Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cha mẹ 'sĩ', bỏ mặc con tự kỷ

Thứ sáu, 14:54 20/04/2012 | Gia đình

"Ngày xưa, lúc 2-3 tuổi thấy cháu không nói được và có các biểu hiện chậm hơn trẻ khác, đưa đi khám được các bác sĩ ở bệnh viện huyện chẩn đoán là mắc chứng tự kỷ nhưng bố cháu nhất quyết không cho vào các trung tâm dành cho trẻ tự kỷ vì sợ mang tiếng".

 
Đừng bỏ qua “thời gian vàng” trong điều trị bệnh, để giúp bé trở về với cuộc sống bình thường tươi vui.

Cố tình chấp nhận sự thật

Bên hành lang phòng khám và tư vấn của trung tâm tư vấn phát hiện sớm – can thiệp sớm khuyết tật trí tuệ dành cho trẻ tự kỷ Sao Mai, Hà Nội bé trai Vũ Quốc Dũng, Hà Nội thơ thẩn một mình với chiếc ghế. Dù đã 6 tuổi nhưng bé vẫn không thể nói được câu nào dài quá 3 từ. Bé không có phản ứng trước câu hỏi của người khác và thi thoảng lại cười, nói bất thường.
 
Nhìn cậu con trai có vẻ ngoài cao lớn, khôi ngô song cử chỉ, hành động vẫn dại như đứa trẻ vài tháng tuổi mà mẹ bé thở dài chua xót: "Ngày xưa, lúc 2-3 tuổi thấy cháu không nói được và có các biểu hiện chậm hơn trẻ khác, đưa đi khám được các bác sĩ ở bệnh viện huyện chẩn đoán là mắc chứng tự kỷ nhưng bố cháu nhất quyết không cho vào các trung tâm dành cho trẻ tự kỷ vì sợ mang tiếng".
 
Chính vì sự bảo thủ của chồng, giờ chị nghĩ lại thấy dại. Hàng xóm nhà chị cũng có một đứa tình trạng giống cháu nhưng được cho đến đây chữa sớm nên giờ đã học được ở trường bình thường rồi.
 
Cũng chung nỗi niềm không đưa con đi điều trị tự kỷ sớm, mẹ của bé trai Tiến Dũng, 10 tuổi ở Q.1, TP.HCM lại than thở lý do riêng khiến con bị muộn trong can thiệp tự kỷ. Chị chia sẻ, lúc sinh ra cháu có hơi mập và chậm chạp hơn các bé cùng lứa. Chỉ đến khi 5, 6 tuổi thấy cháu khác hẳn với các bạn, cho cháu đi khám, gia đình mới hay cháu tự kỷ. Nhưng vì điều kiện nên chỉ thuê người dạy ở nhà khiến tình trạng khiếm khuyết của cháu ngày một nặng. Đến khi tìm được đúng các cơ sở y tế dành riêng cho trẻ tự kỷ rồi thì mới hay con mình đã đánh mất rất nhiều cơ hội được can thiệp để hòa nhập cộng đồng.

Đây chỉ là hai lý do trong số rất nhiều các lý do khác khiến trẻ tự kỷ muộn được can thiệp. Bác sỹ Đỗ Thúy Lan, giám đốc trung tâm Sao Mai, cho biết có gia đình sớm phát hiện ra con phát triển bất bình thường, nhưng lại cố tình không chấp nhận sự thật đó. Họ mời giáo viên đến nhà dạy 2-3 năm khi không đạt kỳ vọng như mong muốn mới tìm đến trung tâm dành cho trẻ tự kỷ. Hoặc cũng có gia đình nghĩ là con chậm nói tự nhiên, để khi bé trên 4 tuổi mới chấp nhận tìm nơi can thiệp. Lúc này trẻ phát triển ngôn ngữ nói đã quá muộn.

