Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bạo lực chốn học đường - Bi kịch tuổi học trò

Thứ bảy, 17:02 16/05/2009 | Pháp luật

Thiếu sự quan tâm, thường xuyên tiếp xúc phim ảnh, game bạo lực..., hung khí dễ mua. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến án mạng ở học đường.

 
Nhát dao oan nghiệt
 
Từ xưa đến nay, chuyện học sinh khích bác, ăn hiếp nhau theo kiểu trẻ con dường như là chuyện... không thể tránh. Tuy nhiên, hiện tượng học sinh dùng hung khí để giải quyết mâu thuẫn trong sinh hoạt hằng ngày với bạn học cùng trường, cùng lớp xuất hiện ngày càng nhiều trong thời gian gần đây đã gióng lên hồi chuông báo động.
Chiều 28/3, sau khi học bù tiết vật lý, học sinh lớp 9 Trường THCS công lập Tân Bình được ra về. Cùng lúc, các lớp buổi chiều bắt đầu giờ ra chơi giữa giờ. Bất ngờ giữa Lê Công Hoàng (13 tuổi, học sinh lớp 8) và Phạm Quốc Minh (15 tuổi, học lớp 9) xảy ra cự cãi.
 
Tức giận, Hoàng rút dao đâm làm Minh gục xuống (và đã tử vong sau đó). Thấy vậy, Nguyễn Đăng Khương và Lê Huy Cường lao vào can ngăn cũng bị Hoàng đâm mỗi người vài nhát dao. Khương bị đâm ngay hông phải, Cường bị một vết thương ở tay và ở nách, còn Hoàng trong lúc giằng co cũng bị một số vết thương trên người. 
 
Mới đây, tại Trường Tư thục cấp 1, 2, 3 Ngô Thời Nhiệm (quận 9), sau giờ tan học ngày 8/5, Dương Văn Đỉnh (SN 1992, ngụ Khánh Hòa, học sinh lớp 11) ra về, bị Hoàng Thanh Quang (SN 1990, ngụ Bình Phước, học sinh lớp 12) chặn lại “nói chuyện phải trái”, Đỉnh đã bất ngờ rút dao đâm vào ngực khiến Quang tử vong ngay sau đó tại bệnh viện.

Đó là hai vụ việc xảy ra tại TPHCM đang gây xôn xao dư luận. Tại tỉnh Lâm Đồng, trong hai ngày liên tiếp (20 và 21/4) đã xảy ra hai vụ  học sinh lớp 9 (Trường THCS Chu Văn An và Trường THCS Đơn Dương) dùng dao đâm vào ngực bạn học, dùng cây đánh vào đầu gây chấn thương sọ não dẫn đến hai cái chết thương tâm cho hai học sinh chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trong sinh hoạt.
 
Điều đáng báo động là trong  năm học này tại các trường học ở Lâm Đồng xảy ra hàng chục vụ đánh nhau, trong đó không ít vụ các học sinh sử dụng dao, bơm kim tiêm, gậy gộc...
 
Vì đâu nên nỗi?

Lâu nay, hiện tượng một số học sinh thích làm “đại ca” (thường là những học sinh hiếu động, có sức khỏe, thích đánh nhau) bắt nạt, trấn lột những học sinh yếu hơn diễn ra âm ỉ nhưng khá phổ biến. Đối với những học sinh này, bạo lực được chọn như một phương án tối ưu để có thể “đứng trên” các bạn khác, thể hiện cá tính, sức mạnh, uy lực...
 
Những học sinh yếu thế hoặc do mặc cảm, khi bị hà hiếp thường không dám báo thầy cô vì sợ trả thù, đành cắn răng chịu đựng những cú đánh vô cớ, những kiểu đùa giỡn mang tính nhục mạ. Cũng có khi để được yên thân, các em phải đưa tiền, các đồ vật có giá trị hoặc phải chép bài, làm bài tập giúp... cho “đại ca”.
 

