Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bốn khúc mắc trong vụ án sửa điểm thi

Thứ tư, 13:18 20/05/2020 | Pháp luật

Sau 6 ngày xét xử vụ án gian lận điểm thi THPT 2018, TAND tỉnh Hòa Bình sẽ ra phán quyết vào sáng 21/5 song một số vấn đề còn tranh cãi. Trong 15 người bị xét xử, ba người một mực kêu oan, 13 người còn lại thừa nhận hành vi và mong được giảm nhẹ hình phạt.

Suốt phiên xử, đại diện VKSND tỉnh Hòa Bình bảo lưu quan điểm truy tố và cho rằng đây là vụ án có tổ chức dưới sự chỉ đạo chủ mưu của Nguyễn Quang Vinh (cựu trưởng phòng khảo thí, phó trưởng ban chấm thi). Người có vai trò quan trọng thứ hai là Nguyễn Mạnh Tuấn (thành viên ban chấm thi, cựu hiệu phó trường Dân tộc nội trú huyện Lạc Thủy). Các bị cáo còn lại cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội với vai trò giúp sức tích cực.

Bốn khúc mắc trong vụ án sửa điểm thi - Ảnh 1.

Bị cáo Nguyễn Quang Vinh rời toà chiều 15/5. Ảnh: Phạm Dự.

Bí ẩn người nhờ nâng điểm?

Trong vụ án này, việc "nhờ xem điểm hay nâng điểm" còn nhiều tranh cãi. Vấn đề mấu chốt vì sao bị cáo Vinh, Khương Ngọc Chất (cựu trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hòa Bình) lại tổ chức việc nâng điểm, hiện chưa có lời giải.

Theo cáo trạng, ông Vinh chỉ đạo thuộc cấp nâng điểm cho các thí sinh. Tuy nhiên, việc ông Vinh nhận thông tin thí sinh từ đâu và "nhận nâng điểm hay xem điểm" cho bao nhiêu em thì cả cáo trạng và quá trình xét xử đều không làm rõ.

Tại toà không phụ huynh nào thừa nhận điều này. Ông Vinh cũng luôn khẳng định không nhận thông tin nhờ nâng điểm hay xem điểm cho bất kỳ thí sinh nào.

Tương tự, Khương Ngọc Chất khai giữa tháng 7/2018 được các cán bộ Công an tỉnh như Trưởng phòng kỹ thuật hình sự, Trưởng phòng cảnh sát kinh tế, giám thị trại giam, cán bộ phòng hậu cần... nhờ xem điểm trước cho con, cháu. Ông Chất vì nể nang đồng nghiệp nên nhận. Ông sau đó nhờ ông Vinh nhưng bị từ chối.

Cựu thượng tá Chất khẳng định "mọi việc chỉ có vậy" chứ không nhờ nâng điểm cho 8 thí sinh như cáo buộc. Suốt phiên tòa, ông luôn kêu oan.

Hồ Chúc (cựu giáo viên trường THPT Thanh Hà, huyện Lạc Thủy) khai được gia đình hai phụ huynh nhờ nâng điểm cho con. Khi một thí sinh được nâng 14,95 điểm cho 5 môn, một em được tăng 18,8 điểm cho 5 môn thì Chúc nhận của hai gia đình này 300 triệu đồng tiền cảm ơn và chuyển cho Mạnh Tuấn, người trực tiếp nâng điểm. Tuy nhiên, hai phụ huynh của các thí sinh đã phản bác mọi lời khai và quy kết trong cáo trạng. Họ cho rằng chỉ nhờ Chúc xem trước điểm thi chứ không nhờ nâng điểm và cũng không đưa tiền cảm ơn.

Ba bị cáo kêu oan

Bị cáo Nguyễn Quang Vinh, Khương Ngọc Chất, Đào Ngọc Thuật (giáo viên trường THPT Mường Bi, Tân Lạc) đều cho rằng VKS chỉ dùng lời khai của Đỗ Mạnh Tuấn làm căn cứ buộc tội nên không có cơ sở.

