Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bi hài khi sang xứ người vượt cạn

Thứ tư, 08:01 14/12/2011 | Gia đình

Nhằm chuẩn bị lâu dài cho tương lai đứa con, nhiều cặp vợ chồng trẻ đã lên kế hoạch để cuộc chuyển dạ diễn ra ở một nước phát triển nào đó.

Trước mẹ vui, sau con sướng

Sau một thời gian nhập viện, bà mẹ trẻ Thuỳ Nhiên (tất cả nhân vật trong bài đều được đổi tên), 28 tuổi đã gửi thư về, chia sẻ cuộc vượt cạn của cô tại một bệnh viện của Mỹ: “Bệnh viện ở đây có khả năng làm giảm áp lực cho bệnh nhân. Sau khi sinh, cả hai mẹ con mình phải nằm điều trị thêm một thời gian tại bệnh viện. Bệnh viện rất sạch sẽ, im lặng cực kỳ, tất cả mọi hành động, bước đi của nhân viên y tế đều rất nhẹ nhàng, làm cho tâm lý mình rất thoải mái. Mình nghĩ điều này rất quan trọng, vì tâm lý, tinh thần tốt, ổn định thì mọi thứ đều êm xuôi.
 
Thêm điều nữa, phụ nữ sinh con tại Mỹ luôn có mặt người chồng bên cạnh. Chứng kiến cảnh mang nặng đẻ đau của vợ, họ càng thấy nể trọng, yêu thương người phụ nữ của họ hơn. Mình nằm bệnh viện hai ngày thì cứ mỗi hai tiếng lại có nhân viên y tế đến kiểm tra. Mình đi vệ sinh thì có người giúp, đến bữa thì mang đồ ăn cho, và họ luôn luôn mang dư một phần thức ăn phòng hờ cho người thân của mình. Đêm trước khi mình ra viện, họ đã tặng một bữa tối với thức ăn tự chọn, có cả rượu để mở tiệc chúc mừng. Dịch vụ tuyệt vời như vậy giúp mình nhanh chóng quên đi cơn đau vượt cạn, và cảm thấy việc sinh con ý nghĩa hơn”.

Nhiều cặp vợ chồng muốn sinh con ở các nước phát triển còn vì điều kiện tương lai về sau của đứa trẻ. Anh Lê Thiên Vũ 40 tuổi, giám đốc một công ty xây dựng, thổ lộ câu chuyện của mình: “Vợ tôi vừa sang Mỹ tuần trước. Chúng tôi lên kế hoạch sinh con tại Mỹ vì nhiều lý do. Có quốc tịch mới, con tôi sau này sẽ đi lại, học hành dễ dàng hơn. Vợ tôi sang trước, tôi ở lại lo thêm vài thủ tục, tranh thủ kiếm thêm tài chính rồi sang đúng lúc vợ sinh. Dù gì hai vợ chồng tôi cũng chỉ có một đứa con này, nên phải dồn hết tâm huyết, tài chính cho con được an lành, khoẻ mạnh”.

Cũng có trường hợp do một số trường quốc tế tại Việt Nam yêu cầu học sinh phải mang quốc tịch nước ngoài mới được vào học, vì vậy một số cặp vợ chồng trẻ có điều kiện đã lên kế hoạch sinh con ở các nước phát triển, thêm một quốc tịch mới cho con dễ chọn trường sau này.

Chật vật với chi phí ngất trời

Một cuộc sinh con tại bệnh viện Mỹ phải mất từ 16.000 đôla trở lên. Một đêm nằm viện cũng tốn từ 3.000 – 7.000 đôla. Vậy mà không ít cặp vợ chồng, dù thu nhập không cao cũng tìm mọi cách để đứa con mình được sinh ra trên đất Mỹ, cho dù sau đó họ phải đánh đổi nhiều thứ. Chị Trịnh Ngọc Hà, 33 tuổi, quận 1, TP.HCM, kể: “Hồi mang bầu thằng bé được hai tháng, bà con bên Mỹ bàn tính đưa tôi qua đấy. Hai vợ chồng gom góp được 300 triệu đồng, đi làm visa thì chỉ nói lý do thăm người thân ốm nặng, được đi thì viện cớ ở lại cho đến lúc sinh xong. Tôi nằm viện bốn ngày tại một bệnh viện phía nam California. Sau đó, hoá đơn thanh toán gửi về là 45.000 đô, tiền mổ là 1.500 đôla, chưa kể những lần siêu âm định kỳ phải tốn từ 300 – 600 đôla, rồi còn chi phí ăn ở suốt thời gian đó.
 
