Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chính sách Dân số Hàn Quốc (1)

GiadinhNet - Việc thực hiện chính sách kiểm soát sinh tại Hàn Quốc đơn giản và minh bạch.

Hình thành chính sách kiểm soát sinh

Tháng 5/1961, tướng Pắc-chung Hy, lãnh đạo quân đội dành quyền kiểm soát đất nước và thành lập Hội đồng tối cao Tái thiết Đất nước (SCNR). Đây là cơ quan đưa ra những quyết định hàng đầu của Chính phủ lâm thời. 

Công việc chính của Hội đồng là đưa ra các quyết sách nhằm khởi động nền kinh tế trì trệ truyền thống của quốc gia. Thành công quan trọng nhất của Hội đồng là phác thảo Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất. Tư tưởng kiểm soát dân số hay kiểm soát sinh khởi phát từ Ủy ban Tư vấn xã hội (SAC) thuộc Hội đồng này.
 
Giáo sư Koh Whang-Kyung, một nhà xã hội học, đã kêu gọi một chính sách kiềm chế số ca sinh và bà đã nhận được sự hỗ trợ từ một đồng nghiệp nam, Giáo sư Lee Hae-Young. Họ đề xuất chính sách kiểm soát sinh lên Ủy ban trên cơ sở luận chứng rằng gia tăng dân số là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và tác động xấu đến nền kinh tế của đất nước. 

Ủy ban Tư vấn xã hội và Uỷ ban Tư vấn kinh tế đã xem xét nghiên cứu đề xuất này. Với sự ủng hộ của hai Ủy ban này, đề xuất được đệ trình và cuối cùng được Hội đồng Tối cao tái thiết đất nước thông qua. Toàn bộ quá trình chỉ mất có hai tháng (Caldwell 1969; Kim, Ross, and Worrth 1972, 39- 44). 

Tháng 10/1961, tướng Pắc - Chủ tịch Hội Đồng Tối cao - tuyên bố áp dụng chính sách KHHGĐ tại một hội nghị báo chí quốc gia. Thông cáo báo chí ngày 19/10/1961 mô tả quyết định của Chính phủ như sau:
 
Tướng Pác đã tuyên bố Bộ Y tế và Các vấn đề xã hội đang xem xét và chuẩn bị một đề xuất cho một phong trào toàn quốc mới gọi là “KHHGĐ”. Nếu không kiểm soát được tình hình gia tăng dân số thì sẽ ảnh hưởng đến thành công của kế hoạch kinh tế, ông cũng chỉ ra rằng một kế hoạch quốc gia mới sẽ được thực thi, không phải là bắt buộc mà thông qua phong trào tự nguyện. (Dong-A Ilbo,3)
 
Từ thông điệp ngắn gọn nhưng mang tính lịch sử này, có thể thấy rõ những nét đặc trưng của chương trình KHHGĐ Hàn Quốc trong thời kỳ sơ khai. Mục tiêu cơ bản của chính sách là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Biện pháp thực hiện chính sách này là tuyên truyền vận động. 

Với cách tiếp cận này, Bộ trưởng Y tế và Các vấn đề xã hội được giao đảm nhận nhiệm vụ và Hội KHHGĐ Hàn Quốc là tổ chức thực hiện các chương trình dân sự. Hội KHHGĐ Hàn Quốc được thành lập chỉ trước khi quân đội tiến hành đảo chính và hầu hết các thành viên là bác sỹ. Trên thực tế, chương trình đã từng là nỗ lực tự nguyện của khu vực tư nhân.
 
Nhà nước đã can thiệp vào mọi mặt của chương trình, một minh chứng rõ ràng nhất là chương trình luôn là cấu phần không thể tách rời của tất cả các Kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân. Thực tế này được đánh giá là điểm mạnh nhất của chương trình KHHGĐ Hàn Quốc.
 
Việc thông qua chính sách quá nhanh, không có quá nhiều tranh luận và chuẩn bị khiến cho một số bộ phận ưu tú trong dân chưa sẵn sàng thảo luận về các vấn đề dân số. Vào khoảng năm 1960, một số bác sỹ, nhà khoa học xã hội và các nhà truyền giáo đã nỗ lực truyền bá, thúc đẩy ý tưởng hạn chế quy mô gia đình và kiểm soát dân số (Yang 1991). Ý tưởng này dường như xuất phát từ Mỹ.
 
Kết quả Tổng điều tra dân số Hàn Quốc đã gióng hồi chuông cảnh báo về “bùng nổ dân số” tại một số vùng, nhưng hầu hết người dân Hàn Quốc, bao gồm cả các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách vẫn chưa nhận thức rõ về ý tưởng kiểm soát sinh trước khi Chính phủ áp dụng chính sách dân số. 

