Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều người dùng bài thơ song thất lục bát của đại thi hào Nguyễn Du làm bài văn khấn cô hồn

Thứ tư, 11:33 14/08/2019 |

GiadinhNet – Trong lễ Vu lan, các tăng ni và nhiều người dân hay đọc bài văn khấn cô hồn… bắt nguồn từ một bài thơ song thất lục bát.

Bài văn khấn cô hồn tuyệt hay

Có lần nhà tôi mời một thầy cúng về làm lễ Vu lan ở nhà. Tới phần cúng cô hồn (chúng sinh) tôi đứng bên để có việc gì thì thầy sai bảo. Tôi thấy thầy cúng ngồi trong nhà, mặt hướng ra mâm lễ ngoài đường ngân nga khấn một bài văn vần thu hút tôi ngay từ những câu thơ đầu tiên, với cảnh chiều Thu ảm đạm rất thực, như gạch nối cảm thông giữa người sống với các linh hồn... và càng nghe càng xúc động, từng câu thấm đẫm lòng người:

Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,

Toát hơi mây lạnh buốt xương khô,

Não người thay buổi chiều Thu,

Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng…

… Trong trường dạ tối tăm trời đất,

Có khôn thiêng phảng phất u minh

Thương thay thập loại chúng sinh,

Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người.

Hương khói đã không nơi nương tựa,

Hồn mồ côi lần lữa đêm đen,

Còn chi ai quý, ai hèn.

Còn chi mà nói ai hiền ai ngu?...

Nhiều người dùng bài thơ song thất lục bát của đại thi hào Nguyễn Du làm bài văn khấn cô hồn  - Ảnh 1.

Lễ cúng cô hồn. Ảnh minh họa.

Tôi hỏi thì thầy cúng cho biết đó là bài "Văn tế thập loại chúng sanh" của đại thi hào Nguyễn Du. Sau đó tôi đi tìm nguồn gốc bài văn này, mới biết hơn 300 năm qua bài văn tế với những sáng thơ tuyệt hay này được rất nhiều người phân tích, viết và xuất bản thành sách và có những cái tên khác như "Chiêu hồn thập loại chúng sanh", "Văn chiêu hồn", "Chiêu hồn ca", "Kinh chiêu hồn"… Bài văn tế được nhiều sư thầy, một số thầy cúng và cả phật tử đọc như một bài kinh khấn cúng cô hồn mỗi dịp lễ Vu lan.

Bài "Văn tế thập loại chúng sanh" có 184 câu thơ, viết bằng chữ Nôm, theo thể thơ song thất lục bát (hai câu 7 chữ, một câu 6 chữ và một câu 8 chữ). Bài khấn rất dài mà nhiều thầy cúng đọc thuộc lòng cũng hết 15-20 phút.

Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu trong Thư viện Hoa Sen (kho sách lớn của Phật giáo) thì "Văn tế thập loại chúng sinh" được cụ Nguyễn Du sáng tác sau một trận dịch khủng khiếp giết hại hàng ngàn người. Khi ấy cả nước Việt nặng nề âm khí, các chùa đều lập đàn cúng tế, nguyện cầu cho các vong hồn được siêu thăng giải thoát. 

Nhiều người dùng bài thơ song thất lục bát của đại thi hào Nguyễn Du làm bài văn khấn cô hồn  - Ảnh 2.

Một cuốn sách "Văn tế thập loại chúng sinh".

Vì sao "Văn tế thập loại chúng sanh" truyền tới ngày nay?

Văn tế có thể là văn vần, văn xuôi, hay một bài văn biền ngẫu (có nhiều câu đối nhau thành từng cặp) là bài văn tụng khi cúng tế người đã chết nhằm tỏ lòng kính trọng, thương tiếc người quá cố. 

Văn tế khác điếu văn. Điếu văn - là bài văn đọc khi đến viếng người vừa chết, chưa mai táng, để an ủi người thân của người vừa chết, gởi lời thương xót cùng kỷ niệm với người chết.


Nhiều người dùng bài thơ song thất lục bát của đại thi hào Nguyễn Du làm bài văn khấn cô hồn  - Ảnh 3.

Mâm cúng chúng sinh. Ảnh minh họa.

Theo giải thích của Đại đức Thích Trí Hiến (Tổ đình Hưng Khánh, Bình Đình), trong quan niệm dân gian Việt Nam cho cái "chết" có 2 hình thức là chết bình thường và chết không bình thường.

Cái chết bình thường là chết do tuổi già, bệnh tật - có người hương khói, thờ cúng.

Cái chết không bình thường là chết bất đắc kỳ tử do tai nạn, gươm đao, bão lũ… khiến linh hồn bị trở thành cô hồn (do không được chôn cất, hoặc được chôn nhưng không có thân nhân biết để chăm sóc thờ cúng, bảo quản mộ phần…), hoặc những linh hồn tội lỗi khi chết bị giữ lại địa ngục, không được đi đầu thai. 

