Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kiên Giang: 10 năm thực hiện công tác DS-KHHGĐ

Thứ năm, 17:46 07/07/2011 | KHHGĐ

GiadinhNet - Trong 10 năm thực hiện công tác DS-KHHGĐ, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Kiên Giang đang phải đối mặt với không ít thách thức.

 
Thành tựu 10 năm
 
Công tác DS-KHHGĐ được Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng khóa VII và Nghị quyết 47 của Bộ chính trị xác định là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta.

Đối với Kiên Giang, những năm qua và nhất là 5 năm trở lại đây, công tác DS-KHHGĐ có nhiều chuyển biến tích cực, tác động trực tiếp đến việc phát triển kinh tế, xã hội. Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Kiên Giang đều có các văn bản chuyên đề, các chủ trương về DS-KHHGĐ phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tế của tỉnh.
 

Những chiến dịch tăng cường truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS suốt những năm qua giúp công tác DS-KHHGĐ ở Kiên Giang có được kết quả hôm nay.

 
Nguồn đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ ở các cấp được tăng cường. Công tác DS-KHHGĐ ngày càng mang tính xã hội hóa cao; nhận thức của người dân về DS-KHHGĐ được nâng lên rõ rệt. Nhờ vậy, từ một tỉnh có mức sinh cao nhất nhì khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đến nay kết thúc chiến lược Dân số Kiên Giang giai đoạn 2001-2010, tỉnh Kiên Giang đã chính thức đạt mức sinh thay thế với số con trung bình của 1 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chỉ là 1,84 con và vươn lên trở thành 1 trong 10 tỉnh có mức sinh thấp nhất của cả nước.

Có được điều này là nhờ liên tục trong nhiều năm qua, Kiên Giang đã kiên trì thực hiện mục tiêu xây dựng quy mô gia đình ít con (có 1 hoặc 2 con). Các chính sách DS-KHHGĐ được triển khai rộng khắp trong tỉnh, nhất là vùng sâu, vùng xa đã có sự tác động kìm hãm mức tăng sinh và giảm sinh con thứ ba trở lên, chất lượng dân số từng bước được cải thiện.

Trong 5 năm (2006-2010) tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm trung bình còn 12,65‰ (Tỷ lệ sinh giảm từ 18,85 ‰ năm 2006 xuống còn 17,45 ‰ năm 2010; Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm từ 10,16 % năm 2006 xuống còn 7,0 % năm 2010. Kiên Giang cũng là địa phương được Tổng cục DS-KHHGĐ đánh giá là một trong những tỉnh có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2001-2010.

Những thành tựu trên, là kết quả của sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân nhưng trước hết là kết quả của sự phấn đấu không ngừng của những người làm công tác DS-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở; trong đó có đội ngũ cán bộ chuyên trách và lực lượng cộng tác viên DS-KHHGĐ. Những kết quả đó đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong 5 năm qua (2005-2010), góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Những thách thức đang ở phía trước

Bước vào thực hiện Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020, chương trình mục tiêu quốc gia DS-SKSS giai đoạn 2011-2015, công tác DS-KHHGĐ tỉnh Kiên Giang vẫn còn những hạn chế và thách thức không nhỏ: Mục tiêu giảm sinh trên địa bàn tỉnh chưa thực sự bền vững; Một bộ phận nhỏ người dân vùng sâu, vùng xa chưa chấp nhận quy mô gia đình ít con (Từ 1 đến 2 con); Tỷ số giới tính khi sinh của trẻ em trai trên trẻ em gái của tỉnh thuộc diện cao nhất so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đang có xu hướng tăng lên.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục DS-KHHGĐ, tỷ số giới tính khi sinh năm 2010 của Kiên Giang là: 110 trẻ em trai/100 trẻ em gái, làm tiềm ẩn nguy cơ mất cân bằng giới tính trong tương lai. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho các nhà quản lý công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh trong những năm tới đây.
 

Tăng cường dịch vụ chăm sóc SKSS có chất lượng cho vùng sâu - một hoạt động mang lại nhiều ý nghĩa.

Với dân số đông đứng thứ 12 so với cả nước và đứng thứ 2 trong các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và số phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ tăng hàng năm đang tạo áp lực lớn trong việc giảm mức tăng sinh của tỉnh. Phong trào vận động xã, phường, thị trấn không có người sinh con thứ 3 tuy triển khai thực hiện đã nhiều năm nhưng kết quả chưa đạt so với mục tiêu mong muốn. 

Chất lượng dân số Kiên Giang thấp về cả thể lực, trí tuệ. Chỉ số phát triển con người của tỉnh (HDI) ở mức xấp xỉ trung bình của cả nước, thấp hơn so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi chưa được chú trọng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn cao, ở mức 18,6% năm 2009; Số người bị tàn tật, tàn phế do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, số người bị nhiễm HIV giảm chậm, nhất là ở độ tuổi vị thành niên, thanh niên; Nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên, thanh niên ngày càng phổ biến, gây tác hại xấu về sức khỏe sinh sản và tổn hại tinh thần về lâu dài.

Đó thực sự là những thách thức không nhỏ trong công tác DS-KHHGĐ Kiên Giang giai đoạn từ 2011 - 2020, đòi hỏi cần tiếp tục nhận được những cam kết mạnh mẽ từ các cấp, các ngành và các địa phương, cũng như những đóng góp nhiều hơn nữa của đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên DS-KHHGĐ để dân số Kiên Giang duy trì với quy mô dân số phù hợp, chất lượng dân số ngày càng được cải thiện, đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

                                                                                    Bài và ảnh: Tuấn Nghĩa

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top