Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ nên có tài khoản riêng?

Thứ năm, 15:50 24/03/2011 | Gia đình

Nếu chúng ta hướng dẫn và dạy con cái quản lý tài chính từ nhỏ, chúng ta sẽ có một thế hệ tương lai biết quản lý đồng tiền và thật sự có tự do tài chính. Và biết đâu người lớn chúng ta, ai đó cũng vẫn chưa biết quản lý tài chính của chính mình.

Sau khi bài viết về "các doanh nhân dạy con quản lý tài chính", nhiều doanh nhân và bạn đọc trên cả nước đã gọi điện thoại, gửi email, nhắn tin cho tác giả Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu hướng dẫn chi tiết hơn. Tác giả đã gửi cho chúng tôi bài viết hướng dẫn cụ thể về cách dạy con chi tiêu.

Một trong những người có tâm huyết, đầu tư nghiêm túc cho con cái trong việc quản lý tài chính là vợ chồng anh Trần Văn Chín, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VMC Group tại thành phố Hồ Chí Minh. Các cháu Nhân và Nghĩa được bố mẹ đóng cho mỗi cháu 6 chiếc hộp gỗ xinh xinh để mỗi khi có thu nhập, các cháu bỏ vào các tài khoản riêng của "ngân hàng" của mình. Vấn đề mấu chốt ở đây là tiền các cháu có được đều chia ra làm 6 khoản: 10% cho tự do tài chính, 10% cho học tập, 10% cho dự phòng, 10% cho hưởng thụ, 50% cho nhu cầu thiết yếu và 10% cho từ thiện.
 
Con anh Trần Văn Chín với 6 hộp tài chính. Ảnh nhân vật cung cấp

Hiện nay tôi biết có hàng chục gia đình đã dạy con quản lý và kiểm soát tài chính từ nhỏ. Gia đình anh chị Sỹ và Tuyết Anh thì quyết định sắm cho con 6 con lợn. Phía ngoài mỗi con lợn đáng yêu cháu cũng tự ghi tên các tài khoản và mỗi khi có thu nhập, Sỹ Tuấn tự làm bài toán phân chia tài chính và bỏ tiền vào bụng từng chú lợn. Chị Tuyết Anh cho biết, vui nhất là lúc cùng ngồi lại chia ra từng khoản. Đây cũng là dịp để cùng cháu học các phép tính nhân chia, cộng trừ. Mỗi lần cho tiền vào từng tài khoản là cả nhà cùng nhau hô to và vang tên của tài khoản. Chị tâm sự cháu rất thích 2 khoản tiền vào tài khoản học tập và từ thiện.

Gia đình anh Tuấn chị Nga ở Thanh Hóa thì ra chợ mua ngay 6 cái lọ nhựa và cũng áp dụng như trường hợp của các gia đình đi trước. Anh Tuấn cho biết, cháu Minh nhà anh rất tự giác và có ý thức tiết kiệm. Mỗi lần chi tiêu tiền từ tài khoản nào Minh cũng cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Gia đình anh Long chị Hòa từ TP HCM lại kể rằng rôm rả nhất là trong và sau dịp Tết Nguyên đán. Khi được mừng tuổi, 2 cháu rất vui vẻ tính toán chia tiền vào các tài khoản của mình. Các cháu cũng theo dõi quá trình tăng trưởng của "ngân hàng". Anh chị mừng nhất là tài khoản "dự phòng" luôn rất tốt và khoản đầu tư cho tự do tài chính luôn được các cháu chăm sóc cẩn thận. Khi tôi hỏi Hải rằng sau khi có nhiều tiền trong tài khoản này cháu sẽ dùng để làm gì, cháu nói sẽ mua căn hộ cho thuê. Tôi hỏi sao cháu không chuyển về ở nhà do cháu mua, cậu ta bảo muốn ở cùng với bố mẹ. Như vậy vừa vui hơn, vừa tiết kiệm hơn mà hàng tháng đều thu được tiền từ việc cho thuê nhà. Hóa ra cháu đã biết tạo ra thu nhập thụ động hay nói đúng hơn là nghĩ đến cách để có thu nhập thụ động ngay từ khi mới biết đọc biết viết.

Vấn đề quan trọng của việc hướng dẫn con nhỏ quản lý tài chính là để các cháu có khái niệm về đồng tiền, biết sử dụng đồng tiền. Cái gì cũng phải bắt đầu từ những hành động nhỏ. Dần dần tạo ra thói quen. Mà nếu thói quen tốt sẽ tạo ra tính cách và cuối cùng là ý thức của các cháu.
 
Ý thức rất quan trọng, từ ý thức đúng mới có lời nói và hành động đúng được. Theo kinh nghiệm của tôi và nhiều chuyên gia khác, chúng ta cần tạo cho các cháu cách tư duy về đồng tiền, cách tự quản lý đồng tiền, thái độ đối với đồng tiền. Như vậy khi lớn lên rất vững tin và chủ động trong tài chính.
 
