Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những trường hợp nào không nên sử dụng tiêm tránh thai?

GiadinhNet - Tiêm tránh thai được sử dụng khi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản muốn dùng một biện pháp tránh thai (BPTT) tạm thời và có hồi phục.

Hỏi: Biện pháp tiêm tránh thai được sử dụng như thế nào?
 
Trả lời: Tiêm thuốc tránh thai vào bắp thịt sâu (cơ Delta hoặc cơ mông); sau khi rút kim không xoa vùng tiêm để tránh thuốc lan tỏa sớm và nhanh.
 
- Tiêm mũi đầu tiên: Trong chu kỳ kinh nguyệt có thể tiêm bất cứ ngày nào nếu chắc chắn không có thai, trường hợp nghi ngờ cần phải dùng que thử thai và phải dùng bao cao su hoặc kiêng giao hợp trong hai ngày sau tiêm. Tốt nhất là tiêm trong vòng 7 ngày kể từ ngày có kinh đầu tiên.
 
Sau phá thai: Tiêm mũi đầu tiên ngay trong vòng 7 ngày sau phá thai. Sau sinh: Nếu cho con bú, tiêm mũi đầu tiên sau sinh 6 tuần; nếu không cho con bú tiêm từ tuần thứ ba sau sinh. Sau chuyển đổi từ BPTT khác: Tiêm mũi đầu tiên sau khi ngừng BPTT khác.        
 
- Các mũi tiêm lần sau: Khoảng cách 3 tháng với DMPA, Contracep và Petogen hoặc 2 tháng với NET-EN, kể từ ngày tiêm mũi trước đó.          
 
- Theo dõi sau khi tiêm tránh thai: Viêm nhiễm tại chỗ, đau, đỏ vùng tiêm hoặc bị áp xe. Các tác dụng phụ có thể gặp dùng tiêm tránh thai như: Ra máu thấm giọt hoặc kinh nguyệt không đều; Vô kinh; Ra máu hoặc quá nhiều (từ gấp đôi bình thường trở lên) hoặc kéo dài (từ 8 ngày trở lên); Nhức đầu...           Đến gặp cán bộ y tế khi có điều gì đó bất thường (ra máu âm đạo nhiều, nhức đầu kèm theo mờ mắt, xuất hiện bệnh lý nội khoa, nghi ngờ có thai).
 
Hỏi: Những trường hợp nào không nên sử dụng tiêm tránh thai?
 
Trả lời: Tiêm tránh thai được sử dụng khi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản muốn dùng một BPTT tạm thời và có hồi phục. Phụ nữ đang có thai hoặc đang bị ung thư vú tuyệt đối không nên sử dụng biện pháp tiêm tránh thai. Một số trường hợp sau đây cũng nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện biện pháp tiêm tránh thai:          
 
- Có nhiều nguy cơ bị bệnh mạch vành (như lớn tuổi, hút thuốc lá, tiểu đường và tăng huyết áp).          
 
- Tăng huyết áp (HA tâm thu ≥ 160 mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 100 mmHg) hoặc có bệnh lý mạch máu.          
 
- Đang bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi hoặc đã từng hoặc đang bị tai biến mạch máu não hoặc thiếu máu cơ tim.          
 
- Đang bị lupus ban đỏ hệ thống và có kháng thể kháng phospholipid (hoặc không làm xét nghiệm) hoặc có giảm tiểu cầu trầm trọng.          
 
- Ra máu âm đạo bất thường chưa được chẩn đoán nguyên nhân.          
 
- Đã từng bị ung thư vú và không có biểu hiện tái phát trong vòng 5 năm trở lại.          
 
- Tiểu đường có biến chứng (thận, thần kinh, võng mạc, mạch máu) hoặc trên 20 năm.          
 
- Xơ gan mất bù có suy giảm chức năng gan trầm trọng hoặc u gan (ngoại trừ trường hợp tăng sinh lành tính dạng nốt - benign focal nodular hyperplasia)          
 
- Không tiếp tục sử dụng nếu khách hàng đau nửa đầu có kèm mờ mắt. Sử dụng bảng kiểm tra sức khỏe, nếu đối tượng trả lời là "Không" với tất cả các câu hỏi thì tại thời điểm kiểm tra, đối tượng có thể dùng thuốc tiêm tránh thai, nếu một câu trả lời "Có" thì hướng dẫn đối tượng đến cơ sở y tế để xác định.  
 
Bảng kiểm tra sức khỏe sử dụng thuốc tiêm tránh thai
 
TT NỘI DUNG KHÔNG
1 Dưới 16 tuổi    
2 Nghi có thai    
3 Ra máu bất thường không rõ nguyên nhân    
4 Khối u ở vú hoặc ở đường sinh dục    
5 Vàng mắt, vàng da    
6 Bị ngất hoặc lên cơn giật    
7 Muốn có thai trở lại trong vòng 1 năm    
 
Hỏi: Biện pháp tiêm tránh thai có ưu và nhược điểm như thế nào?
 