Tôi không biết đến chuyện phải mua bảo hiểm trước khi qua Mỹ, cận ngày sinh thì không nơi nào chịu bán. Tiền mang theo không đủ, phải vay mượn họ hàng bên đó để trả chi phí bệnh viện. Sinh được một tháng, tôi phải theo chồng kiếm việc, làm móng cho khách, vừa nuôi con, vừa dành dụm cho ngày về. Về đến Việt Nam thì thất nghiệp, do mình nghỉ quá lâu, phải đi tìm việc khác. Nghĩ lại, để có được tương lai về sau cho con, vợ chồng tôi đã đánh đổi nhiều thứ, suýt bán cả nhà để trả nợ!”

Vượt cạn mồ côi trên đất khách

Ngoài áp lực về chi phí, nhiều bà mẹ trẻ còn phải gồng gánh thêm áp lực sinh con một mình, khi điều kiện kinh tế không cho phép người thân sang cùng với họ. Chị Chu Hoà An từng trải qua bốn tháng làm mẹ đơn thân tại Pháp, tâm sự: “Lúc tôi sang Pháp, chồng tôi không được đi cùng, vì vậy, tôi cũng đã xác định cho mình một tinh thần vững vàng. Thế nhưng, lúc một mình rặn đau, lại chứng kiến cảnh các sản phụ khác có người trông nom kỹ càng, nước mắt tôi chỉ chực trào ra. Sau khi sinh, do em bé chưa đủ tháng mà ra trước nên phải nằm điều trị phòng đặc biệt. Tôi cũng tiếp tục nằm điều trị. Dù được các bác sĩ và y tá ân cần hỏi thăm thường xuyên, nhưng tinh thần tôi vẫn không ổn lắm. Bác sĩ cho biết tôi đang mắc chứng trầm cảm sau sinh, thể nhẹ. Bệnh viện đã quyết định giữ em bé cho đến hai tháng sau, tâm lý tôi ổn định thì họ mới giao con lại cho tôi. Sau một lần vượt cạn, rồi lại bị trầm cảm như vậy, tôi nghĩ rằng, chỉ cần con mình khoẻ mạnh là đủ, không nhất thiết phải quốc tịch nọ, quốc tịch kia!”
 

Chưa có biện pháp tuyên truyền phù hợp

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, văn phòng luật Giải Phóng, TP.HCM

Về nguyên tắc, hầu hết các quốc gia đều cho phép trẻ em có quốc tịch nơi mình sinh ra, được cấp hộ chiếu và được hưởng các quyền lợi y tế, xã hội, giáo dục... như công dân nước sở tại.

Nhiều suy nghĩ cho rằng nếu trào lưu sinh con ở nước ngoài ngày một tăng thì sẽ ảnh hưởng đến dân số trong nước. Tôi không nghĩ điều này sẽ xảy ra. Vì tỷ lệ sinh con ở nước ngoài chiếm rất nhỏ. Mặt khác, mục đích của việc sinh con ở nước ngoài là để con có quốc tịch nước ngoài và được hưởng các quyền lợi kèm theo, không phải vì mục đích định cư.

Theo tôi, bộ Tư pháp nên chủ trì với các bộ ngành liên quan để thảo luận vấn đề này một cách nghiêm túc, có biện pháp tuyên truyền phù hợp. Một công dân mang quốc tịch nước ngoài sinh sống tại nước sở tại chắc chắn là không thuận tiện như công dân sở tại

Cần chuẩn bị kỹ mọi thứ giấy tờ

Nguyễn Đỗ Yên Linh, 29 tuổi, TP.HCM

Tôi cũng gặp một vài khó khăn nhỏ khi mang thai nên hai vợ chồng quyết định sang Mỹ sinh con. Vì tôi phải sinh sớm trước năm tuần nên ông xã không thu xếp công việc kịp để sang. Nhưng trong thời gian đó, bác sĩ và các y tá tại bệnh viện hết lòng chăm sóc tôi. Thường thì trong mỗi ca sinh có một bác sĩ và hai y tá. Một y tá chăm sóc trực tiếp, còn một ôm mình chia sẻ, động viên. Sự ân cần của nhân viên y tế giúp tôi quên dần cơn đau. Tôi về nhà đã bảy tuần mà vẫn có chuyên viên tâm lý gọi đến kiểm tra.