Bênh em, đâm 5 học sinh

Sắp tới, TAND tỉnh Bình Phước sẽ đưa ra xét xử vụ án cố ý gây thương tích đối với một học sinh lớp 10. Lúc 17 giờ 15 phút ngày 17/3/2008, do Hứa Hữu Trí (lớp 10 trường THPT Đồng Xoài) có mâu thuẫn với Nguyễn Thiên Tại dẫn đến đánh nhau. Thấy Tại đi cùng nhóm bạn nên Trí bỏ chạy và gặp Nguyễn Duy Thanh (SN 1991). Nghe chuyện em họ bị đuổi đánh, Thanh cầm dao bấm chạy đến tìm nhóm bạn của Tại đâm để dằn mặt. Bị đánh hội đồng, Thanh cầm dao đâm loạn xạ gây thương tích cho Tại và 4 học sinh khác.

Nhưng “con giun xéo lắm cũng quằn”, bị chèn ép quá đáng, các em phải tự tìm cách bảo vệ mình, kể cả dùng hung khí nguy hiểm. Điều đáng tiếc là người lớn (cha mẹ, thầy cô) đã không hiểu hết các em để phân tích đúng sai, trong khi đó nhan nhản phim ảnh, các trang web đen, game bạo lực... song hành cùng các em chỉ qua một cú click chuột; dao kiếm, thanh sắt... chỉ cần vài ngàn đồng đến vài chục ngàn đồng là có.

Trường hợp hai học sinh Lê Công Hoàng, Dương Văn Đỉnh là những ví dụ điển hình. Theo một số thông tin từ trường THCS công lập Tân Bình, Hoàng mới được chuyển từ tỉnh Bắc Giang vào học từ đầu học kỳ 1 (năm học 2008-2009).
 
Bố đã mất, cuộc sống gia đình khá khó khăn, Hoàng được người bác đem vào Nam nuôi dưỡng. Bản tính Hoàng ít nói, học lực  trung bình, ít quậy phá nhưng vì thường xuyên bị bạn bè “nhại” giọng nói nên em tỏ ý bất bình rồi từ đó phát sinh cãi cọ. Với Dương Văn Đỉnh, vụ án xảy ra khi trước đó Đỉnh có mâu thuẫn với một “đàn anh” lớp 12 cùng trường và cũng đã được thầy cô hòa giải.
 
Tuy nhiên sau đó, Đỉnh nghe các bạn báo cho biết Hoàng Thanh Quang đang tập hợp “chiến hữu” và cho người “triệu tập” Đỉnh đến nói chuyện vì dám bắt nạt đàn anh. Sợ bị đánh hội đồng, Đỉnh lận con dao Thái Lan để phòng thân. Đến 17 giờ cùng ngày, nhóm của Quang ngồi ghế đá để chờ Đỉnh. Vừa thấy Đỉnh, Quang xông tới định ra tay nhưng ngay lập tức Đỉnh rút dao ra đâm.
 
Đã đến lúc ngành giáo dục, gia đình, các chuyên viên tâm lý, nhà làm luật... cần ngồi lại để phân tích cặn kẽ nguyên nhân nhằm tìm ra một giải pháp mạnh mẽ, triệt để, thiết thực nhằm hạn chế và ngăn chặn nạn bạo lực tuổi học trò.
 
Phải thấy rằng chuyện học sinh ăn hiếp, bắt nạt nhau đã không còn là chuyện nhỏ khi nhuốm màu bạo lực và để lại hậu quả khôn lường: kẻ mất mạng, người mất cả tương lai. 

 

Giáo sư Lưu Đức Trung: Đó là sự nổi loạn về tâm lý

Thực ra, bạo lực tuổi học trò không phải chỉ diễn ra ở VN mà cũng lan vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Trong thời đại có nhiều xung đột bạo lực (về tôn giáo, sắc tộc, dân tộc...), môi trường sống bất ổn (động đất, lụt lội...), thêm vào đó lan tràn phim ảnh, game bạo lực..., sự nổi loạn tâm lý do mất cân bằng cũng là lẽ đương nhiên.
 