Ông Vinh cho rằng thiếu trách nhiệm trong kỳ thi chứ không lợi dụng chức vụ để phạm tội. Ông gay gắt phản đối VKS khi chỉ dựa duy nhất vào "lời khai không đồng nhất" của Mạnh Tuấn mà không đưa ra được các chứng cứ vật chất buộc tội thể hiện ông có vai trò chủ mưu.

Ông phủ nhận việc đưa chìa khoá phòng chứa bài thi cho Mạnh Tuấn. Việc ông bố trí chỗ ăn nghỉ của tổ chấm thi gần phòng chứa bài ở nhà công vụ của Công an tỉnh Hoà Bình vì muốn mọi thứ tốt hơn chứ không có động cơ xấu.

Ông Chất cũng khai trong kỳ thi THPT 2018 không câu kết, bàn bạc với Mạnh Tuấn và Vinh để thực hiện sai phạm. Ông Vinh cũng khai không có sự bàn bạc này.

Ông Chất đề nghị VKS công bố chứng cứ cho thấy "có các cuộc gọi và tin nhắn" chứng minh hành vi phạm tội của mình. Nếu vẫn bị kết án, ông nói sẽ kêu oan đến tận đời con, cháu để chứng minh không phạm tội.

Ông Thuật cũng phản bác mọi cáo buộc và đề nghị VKS đưa ra các chứng cứ vật chất buộc tội, ngoài lời khai của Mạnh Tuấn.

Khẳng định mọi lời khai của mình là đúng, Mạnh Tuấn cho rằng với vị thế của vị phó trường huyện thì không đủ tầm để thao túng cả hội đồng thi với hàng nghìn người. Tuấn nói chấp nhận thành "kẻ phản bội, vu khống" dưới con mắt của một số người vì đã nói sự thật. Tuấn thấy đó là việc đáng làm, thể hiện mình đã ăn năn hối lỗi.

Trước lời kêu oan của ba bị cáo, VKS cho rằng đủ căn cứ kết tội và việc này không chỉ dựa vào lời khai của Mạnh Tuấn mà còn có các chứng cứ như lời khai người liên quan, các cuộc gọi điện thoại, tin nhắn thu thập từ nhà mạng.

Trong danh sách các thí sinh ông Vinh nhờ nâng điểm có con của Giám đốc Sở khoa học, Trưởng phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh, cháu bên vợ của Vinh... nên đây cũng là các chứng cứ buộc tội.

Hơn nữa, chùm chìa khoá phòng chứa bài thi trắc nghiệm ông Vinh đưa cho Mạnh Tuấn là chứng cứ vật chất buộc tội. Mạnh Tuấn không thể tự mình thực hiện hành vi phạm tội khi thiếu chìa khoá, điều kiện sinh mã phách, được bố trí chỗ ăn ngủ hợp lý... "Tất cả điều này chỉ người có thẩm quyền như ông Vinh mới có thể sắp xếp", bản luận tội nêu.

Bốn khúc mắc trong vụ án sửa điểm thi - Ảnh 2.

Bị cáo Khương Ngọc Chất rời toà vào trưa 15/5. Ảnh: Phạm Dự. 

Giáo viên được hưởng lợi khi nâng điểm?

Ba cựu giáo viên THPT là tổ trưởng chấm thi tự luận môn Ngữ văn gồm Nguyễn Thị Thu Loan, Nguyễn Thị Hồng Chung, Bùi Thanh Trà bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Không kết luận ba người này có hưởng lợi tiền, vật chất nhưng VKS xác định trong khi thực hiện nhiệm vụ họ đã vì động cơ vụ lợi, động cơ cá nhân mà can thiệp nâng điểm cho các thí sinh.

Tại tòa, ba cô giáo đều khai chỉ làm theo chỉ đạo của bà Diệp Thị Hồng Liên (cán bộ phụ trách chung chấm thi tự luận, cựu trưởng phòng khảo thí) chứ không hưởng lợi về vật chất. Theo lời dặn của bà Liên, ba cô giáo chuyển thông tin có tên thí sinh và số điểm cần nâng cho giám khảo chấm thi trực tiếp và nói "đây là quan hệ của lãnh đạo".

