nào được chấp nhận bởi đa số các quốc gia thành viên có mặt và biểu quyết tại hội nghị phải được đệ trình để Đại Hội đồng chấp thuận.

 

2.      Một sửa đổi bổ sung được thông qua theo khoản 1 của Điều này sẽ có hiệu lực khi được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua và được đa số hai phần ba các quốc gia thành viên chấp thuận.

3.      Khi một sửa đổi có hiệu lực, sửa đổi đó sẽ ràng buộc các quốc gia thành viên đã chấp thuận sửa đổi,  còn các quốc gia thành viên khác vẫn bị ràng buộc bởi những quy định của Nghị định thư này và bất kỳ sửa đổi bổ sung nào trước đó mà các quốc gia đó đã chấp thuận.

 

Điều 13

 

1.      Nghị định thư này được làm bằng tiếng A-rập, tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha, các văn bản đều có giá trị như nhau và được lưu chiểu tại Liên hợp  quốc.

 

2.      Tổng Thư ký Liên hợp quốc phải gửi các bản sao được xác thực của Nghị định thư này tới tất cả các quốc gia thành viên của Công ước và những quốc gia đã ký Công ước.

 

[Download bản tiếng Việt]   [Download bản tiếng Anh]

giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giả danh Trung tướng công an lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Giả danh Trung tướng công an lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Pháp luật - 4 phút trước

GĐXH - Lê Văn Sự tự "khoe" với nhiều người rằng, bản thân có nguồn tiền lớn muốn chuyển từ nước ngoài về và cần tài khoản ngân hàng ở Việt Nam để nhận. Nếu giao dịch thành công chủ tài khoản hưởng 0,5% hoa hồng...

Vụ nữ sinh lớp 11 ở Gia Lai bị đâm tử vong: Lúc gây án mới biết mặt nhau

Vụ nữ sinh lớp 11 ở Gia Lai bị đâm tử vong: Lúc gây án mới biết mặt nhau

Pháp luật - 9 phút trước

Liên quan vụ nữ sinh lớp 11 tại Gia Lai bị đâm tử vong, Cơ quan điều tra cho biết, 2 nữ sinh này học tại 2 trường khác nhau, không quen biết nhau mà chỉ trao đổi qua mạng xã hội.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Bực tức vì người yêu cũ có người yêu mới, Thức đã phát tán video "nhạy cảm" lên mạng xã hội với mục đích trả thù.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Mua súng về để bắn chim, nam thanh niên bị phạt tù

Mua súng về để bắn chim, nam thanh niên bị phạt tù

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Sau khi đặt mua một khẩu súng dạng côn xoay trên mạng xã hội với mục đích dùng bắn chim, nhưng Nguyễn Văn Hưng không ngờ hành vi của mình đã vi phạm pháp luật.

Nửa đêm, nhóm thanh niên Hải Dương dùng hung khí đuổi đánh người đi đường cướp xe máy

Nửa đêm, nhóm thanh niên Hải Dương dùng hung khí đuổi đánh người đi đường cướp xe máy

Pháp luật - 16 giờ trước

GĐXH - Sau khi phát hiện anh Trung cùng bạn đi xe máy, nhóm thanh niên bất ngờ truy đuổi, dùng tuýp sắt đánh khiến nạn nhân bỏ chạy và cướp xe máy...

Chồng đổ xăng đốt vợ đang mang thai 8 tháng

Chồng đổ xăng đốt vợ đang mang thai 8 tháng

Pháp luật - 18 giờ trước

Trong lúc mâu thuẫn, Trần Nam Thanh đã rút xăng từ xe máy đổ lên người vợ đang mang thai tháng thứ 8 rồi châm lửa đốt.

Top