Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chủ nhà chém trọng thương trộm: Giết người hay phòng vệ chính đáng?

Thứ ba, 14:42 05/12/2017 | Pháp luật

Theo Trung tá Đào Trung Hiếu, cần thiết phải xét đến hoàn cảnh xảy ra vụ chủ nhà chém trọng thương kẻ trộm. Từ thực tế vụ án, cơ quan tố tụng mới có thể truy tố nghi phạm với tội danh phù hợp.

Giới hạn nào cho hành vi phòng vệ chính đáng?

Từng điều tra, giải quyết nhiều vụ trọng án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, Trung tá - Nghiên cứu sinh Đào Trung Hiếu (chuyên gia tội phạm học) - nguyên Điều tra viên Đội Điều tra trọng án (Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an TP Hà Nội) - cho rằng, vụ chủ nhà chém trọng thương kẻ trộm là vụ án khá phức tạp và thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.


Tên trộm bị chủ nhà chém trọng thương.

Tên trộm bị chủ nhà chém trọng thương.

Sở dĩ người dân quan tâm vì trong cả nước đã xảy ra nhiều vụ kẻ đột nhập, giết hại nhiều người trong một gia đình, điển hình như vụ Lê Văn Luyện (vụ trộm tiệm vàng ở Bắc Giang), Nguyễn Văn Kỳ (trộm đâm chết chủ nhà ở Thạch Thất, Hà Nội) hay Nguyễn Hải Dương (thảm án Bình Phước)…

Trong vụ vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), chủ nhà có hành vi tấn công, gây thương tích cho kẻ đột nhập lại dính vào vòng lao lý, khiến nhiều người hoang mang, khó hiểu, vì điều này có vẻ trái ngược với Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về quyền phòng vệ chính đáng.

Theo Trung tá Đào Trung Hiếu, mọi tình tiết trong vụ án đang trong giai đoạn điều tra, chưa được công bố, nên đến nay chưa thể nói gì nhiều về tính chất vụ án này. Mọi người cũng không nên “võ đoán” về vụ việc, tránh tạo ra những áp lực không đáng có với những người làm án.

Tuy nhiên, qua việc nghi phạm bị khởi tố về tội “Giết người” theo Điều 93 BLHS, có thể thấy rằng hành vi tấn công tên trộm của chủ nhà đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá không phải là hành vi phòng vệ chính đáng.

Vậy đâu là giới hạn cho hành vi phòng vệ chính đáng mà người dân được phép thực hiện? Đặt trong vụ án cụ thể này, chủ nhà ứng xử như thế nào là đúng luật?


Trung tá Đào Trung Hiếu từng điều tra, giải quyết nhiều vụ trọng án khi còn công tác tại Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an TP Hà Nội.

Trung tá Đào Trung Hiếu từng điều tra, giải quyết nhiều vụ trọng án khi còn công tác tại Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an TP Hà Nội.

Trung tá Hiếu giải thích: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Một hành vi có được coi là phòng vệ chính đáng hay không cần hội tụ các yếu tố: một là, nạn nhân phải đang có hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Đánh giá tính chất nguy hiểm “đáng kể” hay không căn cứ vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân.

Hai là, người phòng vệ gây ra thiệt hại tính mạng hoặc sức khoẻ cho người có hành vi xâm phạm. Ba là, hành vi chống trả là cần thiết. Nghĩa là không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của xã hội.

Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng.

Trung tá Hiếu cho rằng, với hành vi đột nhập của bị hại trong vụ việc này, việc nghi phạm tự vệ, phòng vệ là cần thiết và đó là quyền phòng vệ chính đáng để bảo đảm sự an toàn cho bản thân và gia đình.

“Đặt tình huống nửa đêm bất ngờ có bóng đen xuất hiện trong nhà, quyền phòng vệ chính đáng theo Điều 15 BLHS lập tức được đặt ra ngay đối với chủ nhà, chứ không cần phải đợi kẻ gian phải có hành vi tấn công mới thực hiện quyền phòng vệ. Theo tôi, việc đánh phủ đầu, tấn công trước là được phép vì bản thân hành vi đột nhập vào chỗ ở trong đêm đã ẩn chứa những nguy cơ cực lớn về khả năng xảy ra án mạng.