Loan nói khi chấm lệch điểm chỉ nghĩ đó là "hành vi có lợi, không gây tổn hại" cho học sinh nên "cần mẫn làm một việc sai trái". Loan ân hận và không ngờ sự năng nổ nhiệt tình của mình lại là tình tiết buộc tội nặng như thế.

Bị cáo Chung, Trà không chối tội nhưng mong được hưởng khoan hồng do lúc đó chỉ làm theo chỉ đạo.

Trong vụ án này duy nhất Mạnh Tuấn bị cáo buộc nhận 300 triệu đồng của Hồ Chúc, 500 triệu đồng của Khương Ngọc Chất, 250 triệu đồng của Đào Ngọc Thuật. Tuy nhiên Chất và Thuật không thừa nhận nên chỉ Tuấn và Hồ Chúc bị truy tố về tội Đưa hối lộ Nhận hối lộ.

Một thí sinh bị nâng điểm nhầm?

145 bài thi trắc nghiệm của 58 thí sinh được nâng từ 0,2 đến 9,25 điểm cho một môn. 20 bài thi Ngữ Văn được chấm nâng từ 1,25 đến 4,5 điểm.

Tại các phiên xử, chị Trần Thuý Phương hai lần đề nghị HĐXX làm rõ việc tại sao con trai "tự nhiên bị nâng 8,2 điểm cho hai môn". Chị khẳng định gia đình không có nhu cầu "chạy, mua" hay nhờ bất kỳ ai xem trước điểm.

Đối chất, bà Lê Thị Hồng (cựu hiệu trưởng trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ) thừa nhận đã "tự lấy thông tin con trai chị Phương" để nhờ Mạnh Tuấn sửa bài nâng điểm. Bà Hồng khai không có mục đích xấu gì mà đây là "hành động rất ngu ngốc nhất thời". Bà thấy thương con chị Phương học không tốt như các học sinh khác và lại chỉ được học lớp cận chuyên nên mới "tự giúp đỡ".

HĐXX nói rằng đã hiểu khi nghe các bên trình bày song chưa đưa ra phán quyết.

Từ ngày 11 đến 16/5, TAND tỉnh Hoà Bình xét xử 15 người trong vụ án sửa điểm thi về các tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Đưa hối lộ và Nhận hối lộ.

Đỗ Mạnh Tuấn, người duy nhất bị truy tố hai tội danh bị VKS đề nghị mức án cao nhất, từ 10 đến 12 năm tù. Chủ mưu Nguyễn Quang Vinh bị đề nghị 7-8 năm tù, các bị cáo còn lại từ 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến 6 năm tù.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Bằng thủ đoạn làm giả giấy mời của Chi cục thuế TP Huế, đồng thời giả cán bộ thuế gọi điện, kết bạn zalo, cung cấp đường link và hướng dẫn nộp quyết toán thuế, các đối tượng lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản.

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Lên mạng xã hội Facebook để tìm cho con khóa học hè về "rèn kỹ năng, tăng trải nghiệm" cho con một phụ huynh ở Thanh Xuân, Hà Nội bị các đối tượng lừa chiếm đoạt 600 triệu đồng.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 7 giờ trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 11, cơ quan công an phát hiện 2 nữ giám đốc công ty liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với đơn vị này.

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Pháp luật - 11 giờ trước

Hải tạo các tài khoản mạng xã hội mạo danh nữ tu sĩ ở Huế để kêu gọi quyên góp cho những hoàn cảnh ngặt nghèo ở Đà Nẵng. Bằng cách này, Hải đã chiếm đoạt số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Bé gái 12 tuổi tới nhà bạn quen qua mạng xã hội chơi thì bị 3 nam thiếu niên 15 tuổi kéo vào trong rồi thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm.

Chú rể bị bắt vì sử dụng ma túy trong ngày cưới

Chú rể bị bắt vì sử dụng ma túy trong ngày cưới

Pháp luật - 12 giờ trước

Trong ngày cưới, chú rể Phùng Văn Chung (quê huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) cùng nhóm mua ma túy về tổ chức sử dụng.

Top