Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ghép thận sống có thọ?

Thứ sáu, 16:22 21/01/2011 | Nghiên cứu - Trao đổi

Sau ghép thận cuộc sống có trở lại bình thường? Nếu cơ thể không chấp nhận quả thận mới thì phải làm sao?...

Ghép thận là phẫu thuật lấy một quả thận còn tốt từ người cho để ghép vào cơ thể người nhận. Phẫu thuật này hiện không phải quá mới mẻ với các bác sĩ Việt Nam. Tuy nhiên với người bệnh cần ghép thận và cả người cho thận, khi nghe nói ghép thận hay có những nỗi lo: ghép thận có nguy hiểm? Sau ghép thận cuộc sống có trở lại bình thường? Nếu cơ thể không chấp nhận quả thận mới thì phải làm sao?...

Ai cần ghép thận?

Chính là những người bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Đây là tình trạng suy giảm gần như hoàn toàn chức năng của thận, nếu không dùng phương pháp điều trị tích cực sẽ đưa đến tử vong. Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối vẫn có thể sống bằng các phương pháp điều trị khác như: thận nhân tạo, lọc màng bụng... Tuy nhiên những cách này mang tính chất thay thế và nhân tạo, chất lượng cuộc sống không cao. Ghép thận là cách tốt nhất giúp bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có cuộc sống tương đối bình thường.
 

Để được ghép thận, người suy thận mạn giai đoạn cuối còn phải đáp ứng một số yêu cầu như: không mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính hoặc mạn tính (lao, viêm gan tiến triển, AIDS…), đủ sức khoẻ tối thiểu để chịu đựng cuộc mổ, không có chống chỉ định phẫu thuật…

Các nguồn thận để ghép
 
Cho một thận vẫn sống
bình thường

Một người có thể sống bình thường, lâu dài với một quả thận. Không có bất cứ hạn chế nào, kể cả hoạt động thể lực. Tuổi thọ không thay đổi. Thận còn lại đảm nhiệm chức năng hai thận, nó sẽ tăng kích thước để bù trừ quả thận bị mất. Phụ nữ có một thận vẫn có thể sinh con.

Để có thể cho thận, nếu người cho vẫn còn sống, họ phải: tự nguyện muốn hiến thận, có sức khỏe tốt, không bệnh truyền nhiễm (nếu có, phải chữa khỏi), phù hợp nhóm máu, có sự hòa hợp tối thiểu của hệ thống HLA (Human Leukocyte Antigens – các kháng nguyên bạch cầu ở người), không có phản ứng miễn dịch giữa người cho và người nhận. Trường hợp người cho chết não, sẽ có hội đồng giám định theo luật, giải thích cho thân nhân người bệnh và cho phép lấy thận.

Thận dùng để ghép có thể chọn từ những người còn sống có quan hệ họ hàng với người nhận thận như: cha mẹ, anh chị em ruột, chú bác cô cậu dì, ông bà nội ngoại. Cũng có thể ghép từ những người còn sống không huyết thống tình nguyện hiến tặng.

Một nguồn khác là từ những người cho thận đã chết não nhưng tim còn đập (tức đã chết hoàn toàn về mặt sinh học nhưng tim vẫn đập do có sự hỗ trợ của máy móc), nguyên nhân chết có thể do chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não… Ngoài ra còn có nguồn thận từ người cho thận chết não, tim ngừng đập. Chất lượng của nguồn thận này dĩ nhiên không tốt bằng thận lấy khi tim còn đập. Về ghép thận, hiện có mấy loại sau:

Ghép tự thân: là ghép thận của cùng một cơ thể. Ví dụ, bệnh nhân bị hẹp động mạch thận. Sau khi lấy thận, cắt bỏ đoạn động mạch thận hẹp và đem thận ghép lại ở nơi khác trong cơ thể.

Ghép cùng gen: là ghép thận giữa hai người giống nhau hoàn toàn về di truyền. Ví dụ, ghép thận giữa hai anh em sinh đôi cùng trứng.

Ghép khác gen, cùng loài: loại ghép này thường gặp, thận được ghép giữa hai người không giống về mặt di truyền. Ví dụ, ghép thận của ông A sang cơ thể ông B hay bà C.

Ghép khác loài: là ghép thận giữa hai loài khác nhau. Ví dụ, ghép thận của heo vào cơ thể khỉ.

Trong các loại ghép trên, ghép tự thân và ghép cùng gen có kết quả rất tốt, do có giống nhau về mặt di truyền. Ngược lại, ghép khác loài có phản ứng loại thải trầm trọng nhất.

Dùng thuốc chống thải ghép suốt đời

Khi ghép thận từ người này cho người khác, cơ thể người nhận sẽ phát hiện thận ghép đó là vật lạ và nó sẽ tạo ra các kháng thể chống lại, gây thải loại thận vừa ghép. Do đó, người được ghép thận sẽ phải dùng thuốc ức chế miễn dịch liên tục và suốt đời để chống thải ghép. Sau ghép, bệnh nhân cần theo dõi và tái khám thường xuyên để phát hiện thải ghép và điều trị sớm, nếu có. Việc phục hồi nhanh hay chậm còn phụ thuộc tinh thần, thuốc dùng và thực hiện đúng những hướng dẫn của thầy thuốc.
 
