Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhân rộng các mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng: “Sống vui, sống khỏe, sống có ích”

GiadinhNet - Đó luôn là mong muốn không chỉ hơn 9 triệu người cao tuổi ở nước ta, mà còn là ước nguyện của các thế hệ con cháu và toàn xã hội. Từ nhiều năm nay, nhiều mô hình chăm sóc người cao tuổi ở cộng đồng đã được triển khai và đem lại những hiệu quả thiết thực.

Nhân rộng các mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng: “Sống vui, sống khỏe, sống có ích” 1

Được tham gia các hoạt động xã hội - một niềm vui của NCT.
Ảnh: D.Ngọc

Nơi gặp gỡ của những người cao tuổi

Từ tháng 7/2012 đến nay, cứ vào Chủ nhật cuối cùng của tháng, ông Hoàng Hữu Văn, bà Nguyễn Thị Hoài (cùng 70 tuổi, trú tại thôn Trung Thượng, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, Thái Bình) lại cùng các cụ ông, cụ bà trong thôn đến Nhà văn hóa thôn Trung Thượng để sinh hoạt câu lạc bộ (CLB). Hai ông bà có 5 người con, ai cũng đã lập gia đình, có công ăn việc làm ổn định. Bản thân ông là bộ đội phục viên, bà làm nông, nay đã già nên nghỉ việc đồng áng. Ông Văn bảo, từ năm 2012 đến nay, CLB “Người cao tuổi giúp người cao tuổi” của thôn lần nào sinh hoạt cũng thu hút hơn trăm cụ tham gia. Tại đây, các cụ được các y, bác sĩ Trạm y tế xã, các tình nguyện viên hướng dẫn cách phát hiện bệnh mà người già thường mắc phải; được đo huyết áp, nhịp tim và kiểm tra các chỉ số đường huyết. “Thiết thực lắm cô ạ! Khám thế này, để còn nắm được  tình hình sức khỏe mà biết cách phòng tránh hay chữa trị”, ông Văn nói.

Cũng như ông Văn, hơn một trăm người cao tuổi (NCT) trong thôn Trung Thượng rất háo hức tham gia vào CLB này. Bởi theo họ, khi tham gia CLB, họ như được “trẻ lại”, được sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, được trao đổi các kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho bản thân; được quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ những cụ già cao tuổi, ốm yếu hơn. “Chúng tôi cảm thấy mình vẫn có ích với gia đình và người khác”, ông Văn hồ hởi chia sẻ.

Theo chị Nguyễn Thị Chung – cán bộ chuyên trách dân số xã Tiến Đức, từ tháng 7/2012, Tiến Đức được thụ hưởng mô hình Tư vấn, chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng. Xã đã thành lập một mô hình điểm CLB “Người cao tuổi giúp người cao tuổi” với 150 thành viên và nhân rộng tại 8 thôn thành 8 CLB. “Cấp trên trang bị cho xã Tiến Đức 4 bộ máy đo đường huyết, huyết áp, nhịp tim cho các CLB, chúng tôi sử dụng luân phiên qua từng thôn”, chị Chung nói.

Cán bộ chuyên trách dân số xã Tiến Đức cũng cho biết: Cả xã có khoảng 1.277 cụ tham gia CLB, chiếm 85% số người cao tuổi trong toàn xã. Nhân dịp Kỷ niệm ngày Thương binh, liệt sĩ 27/7 vừa qua, xã đã tổ chức khám, cấp thuốc bổ miễn phí cho 1.301 cụ trong toàn xã. Tháng 9 vừa rồi, Trung tâm DS – KHHGĐ huyện Hưng Hà đã tổ chức khám sức khỏe ban đầu cho 150 thành viên CLB điểm của xã.

Tại 9 CLB toàn xã Tiến Đức, thành viên ít tuổi nhất là 55 tuổi, còn người nhiều tuổi nhất năm nay đã 88 tuổi, nhưng các cụ đều tham gia rất hăng hái. “Vậy, điều các cụ giúp nhau như tên gọi của CLB là gì?”, tôi hỏi. Chị Chung cho biết: “Tham gia CLB, các cụ được cán bộ tư vấn, hướng dẫn, theo dõi sức khỏe; còn có thể học tập kinh nghiệm của nhau cách phòng tránh bệnh tật, chăm sóc sức khỏe hàng ngày. Không những thế các cụ còn vận động con cháu mình tham gia công tác dân số tích cực”. Nhờ đó, công tác dân số của Tiến Đức 10 năm nay luôn ổn định.
 
