Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cúm A/H1N1 hay là cuộc rượt đuổi sinh học

Thứ ba, 14:46 05/05/2009 | Nghiên cứu - Trao đổi

“Tép miệng năm ba con kiến gió/ Nghiến răng chuyển động bốn phương trời”. Hai câu trong bài thơ con cóc của vua Lê Thánh Tôn khiến tôi liên tưởng đến dịch cúm A, H1N1.

 
Virút vô hình vô ảnh, nó nghiến răng kiểu nào khiến con người mất ăn mất ngủ – toàn cầu rung chuyển. Con cóc ăn con kiến gió, còn virút vô trong tế bào của loài vật hay của con người, sinh sôi nảy nở, rồi phá vỡ để thoát ra. Mọi việc tiếp diễn âm thầm mà tác hại sinh học khó lường.

Thuốc đắng 1976

Đại dịch cúm xảy ra ở Tây Ban Nha năm 1918, khoảng 50 triệu người chết trên toàn thế giới. Đa số nạn nhân vốn là người khoẻ mạnh trong khoảng tuổi đời năng động. Virút gây ra nhiều tàn phá. Gặp virút cúm, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị giảm sút, theo giáo sư William Schaffner chuyên gia bệnh nhiễm thì: “Vài phần của hệ thống miễn dịch bị đè ép nên hoạt động kém, nhưng các phần khác trở nên quá đà, làm việc bất kể”. Hai lá phổi bệnh tổn thương, ngập chất dịch máu.

Năm 1976 tại Fort Dix, New Jersey (Mỹ) bùng lên trận cúm heo, làm chết một trong số 14 người lính mắc bệnh. Chính quyền liên bang thúc đẩy thực hiện tiêm ngừa rộng rãi. David Scencer, giám đốc cơ quan CDC lúc đó cho biết là rất lo sợ về một đại dịch cúm heo như năm 1918. Cuộc vận động tiêm chủng với hình ảnh tổng thống Gerald Ford được chích ngừa trên truyền hình phổ biến về một dịch lớn có thể lan nhanh, khoảng 40 triệu người đã tiêm phòng. Nhưng chương trình chống dịch rầm rộ này bị ngưng lại vì có ít nhất 25 người chết vì vắcxin và 500 người khác bị chứng Guillam-Barré do viêm dây thần kinh có thể đưa đến bại liệt. Cuộc vận động phòng cúm heo năm đó đem đến cái chết cho nhiều người hơn là chính virút cúm gây ra.

Nay ở tuổi 84, ông Scencer nhớ lại: “Đã hành động theo hiểu biết chắc nhất là chúng tôi đã làm đúng”. Ông thêm: “Chúng tôi đã biết nhiều về các siêu vi khuẩn hơn là lúc bấy giờ. Vào lúc này, nếu phải đối mặt với tình huống 1976, bệnh chỉ khu trú ở Fort Dix thì chúng tôi chỉ khuyến khích tiêm chủng khi bệnh đã lan ra khỏi Fort Dix. Chúng tôi rất áy náy nếu không làm mà virút cúm heo lan tràn, có thể có thêm người chết”.

Heo mà không chỉ heo

Căn bệnh bùng phát tại Mexico, Hoa Kỳ và các nước khác, được gọi là cúm heo. Ngày 30/4/2009, WHO đã thống nhất bỏ tên gọi "cúm heo" thành "cúm A/H1N1”. Tại cuộc họp báo ở Geneva hôm đó, phó tổng giám đốc WHO Fukuda dùng từ H1N1. Hai hôm trước ông còn tuyên bố chủng virút mới là virút cúm heo, WHO không có ý dùng tên nào khác tên đã được dùng. Tên đã đổi nhưng virút không đổi. Các nhà khoa học đã nghiên cứu vốn di truyền của nó, thấy rằng phần lớn các gen có nguồn gốc từ virút cúm gây bệnh nhiễm ở loài heo. Tại Ai Cập, khoảng 300.000 con heo bị giết để tránh gây bệnh. Ngành công nghiệp chăn nuôi heo ở Canada, Mỹ bắt đầu bị ảnh hưởng đáng kể.

Tổng thống Obama ngày 29/4 đã dùng từ cúm H1N1 nhân lễ nhậm chức của bộ trưởng y tế Kathleen Sebelius. Trước đó từ cúm heo của ông bị đại diện ngành công nghiệp heo phản đối.

