Hà Nội
23°C / 22-25°C

152 du khách Việt bỏ trốn tại Đài Loan sẽ bị xử lý ra sao?

Thứ sáu, 16:01 28/12/2018 | Pháp luật

GiadinhNet – Theo luật sư, cơ quan chức năng cần làm rõ hành vi của các đối tượng trốn ở lại nước ngoài là do có người tổ chức, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, giúp sức hay là do nguyên nhân bột phát.

Đài Loan tìm ra 12 người trong nhóm 152 khách Việt biến mất Đài Loan tìm ra 12 người trong nhóm 152 khách Việt biến mất

Trong số những khách Việt Nam bị bắt và tự thú, có người thừa nhận sang Đài Loan là để làm việc dù chưa có giấy phép.

Bỏ trốn với quy mô lớn từng xảy ra

Vụ việc 152 người Việt bỏ trốn khi du lịch tại Đài Loan đã dấy lên lo ngại nếu Đài Loan dừng cấp visa cho Việt Nam.

Trước thực trạng này, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có công văn đề nghị Bộ Công an điều tra dấu hiệu đưa người Việt Nam trái phép ra nước ngoài, trong vụ việc 152 người Việt biến mất khi du lịch Đài Loan.

Ngoài ra, Bộ này cũng chỉ đạo Tổng cục Du lịch làm việc với Cục An ninh đối ngoại, Bộ Công an, cơ quan chức năng Đài Loan, Sở Du lịch Hà Nội, Sở Du lịch TP HCM và Công an Hà Nội để xác định trách nhiệm và sai phạm của cá nhân tổ chức có liên quan.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Bộ Văn hóa xử lý nghiêm vụ việc, báo cáo Chính phủ trong vòng 7 ngày.


Người mặc áo vàng, một trong số các du khách Việt Nam mất tích, bị bắt khi đang ở cùng bạn bè. Ảnh: Apple Daily.

Người mặc áo vàng, một trong số các du khách Việt Nam mất tích, bị bắt khi đang ở cùng bạn bè. Ảnh: Apple Daily.

Theo thạc sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, tình trạng du khách Việt Nam đi tham quan, du lịch ở nước ngoài sau đó bỏ trốn để ở nước đó sinh sống, làm việc không phải là mới. Việc lợi dụng du lịch nước ngoài rồi tách đoàn bỏ trốn là hình thức được các đối tượng sử dụng khá phổ biến từ trước đến nay.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, do các kênh xuất khẩu lao động khác bị siết chặt, không ít người đã lựa chọn hình thức đi du lịch, rồi trốn ở lại nước sở tại để làm việc.

Tình trạng này diễn ra nhiều ở các vùng lãnh thổ tập trung nhiều lao động Việt Nam như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và một số nước Châu Âu.

Năm 2016 đã từng có sự việc 59 du khách Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc. Và vừa đây sự việc 152 du khách Việt Nam bỏ trốn tại Đài Loan thực sự làm nóng dư luận cả Đài Loan và Việt Nam.

“Những việc như vậy không chỉ làm xấu hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc quản lý hành chính nhà nước, quản lý dân cư, xuất nhập cảnh, cư trú, ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, du lịch, lao động việc làm và mối quan hệ giữa hai quốc gia...”, luật sư Cường nhấn mạnh.

Cần làm rõ có hay không sự cấu kết giữa các đối tượng

Theo luật sư Cường, dưới góc độ pháp lý, để có cơ sở xử lý các đối tượng trong vụ việc này, cơ quan chức năng cần làm rõ hành vi của các đối tượng có xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quyền tự do cư trú của công dân hay không. Hành vi của các đối tượng trốn ở lại nước ngoài là do có người tổ chức, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, giúp sức hay là do nguyên nhân bột phát.

Nếu là hành vi có tổ chức thì ai là người khởi xướng, vạch kế hoạch, việc phân công trách nhiệm giữa các đối tượng ra sao, có sự đôn đốc, thúc đẩy nhau thực hiện việc bỏ trốn hay không.

“Thông thường trong những vụ việc này thì những người trốn ở lại đã có ý định, động cơ từ trước và có sự chuẩn bị kỹ càng, câu kết với nhau để nhập cư bất hợp pháp dưới vỏ bọc tham quan du lịch nhằm tìm kiếm việc làm...”, luật sư Cường nói.

Cũng theo luật sư Cường, trong quá trình điều tra, xác minh nếu có căn cứ xác định có cá nhân, tổ chức đã tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép thì người tổ chức, môi giới sẽ bị xử lý về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo quy định tại Điều 349 Bộ luật hình sự.


Trụ sở công ty Thương mại Du lịch kỳ nghỉ quốc tể tại TP Hồ Chí Minh.

Trụ sở công ty Thương mại Du lịch kỳ nghỉ quốc tể tại TP Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý các tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý nhưng không có mục đích chống chính quyền nhân dân, nếu hành vi của các đối tượng là tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân thì sẽ có thể bị xử lý về tội danh khác quy định tại Điều 120 Bộ luật hình sự 2015.

Theo luật sư Cường, đối với những du khách Việt bỏ trốn thì sẽ phải chịu hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm nhập cảnh theo pháp luật Đài Loan. Nếu hành vi của các đối tượng này là trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân thì sẽ bị xử lý về tội danh theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự 2015.

