Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Nhà cháu phải đẻ hết trứng mới thôi"

Thứ năm, 15:34 17/07/2014 | KHHGĐ

Có thời gian tiếp xúc với những người làm công tác dân số mới hiểu, không phải bất cứ ai cũng có đủ thời gian, đủ khả năng thuyết phục và tính kiên trì để có thể theo đuổi công việc này. Bởi trong quá trình tiếp xúc để tuyên truyền, vận động, các cộng tác viên dân số cho biết, họ đã gặp phải không ít những sự xua đuổi, những ánh mắt dè bỉu, những “tai bay vạ gió”, và cả những câu chuyện cười ra nước mắt.

“Các bà làm mất sung sướng của tôi”

Từng có 10 năm gắn bó với công việc của một cộng tác viên dân số, cô Phương Thị Diệp, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ - Hà Nội vô cùng hào hứng khi nhắc đến những thành tích, những cuộc vận động thành công mà cô đã đạt được trong quãng thời gian làm việc của mình. Tuy nhiên, cô Diệp cũng cho biết, công việc này đòi hỏi một sự kiên trì, nhẫn nại, và bền bỉ đến vô cùng.

"Nhà cháu phải đẻ hết trứng mới thôi" 1
Ảnh minh họa

Cô bảo, nếu đến nhà vận động, tư vấn mà chủ nhà là những gia đình có học thức, cư xử lịch sự thì mọi thứ sẽ rất nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu gặp phải những gia đình có trình độ nhận thức kém, và các ông chồng “chí phèo”, thì sự khó khăn càng tăng lên gấp bội. Thậm chí các cộng tác viên còn bị xua đuổi, bị “chửi thẳng vào mặt”...và còn bị coi thường.

"Ví như, có bà mẹ chồng, mỗi lần thấy cộng tác viên dân số đến nói chuyện, vận động con dâu của mình về vấn đề sinh đẻ có kế hoạch là bà ta lại lườm, nguýt, nói kích nói bác, bảo người tư vấn là những kẻ dỗi hơi, nhòm ngó cả việc con trai con gái họ ăn ngủ với nhau" - cô Diệp kể.

Hay thậm chí có nhà, mỗi lần mở cửa nhìn thấy cộng tác viên dân số là không nói không rằng, đóng sầm cửa lại. Những ông chồng “chí phèo”, những kẻ say rượu cũng khiến cho các các cộng tác viên dân số phải phát hoảng.

Cô nhớ, “có lần, tôi mang bao cao su đến cho một hộ gia đình đang trong độ tuổi sinh nở. Nhưng bước vào nhà thì tôi mới phát hiện ra rằng, ông chồng đang say rượu. Vì thế, tôi tế nhị chỉ định nói chuyện chào hỏi xã giao rồi về. Nhưng vì trong cụm dân cư, ai cũng biết tôi làm công tác dân số. Và anh chồng này cũng vậy. Vừa thấy tôi đến, anh ta đang nằm trên ghế bỗng ngồi nhỏm dậy, tiến đến chỗ tôi, chỉ tay vào tôi và bảo tôi không được “tuyên truyền vớ vẩn”. Đặc biệt không được đưa bao cao su cho vợ anh ta, không thì anh ta giết. Vì như thế là “các bà làm mất sung sướng của tôi”.

“Thấy thế, tôi phải chạy ra cửa, lục tìm trong túi xách lấy tờ báo có in mầu rồi gói số bao cao su thành một gói quà rồi mới dám đưa cho cô vợ và bảo, “có tí phần thưởng của phường gửi tặng. Sau đó, tôi phải rút ngay"

“Đặt vòng làm gì, đặt vòng có tiền không?”

Trong công tác vận động kế hoạch hóa gia đình, việc vận động chị em phụ nữ đã sinh 2 con đi làm thủ tục tránh thai cũng là công việc được những người làm dân số hết sức quan tâm. Tuy nhiên, xung quanh việc vận động này, các cộng tác viên cũng thường gặp phải những câu chuyện cười ra nước mắt.

Cô Kiều Thị Lương, Phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ kể: Có lần, để vận động được một cô vợ đi đặt vòng tránh thai, cô đã phải bỏ công sức ra rất nhiều, đi đến năm lần bảy lượt thì cô vợ đó mới đồng ý giấu chồng đi đặt vòng tránh thai.

"Sau đó, tôi còn phải cùng người vợ lên trung tâm y tế để đặt vòng rồi chờ cho mọi việc diễn ra tốt đẹp, mới yên tâm về nhà.

Ai ngờ, sáng sớm hôm sau, đi qua nhà của gia đình đó, tôi chợt giật mình khi nghe thấy tiếng nồi niêu, bát đĩa vỡ loảng choảng. Rồi tiếng cãi chửi nhau ầm ĩ.

Tôi chờ cho hết cãi nhau rồi mới hỏi chuyện cô vợ thì được biết, cuộc cãi cọ đó có liên quan đến việc cô vợ đi đặt vòng. Vì theo thường lệ, sau khi đi đặt vòng, 2 vợ chồng sẽ phải kiêng chuyện chăn gối trong ít ngày. Tuy nhiên, vì làm việc giấu chồng nên tối đó, anh chồng đòi hỏi thì bị vợ từ chối.

Thấy vậy, anh chồng nghi ngờ vợ ngoại tình nên ra sức chửi bới, đánh đấm vợ. Cô vợ vội khai sự thật, những tưởng anh chồng sẽ hiểu và thông cảm, nhưng không ngờ, anh chồng càng nổi giận, đập hết xong nồi, bát đĩa trong nhà" - cô Lương kể.

“Chưa hết, anh này còn tìm gặp người đưa vợ anh ta đi đặt vòng để “hỏi tội” rồi tuyên bố: “nhà cháu cứ phải đẻ hết trứng thì thôi. Đặt vòng làm gì? Đặt vòng thì có được cho tiền không? ”- cô Lương nói thêm.

Theo Huy Phạm (VietNamNet.vn)

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top