Để con trở lại bình thường

Theo bác sĩ Lan, càng phát hiện và có can thiệp sớm, trẻ tự kỷ càng có cơ hội hòa nhập cộng đồng cao. Có những trẻ được phát hiện và can thiệp chứng tự kỷ từ khi mới 15 tháng tuổi, đã có thể được ra khỏi trung tâm chỉ sau 6 tháng can thiệp. Hiệu quả nhất là khi trẻ đang trong độ tuổi dưới 36 tháng. Từ 3 tuổi, khi triệu chứng đã định hình thì rất khó để khắc phục.

Trẻ từ 1 - 3 tuổi sẽ phát triển kỹ năng theo đường thẳng nhưng trẻ tự kỷ do rối loạn phát triển nên trẻ phát triển có kỹ năng thì cao có kỹ năng thì thấp. Vì vậy bất cứ khuyết tật nào nếu phát hiện và can thiệp sớm thì sẽ tốt hơn và làm cho nó phát triển kịp theo thang phát triển bình thường.

Nói một cách ví von, đứa trẻ sinh ra giống như toa tầu hỏa 4 bánh chạy trên “đường ray” phát triển, vì một lí do nào đó một bánh xe sắp trượt ra khỏi đường ray, bố mẹ và giáo viên cần phải tích cực “đẩy” bánh xe đó vào đường ray, nếu không nó sẽ trượt ra 1 bánh rồi 2..3..4 bánh. Đây chính là thời điểm rất khó khăn để làm sao có thể đặt cho 3 hay 4 bánh xe trở lại con đường vận hành.
 
Có thể sớm nhận biết trẻ tự kỷ qua các dấu hiệu sau:
 
- Trong 06 tháng đầu tiên: Trẻ không vui mừng khi thấy mẹ hay người thân lại gần. Trẻ thích nằm một mình và không muốn ai động vào người. Trẻ không thích thú khi được người thân chăm sóc mà thường tỏ ra bình lặng, tỉnh bơ trước giọng nói hay gương mặt của bố, mẹ hoặc thậm chí tránh né khi hai mẹ con đối diện nhau. Trẻ quá ngoan hoặc quá khó tính, không có phản ứng thích nghi (không mở tay đón nhận khi mẹ đưa tay bế). Và trẻ không có âm sơ khởi như ê, a,...
 
- Trong 6 tháng tuổi đến 1 tuổi: Trẻ thường nhìn sửng sốt hay nhìn lâu vào các vật có các động tác đơn điệu như chiếc quạt đang quay… Trẻ không hứng thứ với đồ vật, đồ chơi …. Trẻ không hề sợ người lạ (lúc 8 – 9 tháng). Không trả lời, không ngoảnh lại khi nghe gọi tên. Rất ít hoặc không có tiếp xúc mắt. Những cử chỉ, điệu bộ của trẻ không phù hợp với môi trường; có thái độ thờ ơ, lãnh cảm với môi trường xung quanh. Không đòi ẵm bế, không theo ai.
 
- Từ 1-2 tuổi: Trẻ có những hành vi định hình lặp lại vô nghĩa, nhiều khi làm rất lâu một cách thích thú với những việc như: giơ tay nhìn bàn tay, vỗ tay, vê hoặc xoắn vặn tay, quay tròn, lắc lư người, cười một mình…
Trẻ thích chơi với một số đồ vật trong nhiều giờ. Trẻ không biết dùng đồ chơi theo đúng chức năng của nó.
 
Khi thấy trẻ có những biểu hiện như thế này thường xuyên và tồn tại trong 6 tháng thì bạn hãy nghĩ đến việc con mình mắc tự kỷ.

Theo GĐT

lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khoa học chứng minh, hôn nhân càng hạnh phúc ngoại hình của vợ và chồng càng giống nhau

Khoa học chứng minh, hôn nhân càng hạnh phúc ngoại hình của vợ và chồng càng giống nhau

Chuyện vợ chồng - 8 giờ trước

Nghiên cứu đã chỉ ra hôn nhân càng hạnh phúc thì vợ và chồng càng giống nhau.