Cần lưu ý, thuốc ức chế miễn dịch có thể ức chế hệ thống miễn dịch chống nhiễm khuẩn nên bệnh nhân ghép thận dễ bị nhiễm khuẩn hơn người bình thường. Vì vậy phải phòng ngừa nhiễm khuẩn theo hướng dẫn của thầy thuốc. Thuốc cũng sẽ có một số tác dụng phụ và không giống nhau ở mỗi bệnh nhân nên cần theo dõi và kiểm tra sức khoẻ định kỳ.

Sau ghép thận, người bệnh sẽ có chức năng thận và một cuộc sống như người bình thường. Hầu hết các trường hợp đều có đời sống tình dục bình thường và phụ nữ có thể sinh con. Quá trình sống tiếp theo dài hay ngắn còn tuỳ vào cách chăm sóc sức khoẻ và những yếu tố khác tác động, chứ không phải chỉ ở quả thận mới.

Theo TS.BS Từ Thành Trí Dũng
SGTT
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thiết bị kích thích não cho bệnh nhân trầm cảm

Thiết bị kích thích não cho bệnh nhân trầm cảm

Y tế - 4 năm trước

Thiết bị kích thích não được phê duyệt y tế đầu tiên của Châu Âu để điều trị trầm cảm hiện nay đã có sẵn cho mọi người sử dụng tại nhà.

Xét nghiệm tại nhà phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt

Xét nghiệm tại nhà phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt

Y tế - 4 năm trước

Nam giới có thể tự xét nghiệm nước tiểu (PUR) ngay tại nhà mà không cần đến phòng khám hay trải qua kiểm tra trực tràng.

Tế bào ung thư bị tiêu diệt nhờ căn bệnh 'nhẹ' người Việt ai cũng mắc

Tế bào ung thư bị tiêu diệt nhờ căn bệnh 'nhẹ' người Việt ai cũng mắc

Y tế - 4 năm trước

Phát hiện mới nhất của các nhà khoa học ở Anh đã phát hiện ra virus cảm lạnh có khả năng chống lại và tiêu diệt các tế bào ung thư một cách dễ dàng.

Tìm ra tế bào "khóa" ung thư ngay trong xương người

Tìm ra tế bào "khóa" ung thư ngay trong xương người

Y tế - 4 năm trước

Một quần thể tế bào xương tự thay đổi chức năng kỳ lạ vừa được các nhà khoa học Mỹ xác định, triển vọng tạo ra phương pháp mới "khóa" ung thư di căn.

Vòng 2 càng to, nguy cơ mắc ung thư vú càng tăng

Vòng 2 càng to, nguy cơ mắc ung thư vú càng tăng

Y tế - 5 năm trước

Những phụ nữ cân nặng bình thường nhưng nhiều mỡ bụng có nguy cơ mắc ung thư vú gấp gần 2 lần so với những người có lượng mỡ ít.

Chế tạo thành công loại virus chuyên diệt tế bào ung thư

Chế tạo thành công loại virus chuyên diệt tế bào ung thư

Y tế - 5 năm trước

Các nhà khoa học vừa thử nghiệm thành công loại virus được họ biến đổi trong phòng thí nghiệm để phục vụ cho liệu pháp trị ung thư mới cực kỳ hiệu quả.

Phụ nữ thức dậy sớm ít bị ung thư vú

Phụ nữ thức dậy sớm ít bị ung thư vú

Y tế - 5 năm trước

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh cho thấy phụ nữ ngủ sớm và dậy sớm ít bị ung thư vú so với người hay thức khuya.

Tìm thấy "thần dược chăn gối" mà quý ông đang săn lùng

Tìm thấy "thần dược chăn gối" mà quý ông đang săn lùng

Y tế - 5 năm trước

Nghiên cứu mới cho thấy quý ông có thể kéo dài thời gian "yêu" lên gần gấp đôi và phòng ngừa chứng xuất tinh sớm nếu mỗi ngày chịu khó chạy bộ hoặc đạp xe 40 phút.

'Tuổi của não' xác định ai sẽ chết trẻ

'Tuổi của não' xác định ai sẽ chết trẻ

Nghiên cứu - Trao đổi - 6 năm trước

Các nhà thần kinh học cho biết có thể đoán được một người nào đó sẽ chết trẻ chỉ bằng cách quét não của họ.

Aspirin liều thấp có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy

Aspirin liều thấp có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy

Y tế - 7 năm trước

Nghiên cứu mới cho thấy có bằng chứng xác định uống aspirin liều thấp mỗi ngày có thể làm giảm rủi ro ung thư tuyến tụy, theo hãng tin UPI.

Top