Nhân rộng các mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng: “Sống vui, sống khỏe, sống có ích” 2

Sinh hoạt văn hóa, văn nghệ - một hình thức giao lưu giúp NCT gắn kết với nhau, tìm được niềm vui trong cuộc sống. Ảnh: Vĩnh Cát

Tự bỏ kinh phí địa phương triển khai mô hình

Mô hình có tính khả thi cao

“Với tình hình KT-XH ở Việt Nam hiện nay, việc nhân rộng mô hình chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng rất khả thi. Khi NCT sống với nhau lâu ở cùng cộng đồng, họ sẽ hiểu nhau và không cảm thấy bị bỏ rơi, cô đơn trong cuộc sống. Điều này cũng sẽ giảm được chi phí trong chăm sóc NCT. Đơn cử như nếu NCT được tập huấn kiến thức về chăm sóc NCT, họ sẽ hiểu biết về bản thân mình, thay vì nhà nước phải đào tạo hệ thống bác sĩ chăm sóc từ Trung ương đến địa phương”. PGS.TS Giang Thanh Long

(Phó Viện trưởng Viện chính sách công và quản lý- ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội)

Tiến Đức là một trong 5 xã, thị trấn của huyện Hưng Hà đầu tư kinh phí địa phương để triển khai mô hình chăm sóc NCT. Theo chị Chung, năm 2013, UBND xã đã hỗ trợ gần 10 triệu đồng để triển khai các hoạt động dân số, duy trì CLB.

Bà Vũ Thị Phương Hạnh – Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình cho biết: Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tỷ lệ người cao tuổi của Thái Bình chiếm 14,4% với 90% người cao tuổi sống tại nông thôn. Tuổi thọ bình quân chung là 74,5 tuổi (cả nước là 72,8 tuổi), cao thứ 9/63 tỉnh, thành phố. Còn tại Hải Phòng, NCT chiếm gần 12% dân số. Trong đó NCT ở khu vực nông thôn chiếm gần 70%.

Người cao tuổi ở Thái Bình, Hải Phòng cũng nằm trong tình trạng chung của NCT trong cả nước phải đối mặt với nhiều tiềm ẩn của bệnh tật và nghèo đói, phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép; tỷ lệ người cao tuổi mắc các nhóm bệnh không lây nhiễm chủ yếu như: Bệnh tim mạch, ung thư; đái tháo đường (type 2), động kinh và trầm cảm ngày càng tăng. Người cao tuổi phải đối mặt với nguy cơ tàn phế do cơ chế hao mòn của quá trình lão hóa và tác động của các căn bệnh mãn tính. Tàn phế sẽ đe dọa mạnh mẽ đến khả năng sống độc lập của NCT. “Vì vậy nhu cầu lớn nhất của NCT hiện nay là được chăm sóc sức khỏe, được động viên về tinh thần và quan tâm về vật chất”, bà Hạnh nói.

Từ năm 2011 đến nay, Thái Bình đã triển khai Đề án Tư vấn, chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại 21 xã, thị trấn thuộc 8/8 huyện, thành phố. Trong đó, có 10 xã hoạt động dựa vào kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ, 11 xã hoạt động từ nguồn kinh phí địa phương. Mỗi năm, tổng số kinh phí địa phương chi cho hoạt động tại 11 xã là  265 triệu đồng.

Năm 2011, Hải Phòng đã triển khai thí điểm mô hình “Tư vấn, chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng” ở 4 quận, huyện là Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, An Lão với 12 xã, phường và 36 CLB. Năm 2012, mở rộng mô hình tại 2 huyện (Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo), với 4 xã, phường và 12 CLB và đến nay duy trì tại 48 CLB thuộc 16 xã, phường của 6 quận, huyện trên toàn thành phố.

Cùng với Thái Bình, Hải Phòng, từ năm 2011, ngành Dân số đã phối hợp triển khai mô hình Tư vấn, chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại 41 tỉnh, thành phố trong cả nước, bước đầu đã đạt được kết quả quan trọng.

Mô hình cần được nhân rộng

GS.TS Lê Vũ Anh – Chủ tịch Hội Y tế công cộng Việt Nam cho biết, trong mô hình chăm sóc NCT trong các đơn vị công lập, hiện tại, NCT Việt Nam được hưởng các dịch vụ chăm sóc NCT qua hệ thống y tế (dành cho mọi NCT trên toàn quốc); Trung tâm Bảo trợ xã hội dành cho NCT (NCT theo các tiêu chuẩn đặc biệt NCT cô đơn, không nơi nương tựa cả nước); Trung tâm dịch vụ chăm sóc người lớn tuổi tại Đà Nẵng (mọi NCT có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận)… Ngoài ra, còn có mô hình chăm sóc NCT tư nhân (Trung tâm chăm sóc NCT Thiên Đức – Từ Liêm, Hà Nội); các cơ sở chăm sóc NCT của tác tổ chức tôn giáo; mô hình câu lạc bộ doanh nhân tham gia chăm sóc NCT; mô hình chăm sóc NCT của đoàn thể, xã hội...