Bạn nên mua bảo hiểm trước khi sang nước ngoài sinh con. Cũng cần chuẩn bị tất cả giấy tờ theo dõi từ đầu khi mang thai, hồ sơ sức khoẻ, tài chính đầy đủ để khỏi lúng túng.

 
Theo SGTT 
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
10 năm chăm sóc cụ bà bị con cái bỏ bê trong căn nhà 200m2, tôi không có tên trong di chúc nhưng vẫn thấy ấm lòng

10 năm chăm sóc cụ bà bị con cái bỏ bê trong căn nhà 200m2, tôi không có tên trong di chúc nhưng vẫn thấy ấm lòng

Gia đình - 1 giờ trước

Dẫu không được trực tiếp thừa kế tài sản nào từ bà cụ nhưng người phụ nữ này vẫn vô cùng hạnh phúc và biết ơn bà cụ này.

Chòm sao may mắn nhất năm 2024 gọi tên cung hoàng đạo này

Chòm sao may mắn nhất năm 2024 gọi tên cung hoàng đạo này

Gia đình - 2 giờ trước

GĐXH - Năm 2024, cung hoàng đạo này sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và công việc và có rất nhiều người hỗ trợ bạn từ đầu cho tới cuối năm.

Tôi 'xao lòng' với nữ đồng nghiệp, bỗng tỉnh ngộ khi nghe vợ kể chuyện

Tôi 'xao lòng' với nữ đồng nghiệp, bỗng tỉnh ngộ khi nghe vợ kể chuyện

Chuyện vợ chồng - 14 giờ trước

Tôi nhìn vợ, không hiểu cô ấy nói vậy có ý gì, thấy hơi chột dạ. Chuyện ai đó đi ngược chiều gây tai nạn thì liên quan gì đến việc ngoại tình mà cô ấy lại chuyện nọ xọ chuyện kia.

Mẹ chồng gánh hậu quả khi làm khó con dâu

Mẹ chồng gánh hậu quả khi làm khó con dâu

Gia đình - 15 giờ trước

GĐXH - Rạn nứt giữa bố mẹ chồng và con dâu là lý do phổ biến nhất gây đổ vỡ cho gia đình lớn.

Tôi ngoại tình bỏ vợ, sau đó ân hận khi nghe mẹ đẻ tiết lộ điều này

Tôi ngoại tình bỏ vợ, sau đó ân hận khi nghe mẹ đẻ tiết lộ điều này

Chuyện vợ chồng - 16 giờ trước

Chạy vào bệnh viện, tôi thấy vợ cũ đang chăm sóc mẹ tôi từng chút một. Tự dưng nghĩ đến người vợ mới, tôi không khỏi nhói lòng.

Bị chồng bạo hành dã man, vợ gọi cho người yêu cũ để cầu cứu và cái kết bất ngờ gây xôn xao dư luận

Bị chồng bạo hành dã man, vợ gọi cho người yêu cũ để cầu cứu và cái kết bất ngờ gây xôn xao dư luận

Chuyện vợ chồng - 19 giờ trước

Câu chuyện của người phụ nữ ở Malaysia đang khiến dân mạng dậy sóng với những phản ứng trái chiều.

Top 5 cung hoàng đạo gặp nhiều may mắn nhất trong tình yêu, hạnh phúc năm 2024

Top 5 cung hoàng đạo gặp nhiều may mắn nhất trong tình yêu, hạnh phúc năm 2024

Gia đình - 22 giờ trước

GĐXH - Khi bánh xe vận mệnh quay tròn, năm 2024 sẽ mở ra một chương mới đầy sắc màu cho cuộc đời 5 cung hoàng đạo trong hành trình tìm kiếm tình yêu đích thực.

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Với những đứa trẻ, phát triển những kỹ năng và hành vi quan trọng trong kinh doanh sẽ giúp chúng tự làm chủ và thành công trong cuộc sống.

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Sau khi biết dự định của bố vợ, tôi hoài nghi liệu tôi có phải người thừa trong gia đình này?

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

Gia đình - 1 ngày trước

3 chị em Kiều Nhi, Tuyết Nhi và Hoàng Duyên ở Lâm Đồng thường bị nhận nhầm là "sinh 3", gây chú ý khi tổ chức đám cưới cùng ngày.

Top