Qua các vụ thảm án đã xảy ra, có thể thấy luôn có sự chuyển hóa về tội phạm từ hành vi “trộm” sang hành vi “cướp”. Chỉ cần chủ nhà không biết cách ứng xử, “kích hoạt” nỗi sợ bị bắt trong tâm lý tội phạm, kẻ gian sẵn sàng dùng hung khí mang theo để tấn công chủ nhà, ngăn ngừa triệt tiêu khả năng bất lợi cho mình xảy ra. Vì vậy, trong xử lý các vụ án có yếu tố phòng vệ, phải đặc biệt cân nhắc đến yếu tố này. Cần để cho người dân được thực hiện cái quyền mà pháp luật đã dành cho họ.” - Trung tá Đào Trung Hiếu phân tích.

Giết người hay phòng vệ chính đáng?

Đánh giá về tội danh cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố đối với chủ nhà, Trung tá Hiếu cho biết, ông chưa có đủ thông tin để đưa ra nhận xét. Tuy nhiên, với kinh nghiệm nhiều năm điều tra trọng án, ông đã đặt ra nhiều giả thuyết để phân tích vụ việc.


Trung tá Đào Trung Hiếu đặt nhiều giả thiết liên quan đến hành vi của nghi phạm Lê Minh Phương.

Trung tá Đào Trung Hiếu đặt nhiều giả thiết liên quan đến hành vi của nghi phạm Lê Minh Phương.

“Trường hợp trong đêm nghi phạm chợt phát hiện thấy trong nhà có trộm đột nhập, bản năng tự vệ dẫn nghi phạm đến việc dùng dao, kiếm chém loạn xạ trong bóng tối khi chưa bật đèn, dẫn đến hậu quả gây thương tích cho bị hại, thậm chí là tử vong. Theo tôi, hành vi đó có dấu hiệu phòng vệ, chứ không phạm tội. Hoặc nếu đánh giá nghi phạm hành động vượt quá mức cần thiết, căn cứ yếu tố hậu quả, cơ quan tố tụng có thể xử lý nghi phạm về tội giết người (hoặc cố ý gây thương tích) do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Cơ sở để nói điều này, vì trong bóng tối, nghi phạm chưa biết có bao nhiêu kẻ đột nhập, họ có hung khí gì, chưa kể về trạng thái tinh thần của chủ nhà trong những hoàn cảnh ấy, thường là bị kích động hoặc hoảng loạn. Bạo động là “con đẻ” của nỗi sợ. Việc xử lý án phải bám sát các yếu tố tâm lý này của bị can.” - Trung tá Hiếu nhìn nhận.

Hiện nay, dư luận đang xôn xao trước lời của mẹ bị hại rằng khi xảy ra sự việc, nghi phạm đã bật điện, thấy rõ bị hại là một cậu bé, không có vũ khí, bị hại đã quỳ xuống xin lỗi nhưng vẫn bị chém dã man. Trung tá Hiếu cho rằng, nếu lời khai này là đúng thì hành vi chém trộm của chủ nhà không còn yếu tố phòng vệ nữa, tuy nhiên vẫn có yếu tố tinh thần bị kích động do hành vi trái pháp luật của nạn nhân.

“Theo tôi, trong điều kiện ánh sáng điện, nếu chủ nhà chém bị hại để thỏa mãn ác tính, nhằm vào đầu là bộ phận trọng yếu trên cơ thể để chém, thì có dấu hiệu của tội “Giết người”. Nhưng nếu là chém bừa, trúng đâu thì trúng, thì thực tiễn xét xử là hậu quả đến đâu, xử lý đến đó. Nếu nạn nhân không chết, xử lý bị can về tội “Cố ý gây thương tích” là có căn cứ.