Chia sẻ về tính hiệu quả của các mô hình này, PGS.TS Giang Thanh Long – Phó Viện trưởng Viện chính sách công và quản lý (ĐH Kinh tế Quốc dân) cho rằng: Mỗi mô hình có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau nhưng xu hướng chung là việc chăm sóc NCT tại cộng đồng sẽ rất tốt. Tuy nhiên, hiện nay điều này vẫn mang tính tự nguyện. Chính phủ đã có hỗ trợ nhưng chưa thành hệ thống, chưa nhiều. Vì vậy nếu có sự trợ giúp của nhà nước về mặt pháp lý, tài chính thì mô hình chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng sẽ rất tốt.

Một mô hình được TS Long đánh giá cao là mô hình liên thế hệ chăm sóc nhau do Trung ương Hội LHPN và Trung ương Hội NCT triển khai thí điểm tại 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh với hơn 500 CLB được thành lập. CLB này có người từ hơn 50 tuổi trở lên, có người già và trẻ, nghèo và giàu cùng tham gia. Trong đó, người trẻ và già hỗ trợ nhau làm kinh tế, học tập chăm sóc sức khỏe NCT.
 
Quỳnh An
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người già gặp phải (kỳ 2): Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói riêng trong thời đại công nghệ số 4.0

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người già gặp phải (kỳ 2): Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói riêng trong thời đại công nghệ số 4.0

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Thoái hóa đốt sống lưng tình trạng nặng có thể gây liệt nửa người, nhiều người bệnh rồi mà không biết rèn luyện thể lực, cũng không biết "Ứng dụng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (S-Health)" để được nhắc nhở, hướng dẫn, hay cấp cứu kịp thời.

Dùng thuốc trị động kinh khi mang thai, tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ

Dùng thuốc trị động kinh khi mang thai, tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Phụ nữ dùng thuốc trị động kinh acid valproic trong thời kỳ mang thai có nguy cơ sinh con mắc bệnh tự kỷ cao hơn gấp đôi, một nghiên cứu mới đây cho thấy.

Lộ sự thật về chứng "lên đỉnh" dồn dập ở chị em

Lộ sự thật về chứng "lên đỉnh" dồn dập ở chị em

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Các nhà khoa học Harvard cuối cùng đã tìm ra nguyên nhân và chữa khỏi cho một số phụ nữ khổ sở bấy lâu nay vì cả trăm cơn "lên đỉnh" dồn dập mỗi ngày.

Tạo phôi thai chuột không cần trứng và tinh trùng

Tạo phôi thai chuột không cần trứng và tinh trùng

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Các tế bào gốc này có khả năng tạo ra cả ba loại tế bào được tìm thấy trong phôi sớm.

Bao cao su đầu tiên được thiết kế để tiêu diệt virus HIV

Bao cao su đầu tiên được thiết kế để tiêu diệt virus HIV

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

Kết quả kiểm tra đã cho thấy bao cao su VivaGel có hiệu quả trong việc khử 99,9% virus HIV, herpes và các virus u nhú ở người.

Cho tương lai phát triển bền vững

Cho tương lai phát triển bền vững

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

GiadinhNet - Báo cáo số liệu Thanh niên Thế giới năm 2013 của Văn phòng Tham chiếu Dân số Hoa Kỳ (PRB) cho thấy, trên thế giới hiện nay, thanh niên (nhóm dân số từ 10-24 tuổi) là hơn 1,8 tỷ người, chiếm 25% tổng dân số thế giới.

Thử nghiệm mới giúp tăng tỉ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công

Thử nghiệm mới giúp tăng tỉ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh), các tế bào sản xuất năng lượng sản sinh ra nhiều DNA trong phôi thai là một tín hiệu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khiến người phụ nữ được thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không thành công.

Thêm một nguyên nhân khó thụ thai bị nhiều người bỏ qua

Thêm một nguyên nhân khó thụ thai bị nhiều người bỏ qua

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

Phụ nữ có lượng cholesterol cao sẽ mất nhiều thời gian để thụ thai hơn những người có lượng cholesterol bình thường.

Thuốc ngừa thai không giết chết khoái cảm tình dục

Thuốc ngừa thai không giết chết khoái cảm tình dục

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, Scotland và Cộng hòa Czech cho thấy thuốc ngừa thai không giết chết ham muốn tình dục nhưng chính việc ngưng sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng lên khoái cảm của người phụ nữ.

Những bí mật liên quan đến hệ thống sinh sản của phụ nữ

Những bí mật liên quan đến hệ thống sinh sản của phụ nữ

Chất lượng cuộc sống - 10 năm trước

Màng trinh là phần vô ích, tử cung có khả năng siêu đàn hồi, trong âm đạo có tính axit, không thể xác định chính xác lúc thụ thai... là những điều có thể bạn chưa biết về bộ máy sinh sản nữ giới.

Top