Cúm lần này là do con virút gây ra, người ta biết là virút cúm A, H1N1. Vốn gen của virút này lại khác với virút cúm gây theo mùa cũng là A, H1N1 nhưng thuần tuý từ người. Virút mới mang DNA tổng hợp của virút cúm heo, virút cúm chim – gia cầm và của virút người, thêm những thành phần của các virút gốc châu Âu và châu Á. Các virút có thể tự tạo đột biến vốn gen (vốn di truyền) bằng cách trao đổi DNA với tế bào mang nó hay cuỗm gen, các nhà khoa học gọi là sự tái sắp xếp vốn gen.

Heo có thể lây cúm người hoặc cúm chim – gà khi các virút cúm ở các loài khác gây bệnh ở heo, chúng có thể trộn lẫn nhau trong cơ thể heo. Các virút hỗn hợp mới có thể xuất đầu lộ diện. Loài heo có thể giao trả những virút mới đột biến cho loài người, tới phiên các virút này mới lây nhiễm từ người qua người. Triệu chứng cúm heo và cúm mùa cũng giống nhau: sốt bất ngờ, ho, bải hoải chân tay và mệt đuối. Chủng virút cúm mới có vẻ gây tiêu chảy và nôn mửa hơn cúm mùa.

Ưu tiên sản xuất văcxin cúm mùa hay cúm A/H1N1?

Ở Hoa Kỳ đã có vắcxin ngừa cúm. Hiện có dự trữ 13 triệu liều. Thật là trật chìa, vắcxin đó là dành cho virút H5N1. Vài năm trước tại nước Mỹ, các nhà nghiên cứu và các quan chức đã đặt cược trên virút H5N1 gây cúm chim – gia cầm xuất hiện ở châu Á. Bốn năm sau, khi những liều tiêm chủng ban đầu được cơ quan thức ăn và thuốc (FDA) chuẩn nhận, đại dịch cúm H5N1 không thấy đâu cả.

Hiện nay loài người lao đao vì sự bùng phát của virút cúm A H1N1, không phải từ châu Á. Ngày 29/4/2009, WHO đã nâng mức báo động dịch cúm mới từ mức 4 lên mức 5, nghĩa là thế giới đang ở bờ vực của đại dịch. Nhưng tổng giám đốc của tổ chức này, bà Magaret Chan lại nói rằng: “Cũng có thể các siêu vi khuẩn chết dần đi và dừng hoạt động”. Bà Chan cho rằng còn quá sớm để các nhà sản xuất ngừng chế tạo vắcxin cúm mùa để chuyển sang tạo miễn dịch với virút A, H1N1 mới.

Các chuyên gia sức khoẻ phải cân nhắc giữa mong muốn dập tắt dịch nhanh với một số nguy cơ nghiêm trọng do đi quá nhanh. Đằng nào thì sức khoẻ và sinh mạng rất nhiều người đang bị đe doạ. Hoa Kỳ đã khởi động để có vắcxin. CDC đã cấu trúc được các thành tố cơ bản cần cho một vắcxin cúm heo mới. Bà Anne Schuchat thuộc CDC báo cáo với thượng viện Mỹ: Nếu mọi việc trơn tru, sẽ có những liều vắcxin đầu tiên vào tháng 9”.

Tuy nhiên, sản xuất vắcxin đủ để khống chế một đại dịch thật là một gánh nặng. Mặc dầu đã được đầu tư cho đợt cúm gia cầm – chim vài năm trước, các công ty dược chỉ sản xuất được gần 780 triệu liều vắcxin cúm hàng năm. Theo WHO, như vậy còn thiếu so với 6,8 tỉ người trên toàn cầu. Nếu các quan chức muốn các công ty dồn sức vào sản xuất thuốc chủng ngừa cho cúm mới thì phải cắt giảm lượng vắcxin cho đợt cúm mùa sau, việc này sẽ gây hậu quả đáng kể bởi cúm mùa giết chết khoảng 250.000 đến 500.000 người mỗi năm và gây ra khoảng 3 – 5 triệu người đau yếu nặng. Gấp rút sản xuất thì lại phải gặp khó khăn khác, chẳng hạn như là thử nghiệm hạn chế và mau hơn trên người.

Tại Hoa Kỳ người ta ngậm viên thuốc đắng do việc đi quá mau vào năm 1976. Cơ quan Y học châu Âu, tương tự như FDA của Hoa Kỳ có trách nhiệm bảo đảm bất cứ vắcxin mới nào cũng phải an toàn và hiệu quả.