Trả lời: Biện pháp tiêm tránh thai có các ưu và nhược điểm sau đây:
 
1. Về ưu điểm :        
 
- Có tác dụng lâu dài (tiêm một mũi có tác dụng tránh thai trong 2 hoặc 3 tháng) ;          
 
- Kín đáo, thuận tiện;          
 
- Có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú (sau 6 tuần kể từ khi sinh) vì không gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa;          
 
- Có thể dùng cho phụ nữ trên 35 tuổi có chống chỉ định với viên uống tránh thai kết hợp có Estrogen. Giảm lượng máu kinh, có lợi cho sức khoẻ của phụ nữ ;          
 
- Có thể góp phần giảm nguy cơ u xơ tử cung, u vú, ung thư nội mạc tử cung, viêm khung chậu, u buồng trứng. 2. Nhược điểm:
 
- Không giúp đề phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS;
 
- Do thuốc có tác dụng lâu dài, sau ngừng DMPA sẽ chậm có thai (chậm hơn 2-4 tháng so với thuốc tránh thai khác);
 
- Có những thay đổi về kinh nguyệt: Thường xuất hiện mất kinh sau 9-12 tháng sử dụng. Đôi khi kinh nhiều hoặc kéo dài sau khi sử dụng 1-2 tháng.
 
- Không thuận tiện sử dụng cho người có ý định tránh thai trong vòng một năm.
 
Hỏi: Thuốc cấy tránh thai là gì? Cơ chế tránh thai như thế nào?
 
Trả lời: - Thuốc cấy tránh thai là BPTT tạm thời, chứa nội tiết tố nữ Progestin. Ở Việt Nam, thuốc cấy tránh thai hiện có các loại: Norplant, Implanon và Sino Implant II (đang thử nghiệm lâm sàng). Hiệu quả tránh thai 99% trong năm đầu sử dụng. Norplant: gồm 6 nang (que) mềm, vỏ bằng chất dẻo sinh học, mỗi nang chứa 36mg Levonorgestrel, được cấy vào dưới da, mặt trong cánh tay người phụ nữ.  Norplant có tác dụng tránh thai 5 năm (hoặc 7 năm với những phụ nữ có trọng lượng dưới 70kg tại thời điểm cấy và trong quá trình sử dụng).
 
Implanon: chỉ có một nang, chứa 68mg Etonogestrel, được cấy vào dưới da, mặt trong cánh tay người phụ nữ. Implanon có tác dụng tránh thai 3 năm.
 
Sino Implant II: gồm 2 nang, mỗi nang chứa cùng một lượng nội tiết 75 mg Levonorgestrel, có tác dụng tránh thai 4 năm.
 
- Cơ chế tránh thai của cấy tránh thai:
 
Ức chế phóng noãn do nồng độ cao liên tục của Progestin trong máu.
 
Làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng thâm nhập vào âm đạo để lên tử cung.
 
Làm nội mạc tử cung kém phát triển, không thích hợp cho trứng làm tổ.
 
Làm chậm sự di chuyển của tinh trùng lên vòi tử cung.
 
Hỏi: Biện pháp cấy tránh thai được sử dụng như thế nào?
 
Trả lời: - Có thể cấy vào bất kỳ ngày nào trong vòng kinh (khi chắc chắn không có thai, trường hợp nghi ngờ cần thử thai và phải dùng BPTT tạm thời trong 2 ngày sau cấy), tốt nhất là cấy trong vòng 7 ngày đầu của vòng kinh.
 
- Ngay sau phá thai: Trong vòng 7 ngày; Nếu cấy thuốc sau phá thai 7 ngày phải sử dụng thêm BPTT hỗ trợ trong 7 ngày kế tiếp.
 
- Sau khi đẻ: Nếu không cho con bú có thể cấy thuốc dưới 21 ngày sau đẻ; Nếu cho con bú: Có thể cấy thuốc vào tuần thứ 6 sau đẻ trở đi. Sau khi cấy cần theo dõi khách hàng xem có có tụ máu, chảy máu chỗ cấy không; Ngày thứ 2, thứ 3 và tuần lễ đầu xem có nhiễm khuẩn không; Tháng đầu có thể bị nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, trứng cá; Theo dõi vú; Những tháng sau: Đau vú; thay đổi kinh nguyệt, ra máu kéo dài, có thể mất kinh; có cơn bốc hoả; đau ở nơi cấy. Trong phiếu theo dõi phải ghi rõ ngày cấy thuốc, vị trí cấy trên cánh tay một cách chính xác để vừa dễ theo dõi, vừa dễ xác định vị trí khi cần tháo nang thuốc ra. Người cấy thuốc phải ghi tên đầy đủ và ký vào phiếu theo dõi. Hết hạn thuốc có tác dụng, khách hàng phải trở lại cơ sở y tế để tháo ra và cấy nang khác nếu muốn.Khách hàng có thể yêu cầu lấy nang thuốc ra bất kỳ thời điểm nào do ý muốn cá nhân hoặc do những thay đổi không mong muốn của thuốc.
 
B.T
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top