Các cơ quan tiến hành tố tụng cần làm rõ thương tích của bị hại được hình thành trong thời điểm nào. Các vết thương ở vùng trọng yếu được hình thành trong bóng tối hay khi nghi phạm đã bật đèn.” - Trung tá Hiếu phân tích.

Trung tá Hiếu cũng cảnh báo, thông tin mà mẹ của bị hại cung cấp cho các cơ quan truyền thông chưa chắc đã đúng sự thật. Đó mới chỉ lời khai một phía, do chính con trai bà nói lại. Do đó không nên “bám” vào nội dung ấy để suy diễn tính chất vụ án. Mọi việc nên chờ kết luận của cơ quan điều tra.

“Hoạt động điều tra đang diễn ra, chưa thể kết luận lời khai này có phải là sự thật của vụ án hay không.” - Trung tá Hiếu cảnh báo.

Ở một diễn biến khác, bà Nguyễn Thị Bích Liên (vợ nghi phạm Lê Minh Phương) cho biết, sau khi phát hiện có trộm, chồng bà đã đi xuống chỗ tên trộm đang lấy tiền và dùng một cây kiếm cũ để lao vào đánh tên trộm. Khi nghe thấy tiếng tên trộm xin chồng mình tha cho, biết đã an toàn, bà Liên chạy xuống và hô hoán hàng xóm.

Lúc này, bà Liên bật bóng đèn điện lên thì thấy tên trộm đang nằm dưới nền nhà. Khi phát hiện nạn nhân chảy máu, gia đình bà đã gọi cứu thương đưa nạn nhân đi viện, đồng thời gọi công an đến giải quyết.

Trần Thanh

Theo Tiến Nguyên/Dân trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Pháp luật - 1 giờ trước

Không ít vụ xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian qua xảy ra khi nạn nhân chưa đầy 16 tuổi. Đa số thủ phạm đều là những “gương mặt thân quen” như hàng xóm, cha dượng, người thân trong gia đình…

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng TP. Hải Phòng và huyện An Dương đang phối hợp tiến hành xác minh điều tra làm rõ vụ án mạng khiến một thiếu nữ 15 tuổi tử vong. Đáng chú ý, thi thể của nạn nhân được chôn lấp tại khu vực vườn chuối...

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

3 thanh niên nhận án tử vì vận chuyển thuê ma túy

3 thanh niên nhận án tử vì vận chuyển thuê ma túy

Pháp luật - 16 giờ trước

GĐXH - Hám lợi từ khoản tiền công hậu hĩnh, ba đối tượng ở Hà Tĩnh rủ nhau vận chuyển thuê ma túy. Cả ba đối tượng vừa bị tuyên án tử hình.

Nữ quái 'khát' bạc và đường dây hơn 3.600 tỷ

Nữ quái 'khát' bạc và đường dây hơn 3.600 tỷ

Pháp luật - 16 giờ trước

GĐXH - Một đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc được Công an tỉnh Nam Định triệt phá với lượng tiền giao dịch lên tới 3.600 tỷ. Điều đáng nói, kẻ cầm đầu và những "chân rết" đến khách hàng đa phần là phụ nữ.

Khởi tố Lê Tùng Vân tội Loạn luân vụ 'Tịnh thất Bồng Lai'

Khởi tố Lê Tùng Vân tội Loạn luân vụ 'Tịnh thất Bồng Lai'

Pháp luật - 16 giờ trước

GĐXH - Ông Lê Tùng Vân 92 tuổi vừa bị cơ quan chức năng tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về hành vi "loạn luân".

Bắt khẩn cấp Tổng giám đốc Công ty Tâm Lộc Phát

Bắt khẩn cấp Tổng giám đốc Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 16 giờ trước

GĐXH - Công an xác định, từ năm 2019 đến nay, với các chiêu trò góp vốn, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tâm Lộc Phát đã huy động được hơn 5000 tỷ đồng, chiếm đoạt 1000 tỷ và đã mất khả năng thanh toán.

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 21 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định cụ thể, rõ ràng các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 23 giờ trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Top