Thật ấm lòng khi thấy loài người ứng phó với dịch cúm lần này. Vào ngày 27/4, WHO nâng mức báo động từ pha 3 lên pha 4, rồi đến thứ tư 29/4 lại mau lẹ tăng lên pha 5, nhằm cảnh giác toàn cầu là con người đang ở bờ vực đại dịch. Michael Ryan, giám đốc cơ quan báo động và ứng phó của WHO, nói: “Lúc này, chúng tôi chờ nâng mức báo động lên pha 6. Chúng tôi hy vọng là không có điều này”. WHO đánh giá tình hình để nhắc nhở chính quyền các nước có sự chuẩn bị tốt hầu ứng phó – WHO tổng hợp tin tức cho thấy phần lớn các nước thành viên đã rất tích cực. WHO đã gửi đến hơn 72 nước thành viên (đang phát triển) 2,4 triệu liều thuốc Tamiflu, quà tặng của công ty dược phẩm Roche trong 2005 – 2006. Liên hiệp châu Âu và các nước châu Á đều ráo riết đối phó. Đặc biệt nước đang lãnh hậu quả từ Mexico và đang phải đối phó dịch bệnh trầm trọng nhất sau Mexico có sự đầu tư hết sức chiến lược. Tổng thống Obama lãnh đạo chống dịch ở mức cao nhất, với chiến lược y tế cộng đồng – tuyệt vời cho nước Mỹ. Hẳn sẽ ảnh hưởng tốt cho toàn cầu. CDC và WHO cho thấy hoạt động rất hài hoà.

Tổng thống Obama: “Chúng tôi cũng phải chuẩn bị về lâu về dài, vì chúng ta biết là các mối đe doạ này có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. Dẫu rằng H1N1 biến thành khá nhẹ thì nó có thể bùng lại dữ hơn theo cúm mùa”…

Bà Margeret Chan – tổng giám đốc WHO: “Câu hỏi lớn nhất bây giờ là: đại dịch sẽ nghiêm trọng đến cỡ nào”. Thật khó đoán về virut này và chúng ta mới ở giai đoạn sớm. Có thể virut sẽ chết dần và ngưng hoành hành, nhưng nó có thể trở mặt, đó là lý do để chúng ta tiếp tục cảnh giác và theo dõi các cử động của nó”.
 

Bảo vệ tổng thống

Người bệnh đầu tiên nghi cúm A/H1N1 được phát hiện ở ngôi làng xa xôi vùng La Gloria. Cậu bé Eugan Hernanday 5 tuổi mắc bệnh khoảng một tháng trước. “Có vẻ cậu bé này đã lây bệnh từ một người khác đã tiếp xúc với heo”, Kathryn Edwards thuộc trung tâm y tế Vanderbilt nói. Hơn 800 người mắc bệnh trên dân số 2.000 của thị trấn này, nhưng không có ai chết. Theo WHO, cần một tuần lễ thì người Mexico mới xác định được các ca bệnh đầu tiên. Theo các quan chức y tế thì còn quá sớm để biết được bệnh lan từ La Gloria thành mối hoạ sức khoẻ toàn Mexico.

Chuyện khác hấp dẫn, phải chăng virút từ vùng La Gloria đã bay đến Nhà Trắng? Trong một cuộc họp báo hôm 29/4, Robert Gibbs, tuỳ viên báo chí Nhà Trắng thông báo một tin khá giật gân. Một quan chức của bộ Năng lượng, thành viên trong đoàn của Tổng thống Obama viếng thăm Mexico, có triệu chứng như cúm, có lây lan trong gia đình gồm vợ, con trai và cháu. Quan chức giấu tên này thuộc đoàn tiền trạm an ninh cho Steven Chu, Bộ trưởng Bộ Năng lượng, trong chuyến viếng thăm Mexico ngày 16 và 17/4.