Trước thông tin đại diện Sở Du lịch TP.HCM cho biết, việc Công ty TNHH Thương mại Du lịch Kỳ nghỉ Quốc tế hợp tác với Công ty ETholiday của Đài Loan làm visa sai quy định, luật sư Cường cho biết, về thủ tục hành chính thì trừ một số quốc gia có chính sách miễn trừ visa nhập cảnh thì hầu hết các công dân Việt Nam khi đến một quốc gia bất kì đều bắt buộc phải được lãnh sự quán nước đó cấp thị thực nhập cảnh (visa).

Thủ tục xin visa có thể do cá nhân tự thực hiện hoặc thông qua một tổ chức tư vấn. Còn tour du lịch quốc tế là do các công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thực hiện và phải đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định.

Trường hợp nếu Công ty TNHH Thương mại Du lịch Kỳ nghỉ Quốc tế không có chức năng tổ chức tour du lịch quốc tế hoặc không đáp ứng đủ điều kiện nhưng lại vẫn tổ chức cho khách đi du lịch nước ngoài thì hành vi này vi phạm Luật du lịch và tùy tính chất, mức độ hành vi mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp công ty này có chức năng đưa khách đi di lịch nhưng việc tổ chức tour đi du lịch là trá hình, nhằm che giấu mục đích khác là để du khách trốn ở lại nước ngoài thì công ty này có thể bị xử lý hình sự như tôi đã phân tích nêu trên.

Điều 349. Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép: 1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Đối với từ 05 người đến 10 người; d) Có tính chất chuyên nghiệp; đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; e) Tái phạm nguy hiểm.; 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Đối với 11 người trở lên; b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; c) Làm chết người. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hoàng Duyên

Đỗ Lực
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Sơn La vừa bắt giữ 2 đối tượng gây ra vụ giết người vào đêm 17/4 tại huyện Mai Sơn.

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) đã bổ sung trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất. Đây là quy định hoàn toàn mới so với Luật Đất đai 2013.

Mất gần 3 tỷ đồng từ lời làm quen rồi 'gạ' đầu tư trên mạng và một số website giả mạo có nguy cơ lừa đảo

Mất gần 3 tỷ đồng từ lời làm quen rồi 'gạ' đầu tư trên mạng và một số website giả mạo có nguy cơ lừa đảo

Pháp luật - 16 giờ trước

GĐXH - Một người đàn ông tại Hà Nội đã mất 2,7tỷ đồng sau khi được một nữ giới làm quen qua mạng và “gạ” đầu tư vào sàn thương mại điện tử giả mạo.

Bắt được nghi phạm đi ô tô cướp tiệm vàng ở Hà Tĩnh

Bắt được nghi phạm đi ô tô cướp tiệm vàng ở Hà Tĩnh

Pháp luật - 22 giờ trước

4 giờ sau khi gây ra vụ cướp tiệm vàng ở Hà Tĩnh, nghi phạm đã bị bắt giữ khi đang trên đường trốn chạy tới thành phố Vinh, Nghệ An.

Bé gái 12 tuổi ở Hà Nội sinh con do bị hiếp dâm: Công an lấy mẫu ADN điều tra

Bé gái 12 tuổi ở Hà Nội sinh con do bị hiếp dâm: Công an lấy mẫu ADN điều tra

Pháp luật - 23 giờ trước

Công an lấy mẫu ADN để phục vụ điều tra vụ án bé gái 12 tuổi bị hiếp dâm dẫn đến mang thai, sinh con.

Những trường hợp con dâu được hưởng di sản thừa kế từ bố mẹ chồng

Những trường hợp con dâu được hưởng di sản thừa kế từ bố mẹ chồng

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Vấn đề con dâu được hưởng di sản thừa kế từ bố mẹ chồng trong những trường hợp nào đang là chủ đề được khá nhiều người dân quan tâm.

Khởi tố vụ án bé gái 12 tuổi ở Hà Nội bị hiếp dâm dẫn đến có thai

Khởi tố vụ án bé gái 12 tuổi ở Hà Nội bị hiếp dâm dẫn đến có thai

Pháp luật - 1 ngày trước

Lãnh đạo Công an huyện Thanh Trì cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra vụ việc bé gái Đ.T.N.L. (12 tuổi) bị hiếp dâm dẫn đến mang thai hiện đang làm thủ tục sinh con tại bệnh viện.

Phá đường dây ma tuý lớn do đối tượng nữ cầm đầu

Phá đường dây ma tuý lớn do đối tượng nữ cầm đầu

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Công an Hà Nội vừa triệt phá một đường dây mua bán ma tuý số lượng lớn, bắt giữ vợ chồng đối tượng cầm đầu.

Lén lút bán thuốc lá điện tử cho học sinh, chủ cơ sở kinh doanh bị xử phạt và đình chỉ hoạt động

Lén lút bán thuốc lá điện tử cho học sinh, chủ cơ sở kinh doanh bị xử phạt và đình chỉ hoạt động

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi phát hiện lén lút bán thuốc lá điện tử cho nhiều học sinh, Tổ công tác đã lập biên bản xử phạt số tiền hơn 15 triệu đồng và đình chỉ hoạt động đối với cơ sở này.

Vụ án bé gái 12 tuổi ở Hà Nội sắp sinh con: Cấm đi khỏi nơi cư trú một đối tượng

Vụ án bé gái 12 tuổi ở Hà Nội sắp sinh con: Cấm đi khỏi nơi cư trú một đối tượng

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Nghi phạm vụ án đã bị cơ quan chức năng đã ra quyết định ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

Top