Bất chấp nhu cầu rất lớn về các biện pháp tránh thai, thể hiện bằng việc gia tăng số ca nạo phá thai ở phụ nữ có chồng, quan điểm khuyến sinh vẫn tồn tại ở các cấp quản lý nhà nước. Những kiến thức về dân số hầu như không tồn tại. 

Cho đến năm 1960, mới chỉ có một số khoá học về dân số được tổ chức tại các trường đại học và trước năm 1962 vẫn chưa thực hiện bất cứ một cuộc nghiên cứu toàn diện nào về dân số. (Lee 1970) Chính vì vậy, việc ban hành chính sách dân số của Chính phủ chưa nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng và giới chuyên môn, chỉ dừng lại ở mức thúc đẩy nghiên cứu và giảng dạy về dân số.
 
Còn tiếp
Giáo sư xã hội học Tai-Hwan Kwon
Khoa xã hội học, Đại học Quốc gia Seoul
Nguồn: Các chính sách và chương trình dân số ở Đông Á - Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người già gặp phải (kỳ 2): Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói riêng trong thời đại công nghệ số 4.0

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người già gặp phải (kỳ 2): Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói riêng trong thời đại công nghệ số 4.0

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Thoái hóa đốt sống lưng tình trạng nặng có thể gây liệt nửa người, nhiều người bệnh rồi mà không biết rèn luyện thể lực, cũng không biết "Ứng dụng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (S-Health)" để được nhắc nhở, hướng dẫn, hay cấp cứu kịp thời.

Dùng thuốc trị động kinh khi mang thai, tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ

Dùng thuốc trị động kinh khi mang thai, tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Phụ nữ dùng thuốc trị động kinh acid valproic trong thời kỳ mang thai có nguy cơ sinh con mắc bệnh tự kỷ cao hơn gấp đôi, một nghiên cứu mới đây cho thấy.

Lộ sự thật về chứng "lên đỉnh" dồn dập ở chị em

Lộ sự thật về chứng "lên đỉnh" dồn dập ở chị em

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Các nhà khoa học Harvard cuối cùng đã tìm ra nguyên nhân và chữa khỏi cho một số phụ nữ khổ sở bấy lâu nay vì cả trăm cơn "lên đỉnh" dồn dập mỗi ngày.

Tạo phôi thai chuột không cần trứng và tinh trùng

Tạo phôi thai chuột không cần trứng và tinh trùng

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Các tế bào gốc này có khả năng tạo ra cả ba loại tế bào được tìm thấy trong phôi sớm.

Bao cao su đầu tiên được thiết kế để tiêu diệt virus HIV

Bao cao su đầu tiên được thiết kế để tiêu diệt virus HIV

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

Kết quả kiểm tra đã cho thấy bao cao su VivaGel có hiệu quả trong việc khử 99,9% virus HIV, herpes và các virus u nhú ở người.

Cho tương lai phát triển bền vững

Cho tương lai phát triển bền vững

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

GiadinhNet - Báo cáo số liệu Thanh niên Thế giới năm 2013 của Văn phòng Tham chiếu Dân số Hoa Kỳ (PRB) cho thấy, trên thế giới hiện nay, thanh niên (nhóm dân số từ 10-24 tuổi) là hơn 1,8 tỷ người, chiếm 25% tổng dân số thế giới.

Thử nghiệm mới giúp tăng tỉ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công

Thử nghiệm mới giúp tăng tỉ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh), các tế bào sản xuất năng lượng sản sinh ra nhiều DNA trong phôi thai là một tín hiệu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khiến người phụ nữ được thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không thành công.

Thêm một nguyên nhân khó thụ thai bị nhiều người bỏ qua

Thêm một nguyên nhân khó thụ thai bị nhiều người bỏ qua

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

Phụ nữ có lượng cholesterol cao sẽ mất nhiều thời gian để thụ thai hơn những người có lượng cholesterol bình thường.

Thuốc ngừa thai không giết chết khoái cảm tình dục

Thuốc ngừa thai không giết chết khoái cảm tình dục

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, Scotland và Cộng hòa Czech cho thấy thuốc ngừa thai không giết chết ham muốn tình dục nhưng chính việc ngưng sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng lên khoái cảm của người phụ nữ.

Những bí mật liên quan đến hệ thống sinh sản của phụ nữ

Những bí mật liên quan đến hệ thống sinh sản của phụ nữ

Chất lượng cuộc sống - 10 năm trước

Màng trinh là phần vô ích, tử cung có khả năng siêu đàn hồi, trong âm đạo có tính axit, không thể xác định chính xác lúc thụ thai... là những điều có thể bạn chưa biết về bộ máy sinh sản nữ giới.

Top