Tới dịp Rằm tháng 7 âm lịch các cô hồn mới được thả khỏi địa ngục để được tự do, ăn uống no nê… gọi là ngày xá tội vong nhân, và lễ Vu lan được coi như ngày giỗ chung của mọi loại chúng sinh. 

Nhiều người dùng bài thơ song thất lục bát của đại thi hào Nguyễn Du làm bài văn khấn cô hồn  - Ảnh 4.

Mâm lễ cúng cô hồn. Ảnh minh họa.

Nhiều người thắc mắc sao có nhiều loại chúng sinh, mà trong bài "Văn tế thập loại chúng sanh" chỉ nói có "thập loại"? Các nhà nghiên cứu cho rằng, chữ "thập loại" nghĩa đen là 10 loại, nhưng ở bài "Văn tế thập loại chúng sanh" thì có nghĩa là đủ hết mọi loài (dù trong bài chỉ có 14 loại cô hồn). Chữ "chúng sinh" trong bài cũng chỉ để nói đến con người. 

Mỗi loại chúng sinh, mỗi cô hồn một cảnh ngộ, nhưng đều bất hạnh trong cuộc đời, tuy họ ở cõi âm nhưng cụ Nguyễn Du đã cảm thông sâu sắc mọi cảnh ngộ và thể hiện lòng thương đến mọi loại cô hồn. 

Và theo tục lệ tiết tháng 7 người sống sắm lễ vật để cúng tế, đọc văn khấn kêu gọi các vong hồn "Sống đã chịu một đời phiền não/ Thác lại nhờ hớp cháo lá đa"…" đến dự lễ cúng thí thực và đọc văn khấn chiêu hồn để các cô hồn đến hưởng lễ vật cúng tế, rồi tới các chùa để nghe tụng kinh niệm Phật Bài, cầu nguyện cho các cô hồn được giải thoát trong dịp lể Vu lan để có thể giải thoát đi đầu thai, hay thoát khỏi kiếp luân hồi.


Nhiều người dùng bài thơ song thất lục bát của đại thi hào Nguyễn Du làm bài văn khấn cô hồn  - Ảnh 5.

Mâm cúng chúng sinh và vật phóng sinh. Ảnh minh họa.

Pháp Phật nhiệm mầu và triết thuyết từ bi của nhà Phật sẽ giúp các oan hồn rửa thù, trút oán để tỉnh giấc mê mà vượt khỏi cảnh luân hồi. Các cô hồn vào chùa hưởng lễ vật cúng tế, nương vào chư Phật để có thể được cứu độ mà siêu thoát.

Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo,

Của có chỉ bát cháo nén nhang,

Gọi là manh áo thoi vàng,

Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên.


Nhiều người dùng bài thơ song thất lục bát của đại thi hào Nguyễn Du làm bài văn khấn cô hồn  - Ảnh 6.

Văn tế thập loại chúng sinh. Ảnh minh họa.

Theo sư thầy Thích Trí Hóa (chủa Bằng A, Hà Nội), lễ Vu lan Rằm tháng 7 âm lịch là lễ trọng thể của Phật giáo, lòng đại từ, đại bi của chư Phật là tình thương bao la cả người sống và người ở cõi âm, và bài "Văn tế thập loại chúng sinh" của đại thi hào Nguyễn Du đã truyền từ đời này sang đời khác, trở thành văn khấn cô hồn tuyệt hay được tụng trong các mùa Vu lan đại lễ. 

Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu 1765 tại làng Tiên Điền (huyện Nghi xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Ông mồ côi cha mẹ, được người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khải đem về nuôi.

Nguyễn Du tư chất thông minh. 19 tuổi đã đậu Tú tài, nhưng không ra làm quan. Năm 1802 Gia Long thống nhất sơn hà, và muốn chiêu dụng nhân tài, mời Nguyễn Du ra làm quan, được thăng Cần Chánh Điện Đại Học Sĩ, và cử làm Chánh sứ sang triều cống nhà Thanh, rồi thăng Hữu Tham Chi Bộ Lễ… Nguyễn Du là vị quan rất thanh liêm, làm quan tới 55 tuổi thì bị bệnh mất.

Ngọc Hà
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gia đình ở Hà Nội chi 1,5 tỷ đồng làm nội thất phong cách Nhật Bản

Gia đình ở Hà Nội chi 1,5 tỷ đồng làm nội thất phong cách Nhật Bản

Không gian sống - 16 giờ trước

Căn nhà là không gian nghỉ ngơi, thư giãn cuối tuần của gia chủ. Màu sắc chủ đạo trắng ngà kết hợp với màu vàng cát và sơn giả bê tông đem lại không gian mộc mạc, ấm áp.