Để hạn chế tác nhân gây ra tình trạng này, cần phải tăng cường giáo dục đạo đức làm người. Nói cụ thể hơn là giáo dục lòng nhân ái, tình yêu thương con người, “thương người như thể thương thân”, giáo dục hướng đến điều thiện, chống lại cái ác.
Ông bà xưa thường nói: “Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng lâu nay giáo dục của chúng ta chú trọng văn nhiều hơn lễ. Môn đạo đức (giáo dục công dân) cấp học nào cũng có nhưng nội dung thường chung chung, dạy những điều quá lớn lao mà quên những cái cụ thể, đời thường.
 
Vì thế, cần phải xem lại chương trình giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh, vừa sát với thực tế cuộc sống vừa hướng học sinh vào những hoạt động xã hội, làm việc thiện.

Về phía gia đình, cha mẹ cũng phải là tấm gương đạo đức cho con cái noi theo. “Cha nào con nấy”; “Con hư tại mẹ”. Cha mẹ vì bênh vực con cái mà hùng hổ vào trường tìm học sinh khác để dằn mặt, tìm thầy cô để hành hung vì dám đụng đến “cục cưng” thì làm sao đứa con không nhìn vào đấy để bắt chước hành vi và cách hành xử bạo lực?
 
Gia đình là chiếc nôi của chủ nghĩa nhân đạo. Trong gia đình, mọi thành viên biết thương yêu, đùm bọc nhau thì khi ra ngoài xã hội, các thành viên ấy cũng sẽ biết thông cảm, yêu thương con người hơn.

Ngoài ra, ở góc độ xã hội, lâu nay người ta thường chú trọng tuyên dương đối với việc làm giàu nhiều hơn đề cập đến những gương tốt đời thường, những người không giàu có về tiền bạc nhưng giàu tấm lòng bác ái, bao dung đang âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho đời.
 
Ở điểm này, vai trò của truyền hình, báo chí rất quan trọng trong việc nhân lên những điều thiện thông qua tuyên truyền những tấm gương người tốt, việc tốt.

Kết hợp nhuần nhuyễn mối liên kết gia đình- nhà trường và xã hội, ngăn chặn nạn bạo lực tuổi học trò thiết nghĩ không quá khó. Có điều phải bắt tay vào làm ngay trước khi đã quá muộn.

 Theo NLD

phuoclong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 37 phút trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 11, cơ quan công an phát hiện 2 nữ giám đốc công ty liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với đơn vị này.

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Pháp luật - 5 giờ trước

Hải tạo các tài khoản mạng xã hội mạo danh nữ tu sĩ ở Huế để kêu gọi quyên góp cho những hoàn cảnh ngặt nghèo ở Đà Nẵng. Bằng cách này, Hải đã chiếm đoạt số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Bé gái 12 tuổi tới nhà bạn quen qua mạng xã hội chơi thì bị 3 nam thiếu niên 15 tuổi kéo vào trong rồi thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm.

Chú rể bị bắt vì sử dụng ma túy trong ngày cưới

Chú rể bị bắt vì sử dụng ma túy trong ngày cưới

Pháp luật - 5 giờ trước

Trong ngày cưới, chú rể Phùng Văn Chung (quê huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) cùng nhóm mua ma túy về tổ chức sử dụng.

Gã đàn ông lang thang giết người vì bị đánh

Gã đàn ông lang thang giết người vì bị đánh

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị đánh, Giang đem lòng ấm ức và ra tay sát hại người này

Giả danh Trung tướng công an lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Giả danh Trung tướng công an lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Lê Văn Sự tự "khoe" với nhiều người rằng, bản thân có nguồn tiền lớn muốn chuyển từ nước ngoài về và cần tài khoản ngân hàng ở Việt Nam để nhận. Nếu giao dịch thành công chủ tài khoản hưởng 0,5% hoa hồng...

Vụ nữ sinh lớp 11 ở Gia Lai bị đâm tử vong: Lúc gây án mới biết mặt nhau

Vụ nữ sinh lớp 11 ở Gia Lai bị đâm tử vong: Lúc gây án mới biết mặt nhau

Pháp luật - 6 giờ trước

Liên quan vụ nữ sinh lớp 11 tại Gia Lai bị đâm tử vong, Cơ quan điều tra cho biết, 2 nữ sinh này học tại 2 trường khác nhau, không quen biết nhau mà chỉ trao đổi qua mạng xã hội.

Top