Các bậc phụ huynh nên lưu ý để các cháu biết từng tài khoản dùng cho việc gì. Nếu thấy các cháu có kế hoạch dùng không đúng mục đích cần phải phân tích và hướng dẫn các cháu. Cuối cùng các cháu sẽ hiểu và áp dụng thành thạo trong cuộc sống hàng ngày.
 
Nhiều người thắc mắc rằng việc hướng dẫn các cháu sử dụng và quản lý tiền từ nhỏ có sớm quá không. Tôi cho rằng không. Và điều này rất tốt. Cũng lưu ý rằng việc chúng tôi tư vấn để chia các khoản thu nhập ra thành 6 phần theo tỷ lệ như trên chỉ là tương đối. Các gia đình có thể chủ động thay đổi tỷ lệ cũng như cách chúng ta tùy để chọn 6 tài khoản cho "ngân hàng" của con, không nhất thiết phải đặt đóng nhưng cái hộp đẹp.

Vậy thu nhập từ đâu ra và làm sao có cháu có thể có thu nhập từ nhỏ. Đó là các khoản thưởng và phạt mà các cháu nhận và phải nộp ra. Chúng ta cũng có thể tham khảo công thức mà chị Thủy đã nghiên cứu và đang áp dụng.

Tôi lưu ý đến tài khoản từ thiện. Nếu dạy các cháu biết trích 10% tiền mình có ra làm từ thiện con cái chúng ta sẽ có tâm tốt, có tấm lòng cao thượng. Và chính các cháu đã áp dụng quy luật cho và nhận từ nhỏ. Điều này thật tuyệt vời để các cháu lớn lên thành đạt và hạnh phúc.
 
Viết đến đây tôi nhớ đến thông tin từ một người bạn từ bên Đức mới báo về rằng con gái chị đã quyết định lấy toàn bộ 50 euro trong tài khoản từ thiện để gửi sang Nhật góp phần giúp đỡ những người bạn đang gặp hoạn nạn. Đó là sự động viên với những người cần giúp đỡ. Họ cần từ chúng ta và ngay cả từ các cháu nhỏ không chỉ vật chất mà tinh thần
 
Nếu chúng ta, không chỉ có các doanh nhân, hướng dẫn và dạy con cái quản lý tài chính từ nhỏ, chúng ta sẽ có một thế hệ tương lai biết quản lý đồng tiền và thật sự có tự do tài chính. Và biết đâu người lớn chúng ta, ai đó cũng vẫn chưa hiểu hay chưa biết quản lý tài chính của chính mình.
 

CHƯƠNG TRÌNH THU NHẬP CỦA NGHĨA VÀ NHÂN - NĂM 2010

Nghĩa và Nhân có khả năng có thu nhập và tăng thu nhập cao dựa vào các phấn đấu đạt thành tích như sau:

Tăng thu nhập

Số tiền / lần

Giảm thu nhập

Số tiền/lần

1. Nhường nhịn người khác

2. Không đánh nhau và gây sự đánh nhau, không nói tục, chửi bậy

3. Người lớn nói là thực hiện ngay

6.000đ

6.000đ



6.000đ


1.Không lễ phép, chủ động chào hỏi (dù chỉ 1 lần trong ngày)

2. Người lớn nói mà không thực hiện ngay/ phải nhắc nhiều lần

-          6.000đ




-          6.000đ

1. Tự tắm rửa

2. Tự học bài

3. Tự ăn cơm

4. Tự vệ sinh cá nhân khác (tự đánh răng, tự thay quần áo)


6.000đ

6.000đ

6.000đ

6.000đ

Không thực hiện





Tắm/ chơi xong,... mà không thu dọn

-          6.000đ

-          6.000đ

-          6.000đ

-          6.000đ


-          6.000đ


5. Tự dọn dẹp nhà cửa (bao gồm tất cả từ Phòng học, phòng ngủ, quần áo, chăn màn, phòng ăn, phòng bố mẹ,...)

30.000đ/ lần

Bày bừa, không thu dọn

-          6.000đ

6. Biết tiết kiệm điện

(Do em Nhân quản lý. Mỗi tháng giảm được bao nhiêu tiền điện thì em Nhân được hưởng phần đó)


Lãng phí như không tắt đèn, không cần bật đèn vẫn bật, bật nhiều quạt,...

-          6.000đ

7. Biết tiết kiệm nước

(Do anh Nghĩa quản lý. Mỗi tháng giảm được bao nhiêu tiền nước thì anh Nghĩa được hưởng phần đó)


Lãng phí như sử dụng nước không đúng mục đích, không khóa vòi nước, phun nước trong phòng tắm,...

-          6.000đ

8. Cuối năm học tập xếp hạng A

9.Cuối năm học tập xếp hạng B


1.000.000đ

500.000đ

Cuối năm học tập xếp hạng C

Cuối năm học tập xếp hạng D



Trừ 500.000đ


Trừ 1.000.000đ

Mẹ nhận email/ thong tin từ nhà trường khen tặng

6.000đ

Mỗi lần bị nhà trường nhắc nhở về hành vi hoặc bị VÀNG, dấu X, mẹ nhận email phàn nàn...