4 cây cảnh nên trồng ở ban công vừa đẹp vừa dùng pha trà uống, chế biến món ăn tốt cho sức khỏe

4 cây cảnh nên trồng ở ban công vừa đẹp vừa dùng pha trà uống, chế biến món ăn tốt cho sức khỏe

- 18 giờ trước

GĐXH – Người xưa vẫn có câu ‘trồng hoa 1 năm, dưỡng người cả đời’, mọi người có thể lựa chọn 4 cây cảnh nên trồng ở ban công này. Chúng không chỉ trang trí làm đẹp ban công mà còn dùng pha trà, uống vào tốt sức khỏe.

Bất ngờ với 4 cách dễ nhất để trang sức phong thủy phát huy công dụng về sức khỏe, tình yêu, tài lộc

Bất ngờ với 4 cách dễ nhất để trang sức phong thủy phát huy công dụng về sức khỏe, tình yêu, tài lộc

- 1 ngày trước

GĐXH – Trang sức phong thủy rất được phái đẹp ưa chuộng, bởi ngoài đẹp thẩm mỹ còn có ý nghĩa phong thủy là hộ thân, cầu may… Chuyên gia phong thủy - Master Phùng Phương hướng dẫn 4 cách dễ nhất giúp trang sức phong thủy phát huy công dụng hỗ trợ về sức khỏe, bình an, may mắn, tài lộc...

Bạn sẽ không phải lo lắng về việc nhà nữa nếu như có 6 món đồ này trong tay

Bạn sẽ không phải lo lắng về việc nhà nữa nếu như có 6 món đồ này trong tay

Mẹo vặt - 1 ngày trước

Có một số vật dụng thực sự khiến mọi người khó chịu nếu không có chúng.

Thợ chuyên nghiệp hướng dẫn cách dùng điều hoà vừa tiết kiệm, vừa mát: Vì đâu khiến nhiều người thắc mắc?

Thợ chuyên nghiệp hướng dẫn cách dùng điều hoà vừa tiết kiệm, vừa mát: Vì đâu khiến nhiều người thắc mắc?

Không gian sống - 2 ngày trước

Vào mùa hè hay những ngày nắng nóng cao điểm, việc dùng điều hoà thế nào cho vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm là quan tâm của nhiều người.

Bí kíp "chuyên gia" chọn chăn ga gối khách sạn 5 sao đẹp, sang chảnh

Bí kíp "chuyên gia" chọn chăn ga gối khách sạn 5 sao đẹp, sang chảnh

- 2 ngày trước

Bạn đã từng trải nghiệm giấc ngủ êm ái và sang trọng trên những bộ chăn ga gối khách sạn 5 sao? Chắc hẳn ai cũng mong muốn sở hữu một bộ chăn ga tương tự cho không gian phòng ngủ của mình.

Cổng nhà, hàng rào đẹp mắt làm từ cây duối trên trăm tuổi

Cổng nhà, hàng rào đẹp mắt làm từ cây duối trên trăm tuổi

Không gian sống - 2 ngày trước

Nhiều hộ dân tại xã Tùng Ảnh, Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang giữ được cổng nhà làm bằng cây duối cổ thụ, tạo nên vẻ đẹp bình yên, thơ mộng trên quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú.

Leo khoẻ, chịu nắng tốt lại cho hoa quanh năm, cây cảnh trồng ban công này vừa mát vừa đẹp

Leo khoẻ, chịu nắng tốt lại cho hoa quanh năm, cây cảnh trồng ban công này vừa mát vừa đẹp

- 2 ngày trước

GĐXH – Đây là cây cảnh leo khỏe chịu nắng tốt, hoa cho quanh năm mà những ai đang muốn tìm để trồng ban công nên lựa chọn. Không những vậy, cây cảnh này còn rất dễ chăm sóc, giá lại rẻ.

Phòng khách có những dấu hiệu này cần sửa ngay kẻo mất tiêu tài lộc

Phòng khách có những dấu hiệu này cần sửa ngay kẻo mất tiêu tài lộc

- 2 ngày trước

GĐXH - Phòng khách như "bộ mặt" của ngôi nhà, là nhân tố góp phần quyết định hỉ tài, vượng khí… nên rất cần bài trí đúng phong thủy. Theo quan niệm phong thủy, sau đây là những lỗi dễ phạm khi sắp đặt phòng khách.

6 gợi ý khi xây dựng phương án cải tạo nhà lắp thang máy

6 gợi ý khi xây dựng phương án cải tạo nhà lắp thang máy

Không gian sống - 3 ngày trước

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số gợi ý về phương án cải tạo nhà để lắp thang máy hiệu quả và tối ưu diện tích.

Top