Ông ta đến Mexico ngày 13/4, bắt đầu cảm thấy bệnh vào ngày 16/4. Hôm sau bị sốt cao rồi trở về Mỹ trên chuyến bay thương mại vào ngày 18/4. Ông có dự bữa tiệc tối ở Mexico cùng ông Obama nhưng không hề đến quá gần tổng thống, cũng không đi trên máy bay. Ông Obama và ông Chu không hề có triệu chứng bị bệnh. Ông Gibbs nói hầu như không có bất cứ thành viên nào khác trong đoàn bị lây nhiễm vì thời gian trôi qua lâu rồi kể từ chuyến đi trên. Nhưng: “cả bốn người đều bị triệu chứng nhẹ và đã hồi phục”, theo lời ông Gibbs. Việc phát hiện bệnh sát sườn nhà và nơi làm việc của tổng thống và bộ máy chính quyền đã thúc đẩy mọi người Mỹ phải tự bảo vệ mình. Nhà Trắng trấn an mọi người về sức khoẻ của tổng thống. Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Phó tổng thống Biden trả lời trên chương trình tin rằng đã bảo gia đình ông không đi máy bay và xe điện ngầm để tránh cúm heo. Tổng thống Obama dặn dò: “lo lắng nhưng không hoảng loạn”.

 
Theo GS-TS Nguyễn Chấn Hùng
Sài Gòn tiếp thị
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thiết bị kích thích não cho bệnh nhân trầm cảm

Thiết bị kích thích não cho bệnh nhân trầm cảm

Y tế - 4 năm trước

Thiết bị kích thích não được phê duyệt y tế đầu tiên của Châu Âu để điều trị trầm cảm hiện nay đã có sẵn cho mọi người sử dụng tại nhà.

Xét nghiệm tại nhà phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt

Xét nghiệm tại nhà phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt

Y tế - 4 năm trước

Nam giới có thể tự xét nghiệm nước tiểu (PUR) ngay tại nhà mà không cần đến phòng khám hay trải qua kiểm tra trực tràng.

Tế bào ung thư bị tiêu diệt nhờ căn bệnh 'nhẹ' người Việt ai cũng mắc

Tế bào ung thư bị tiêu diệt nhờ căn bệnh 'nhẹ' người Việt ai cũng mắc

Y tế - 4 năm trước

Phát hiện mới nhất của các nhà khoa học ở Anh đã phát hiện ra virus cảm lạnh có khả năng chống lại và tiêu diệt các tế bào ung thư một cách dễ dàng.

Tìm ra tế bào "khóa" ung thư ngay trong xương người

Tìm ra tế bào "khóa" ung thư ngay trong xương người

Y tế - 4 năm trước

Một quần thể tế bào xương tự thay đổi chức năng kỳ lạ vừa được các nhà khoa học Mỹ xác định, triển vọng tạo ra phương pháp mới "khóa" ung thư di căn.

Vòng 2 càng to, nguy cơ mắc ung thư vú càng tăng

Vòng 2 càng to, nguy cơ mắc ung thư vú càng tăng

Y tế - 5 năm trước

Những phụ nữ cân nặng bình thường nhưng nhiều mỡ bụng có nguy cơ mắc ung thư vú gấp gần 2 lần so với những người có lượng mỡ ít.

Chế tạo thành công loại virus chuyên diệt tế bào ung thư

Chế tạo thành công loại virus chuyên diệt tế bào ung thư

Y tế - 5 năm trước

Các nhà khoa học vừa thử nghiệm thành công loại virus được họ biến đổi trong phòng thí nghiệm để phục vụ cho liệu pháp trị ung thư mới cực kỳ hiệu quả.

Phụ nữ thức dậy sớm ít bị ung thư vú

Phụ nữ thức dậy sớm ít bị ung thư vú

Y tế - 5 năm trước

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh cho thấy phụ nữ ngủ sớm và dậy sớm ít bị ung thư vú so với người hay thức khuya.

Tìm thấy "thần dược chăn gối" mà quý ông đang săn lùng

Tìm thấy "thần dược chăn gối" mà quý ông đang săn lùng

Y tế - 5 năm trước

Nghiên cứu mới cho thấy quý ông có thể kéo dài thời gian "yêu" lên gần gấp đôi và phòng ngừa chứng xuất tinh sớm nếu mỗi ngày chịu khó chạy bộ hoặc đạp xe 40 phút.

'Tuổi của não' xác định ai sẽ chết trẻ

'Tuổi của não' xác định ai sẽ chết trẻ

Nghiên cứu - Trao đổi - 6 năm trước

Các nhà thần kinh học cho biết có thể đoán được một người nào đó sẽ chết trẻ chỉ bằng cách quét não của họ.

Aspirin liều thấp có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy

Aspirin liều thấp có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy

Y tế - 7 năm trước

Nghiên cứu mới cho thấy có bằng chứng xác định uống aspirin liều thấp mỗi ngày có thể làm giảm rủi ro ung thư tuyến tụy, theo hãng tin UPI.

Top