Vợ tôi đòi trả công 15 triệu đồng/tháng để chăm sóc mẹ chồng liệt giường

Vợ tôi đòi trả công 15 triệu đồng/tháng để chăm sóc mẹ chồng liệt giường

Chuyện vợ chồng - 9 giờ trước

GĐXH - Mẹ tôi khóc vì nghĩ con dâu trưởng đã không ra gì, con dâu thứ cũng đối xử với bố mẹ chồng tệ bạc nốt. Tuy nhiên, ông bà vẫn đồng ý với đề nghị của vợ tôi.

Thái độ của mẹ chồng khi thấy con dâu rửa tôm bằng máy giặt

Thái độ của mẹ chồng khi thấy con dâu rửa tôm bằng máy giặt

Gia đình - 12 giờ trước

GĐXH - Con dâu nói từng xem người ta rửa tôm hùm bằng máy giặt trên TV. Nói xong, người con dâu đổ cả 5 kg tôm vào máy giặt, rắc thêm ít muối, rượu rồi bật chế độ giặt trong 30 phút.

Cho bạn thân ở nhờ lúc khó khăn, người phụ nữ bàng hoàng khi nghe cô bạn thú nhận với chồng mình

Cho bạn thân ở nhờ lúc khó khăn, người phụ nữ bàng hoàng khi nghe cô bạn thú nhận với chồng mình

Chuyện vợ chồng - 13 giờ trước

Người phụ nữ tốt bụng nên đã cho người bạn gái bị chồng bạo hành ở nhờ nhà mình. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng cho rằng đây là một quyết định sai lầm của cô.

Một sở thích của con trai giống nhiều tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg... tiết lộ cách nuôi dạy con đáng học hỏi của Tăng Thanh Hà

Một sở thích của con trai giống nhiều tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg... tiết lộ cách nuôi dạy con đáng học hỏi của Tăng Thanh Hà

Nuôi dạy con - 18 giờ trước

GĐXH - Không chỉ hai bé đầu Richard và Chloe, ngay cả cậu con trai út Mason cũng được vợ chồng nữ diễn viên Tăng Thanh Hà rèn một thói quen tốt ngay từ bé.

Tôi càng ngày càng cảm mến người chị song sinh của vợ

Tôi càng ngày càng cảm mến người chị song sinh của vợ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Vợ tôi có một người chị gái sinh đôi. Nhiều năm qua, tôi thầm cảm mến và bị ám ảnh về chị vợ. Có rất nhiều hình dung nóng bỏng, suy nghĩ ngọt ngào kiểu "giá như" xuất hiện trong đầu tôi.

9 hành vi cha mẹ làm với mục đích tốt đẹp nhưng lại khiến trẻ chống đối và xa cách gia đình

9 hành vi cha mẹ làm với mục đích tốt đẹp nhưng lại khiến trẻ chống đối và xa cách gia đình

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Những hành động này cha mẹ tưởng tốt nhưng lại ngăn họ gần gũi con.

Nếu có kiếp sau, anh sẽ không lấy em làm vợ nữa

Nếu có kiếp sau, anh sẽ không lấy em làm vợ nữa

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Anh muốn đưa em đi Đà Lạt, nơi em ước ao đến một lần trong đời. Anh muốn nhìn con gái lớn lên. Anh muốn cùng em già đi theo năm tháng. Có nhiều điều anh muốn làm cùng em, vậy mà chẳng còn cơ hội nữa.

Anh trai vô sinh nhưng vẫn có con khiến cả nhà sững sờ

Anh trai vô sinh nhưng vẫn có con khiến cả nhà sững sờ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Anh tôi một mực bênh vợ, nói chị không hề phản bội chồng. Và anh thú nhận người có lỗi duy nhất ở đây chính là anh khiến ai cũng sốc.

Top