Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhẹ người khi con vào học trường công

Thứ sáu, 18:31 22/08/2014 | Xã hội

Rốt cuộc, sau 2 năm cân nhắc, đưa lên đặt xuống và 3 tháng lượn lờ gần 20 ngôi trường chuyên, trường tư, quốc tế lớn bé khắp thành phố, con tôi lại về học trường công gần nhà, chỉ cách mấy bước chân.

Từ năm học 2014-2015, một người bạn của tôi sẽ bắt đầu một ngày của mình bằng quãng đường 10 cây số để đưa cô con gái 6 tuổi đi học, sau đó vòng lại cơ quan mình cách đó 5 cây số. Buổi chiều lại tiếp tục như vậy, ít nhất trong 5 năm tới. Một người bạn khác, với mức thu nhập trung bình hai vợ chồng chỉ hơn 10 triệu/ tháng, vừa chạy đôn chạy đáo khoản tiền bằng ba tháng làm việc của cả hai để chạy trường cho con, vì trường gần nhà lại là trường trái tuyến. Từ cách đây một tháng, đôi vợ chồng nhà hàng xóm đã chấm dứt những buổi tối đi dạo vui đùa dưới chân khu tập thể, tối nào cũng dắt con đi học thêm.

Con vào lớp 1 – quãng đời đau khổ của cha mẹ bắt đầu. Đó có lẽ là dòng chữ được dán lên trán của nhiều ông bố bà mẹ có con sắp vào lớp 1, đính kèm những tiếng thở dài hay lắc đầu ngao ngán khi bàn về chuyện học của con.

Từ cách đây 2 năm, tôi và chồng đã ấp ủ dự định cho con học một trường chuyên nổi tiếng của thành phố, nơi chúng tôi có người quen làm ở đó, có thể xoay xở một suất. Giáo viên giỏi, môi trường tốt để học hành, con sẽ chú trọng việc học… Mình chịu khó đưa đón vất vả một chút, nhưng có lợi cho tương lai con sau này. Không lẽ chỉ vì ngại đường xa, mà để cho học một trường làng nhàng, tương lai không đi tới đâu? Nhiều đêm, chúng tôi nhìn con chìm vào giấc ngủ và lên dây cót tinh thần cho nhau như vậy.

Thế nhưng, lần đầu tiên đến trường tìm hiểu cách đây 3 tháng, tôi đã toát mồ hôi hột cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Không biết tương lai tươi sáng rộng mở của con tôi đâu, nhưng con đường đi tới trường chật chội, tắc ngẽn và dài ngoẵng tận 12 cây số. Buổi sáng thì còn cố gắng dậy sớm, đưa con đến trường rồi phóng như bay về công ty, nhưng buổi chiều, làm sao để đưa đón con? Ok, có thể trốn sếp đi đón con từ 4h, đưa con về cơ quan rồi làm việc tiếp, nhưng làm sao để… ngày nào cũng trốn???

Nhẹ người khi con vào học trường công 1
  

Thế là, sau mấy tháng lùng sục khắp nơi, chúng tôi rón rén về tìm hiểu trường tiểu học gần nhà. Chúng tôi thở phào, không phải mọi trường công đều như lời đồn đại. (Ảnh minh họa)

Không thể bỏ cuộc, hai vợ chồng bắt đầu nghĩ cách. Hay là cho thuê nhà mình đi, xuống gần trường con thuê nhà ở. Không thể vì nhà xa mà để tương lai của con làng nhàng – chúng tôi lại tự lên dây cót cho mình. Nhưng sau hai tuần chiều nào cũng đi lùng sục nhà, chúng tôi bỏ cuộc. Xung quanh trường của con có rất ít nhà thuê tốt, nhà tạm được thì giá trên trời, còn lại là những nhà trọ kiểu sinh viên bé tí, chật chội.

Nếu không phải trường chuyên thì cũng phải là trường tư chất lượng cao nào đó! Không thể nhét con vào trường công 60 đứa một lớp, chen chúc lúc nhúc như bầy lợn con, rồi suốt ngày phải cắm mặt đi học thêm, làm cỗ máy kiếm điểm để phục vụ cho căn bệnh thành tích của thầy cô, nhà trường… Thế là hai vợ chồng lại lục đục đến tìm hiểu hệ thống trường tư, cũng có nhiều trường chất lượng tốt, lại có xe đưa đón, như Đoàn Thị Điểm, Marie Curie… Nhưng khi nghe thông báo danh sách số tiền phải nộp hàng tháng, từ học phí, phí bán trú, tiền ăn, học tiếng Anh, tiền hỗ trợ cơ sở vật chất hàng năm, quỹ hội phụ huynh, tiền xe đưa đón… tổng cộng cũng phải tới hơn 6 triệu 1 tháng, hai vợ chồng sốc quá, chỉ biết im lặng nhìn nhau. Thế gần như mất toi lương một người, người còn lại làm sao nuôi cả nhà, tiền ăn uống, tiền xăng, tiền bé em đi học mẫu giáo, và vô số khoản khác?

Thế là, sau mấy tháng lùng sục khắp nơi, chúng tôi rón rén về tìm hiểu trường tiểu học gần nhà. Hóa ra, sự thể không thót tim như giá “khủng” của trường tư, cũng không toát mồ hôi như đường đi học trường Chuyên. Cô giáo khá ổn, rất nhẹ nhàng, quan tâm đến học sinh. Phí ăn học tổng cộng chưa đến 1 triệu đồng. Con chỉ cần đi mấy bước chân là về nhà bà ngoại gần đó, đợi bố mẹ về đón. Quan trọng nhất, tìm hiểu kỹ từ giáo viên lẫn phụ huynh có con học đó, không có chuyện bắt ép học thêm. Chúng tôi thở phào, không phải mọi trường công đều như lời đồn đại.

Suy cho cùng, con phải sống với hoàn cảnh của gia đình mình, với những gì bố mẹ con có, với những giới hạn mà bố mẹ đã nỗ lực hết sức để đem lại cho con. Không thể để 12-18 năm con đi học trở thành quãng đời đau khổ, bấn loạn và căng thẳng của bố mẹ, đó là chưa nói đến tương lai tươi sáng hay không phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh và ý chí của con, điều được xây đắp chính từ việc chấp nhận hoàn cảnh của mình và vượt lên nó.
 
Theo Trí thức trẻ
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một đôi dép, chiếc áo, điện thoại và một nhẫn cưới do nạn nhân để lại.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 7 giờ trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 8 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Nhận được thông tin nghi có học sinh tự tử trên kênh N2 (địa bàn xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) các lực lượng chức năng đã khẩn trương xuống kênh để mò tìm suốt nhiều giờ.

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Bực tức vì người yêu cũ có người yêu mới, Thức đã phát tán video "nhạy cảm" lên mạng xã hội với mục đích trả thù.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Top