-          6.000đ

Nói những câu thông minh, quan tâm đến người khác, giúp đỡ mọi người, ... được bố mẹ đánh giá cao

12.000 đ



Phong cách lịch sự: đi, đứng, nói, cười,.../ ngày

6.000 đ

Hành vi thô lỗ, mất lịch sự

-          6.000 đ

Khách đến nhà biết bưng nước, trái cây, dọn đồ ăn mời khách

6.000đ

Khách đến nhà mà không lịch sự

-          6.000 đ

 
Theo Vef.vn
 
Nhiều người cân nhắc rằng: Có nên dạy con quản lý tiền từ nhỏ, như vậy liệu có sớm quá không? Hãy chia sẻ ý kiến vào phần Gửi ý kiến của bạn ở cuối trong Web này.
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tôi 'xao lòng' với nữ đồng nghiệp, bỗng tỉnh ngộ khi nghe vợ kể chuyện

Tôi 'xao lòng' với nữ đồng nghiệp, bỗng tỉnh ngộ khi nghe vợ kể chuyện

Chuyện vợ chồng - 7 giờ trước

Tôi nhìn vợ, không hiểu cô ấy nói vậy có ý gì, thấy hơi chột dạ. Chuyện ai đó đi ngược chiều gây tai nạn thì liên quan gì đến việc ngoại tình mà cô ấy lại chuyện nọ xọ chuyện kia.

Mẹ chồng gánh hậu quả khi làm khó con dâu

Mẹ chồng gánh hậu quả khi làm khó con dâu

Gia đình - 8 giờ trước

GĐXH - Rạn nứt giữa bố mẹ chồng và con dâu là lý do phổ biến nhất gây đổ vỡ cho gia đình lớn.

Tôi ngoại tình bỏ vợ, sau đó ân hận khi nghe mẹ đẻ tiết lộ điều này

Tôi ngoại tình bỏ vợ, sau đó ân hận khi nghe mẹ đẻ tiết lộ điều này

Chuyện vợ chồng - 9 giờ trước

Chạy vào bệnh viện, tôi thấy vợ cũ đang chăm sóc mẹ tôi từng chút một. Tự dưng nghĩ đến người vợ mới, tôi không khỏi nhói lòng.

Bị chồng bạo hành dã man, vợ gọi cho người yêu cũ để cầu cứu và cái kết bất ngờ gây xôn xao dư luận

Bị chồng bạo hành dã man, vợ gọi cho người yêu cũ để cầu cứu và cái kết bất ngờ gây xôn xao dư luận

Chuyện vợ chồng - 13 giờ trước

Câu chuyện của người phụ nữ ở Malaysia đang khiến dân mạng dậy sóng với những phản ứng trái chiều.

Top 5 cung hoàng đạo gặp nhiều may mắn nhất trong tình yêu, hạnh phúc năm 2024

Top 5 cung hoàng đạo gặp nhiều may mắn nhất trong tình yêu, hạnh phúc năm 2024

Gia đình - 16 giờ trước

GĐXH - Khi bánh xe vận mệnh quay tròn, năm 2024 sẽ mở ra một chương mới đầy sắc màu cho cuộc đời 5 cung hoàng đạo trong hành trình tìm kiếm tình yêu đích thực.

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Nuôi dạy con - 18 giờ trước

GĐXH - Với những đứa trẻ, phát triển những kỹ năng và hành vi quan trọng trong kinh doanh sẽ giúp chúng tự làm chủ và thành công trong cuộc sống.

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Chuyện vợ chồng - 19 giờ trước

Sau khi biết dự định của bố vợ, tôi hoài nghi liệu tôi có phải người thừa trong gia đình này?

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

Gia đình - 1 ngày trước

3 chị em Kiều Nhi, Tuyết Nhi và Hoàng Duyên ở Lâm Đồng thường bị nhận nhầm là "sinh 3", gây chú ý khi tổ chức đám cưới cùng ngày.

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Gia đình - 1 ngày trước

Người đàn ông Trung Quốc này luôn so sánh bản thân với người bạn hàng xóm và hạnh phúc khi thấy mình hơn bạn. Tuy vậy mọi việc đảo lộn khi họ bước vào tuổi nghỉ hưu.

Nàng dâu chuyển giới chăm tặng vàng khiến mẹ chồng mê mệt, dẫn đi khoe khắp xóm, đáp lễ bằng chiếc SH

Nàng dâu chuyển giới chăm tặng vàng khiến mẹ chồng mê mệt, dẫn đi khoe khắp xóm, đáp lễ bằng chiếc SH

Gia đình - 1 ngày trước

Ngày về ra mắt, Mị đã khiến mẹ chồng tương lai đi từ bất ngờ này sang ngỡ ngàng khác vì giới tính "gái mà trai, trai mà gái" của mình.

Top