Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bắc Ninh: Báo động mất cân bằng giới tính

Chủ nhật, 05:10 04/07/2010 | KHHGĐ

GiadinhNet - Tỷ số giới tính (TSGT) khi sinh ở Bắc Ninh 4 tháng đầu năm là: 138/100, có nghĩa là cứ 138 bé trai ra đời thì mới có 100 bé gái được sinh ra.

Theo số liệu báo cáo của các huyện, tính đến hết tháng 4/2010: Tổng số trẻ được sinh ra tại 8 huyện, thị xã, thành phố của toàn tỉnh Bắc Ninh là 5.333, trong đó đông nhất là thị xã Từ Sơn (818 trẻ), tiếp sau là huyện Quế Võ (800 trẻ), thành phố Bắc Ninh (787 trẻ), huyện Yên Phong (706 trẻ), huyện Thuận Thành (696 trẻ)...
 
Những con số đáng ngại

Nếu đem so sánh tỷ lệ trẻ trai trên số trẻ gái thực tế với tỷ số giới tính cho phép thì hiện tại Bắc Ninh đang dư ra 30% số trẻ em trai so với quy định.

Với tổng số trẻ như trên, tỷ số giới tính (TSGT) khi sinh ở Bắc Ninh 4 tháng đầu năm là: 138/100, có nghĩa là cứ 138 bé trai ra đời thì mới có 100 bé gái được sinh ra. Trong khi đó, TSGT khi sinh cho phép là 104- 107 nam/100 nữ.
Số trẻ trai được sinh ra trong vòng 4 tháng vượt mức cho phép rất nhiều. Cao nhất là TP Bắc Ninh với 787 trẻ được sinh ra thì chỉ có 295 trẻ là gái, (TSGT khi sinh là 167); huyện Tiên Du: 240 trẻ gái/624 trẻ (TSGT khi sinh là 160); huyện Gia Bình: 180 trẻ gái/447 trẻ (TSGT khi sinh là 148)...
 
Ngoài ra, những địa phương có TSGT khi sinh cao là: huyện Yên Phong (143), huyện Lương Tài (137), thị xã Từ Sơn (124), huyện Quế Võ (123), trong  khi đó mặc dù địa phương có TSGT khi sinh khá phù hợp là huyện Thuận Thành (115) thì cũng không “gánh” nổi số dư vượt trội của các địa phương.

Với những TSGT khi sinh được đơn cử ở trên đã cho thấy thực tế ở các địa phương đều có số dư trẻ em trai khi sinh trên dưới 30%. Đây quả là những con số đáng báo động.

Khi tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn
 
Dù trai hay gái - điều quan trọng là tạo điều kiện cho trẻ
 được học hành, chăm sóc chu đáo. Ảnh: Vũ Hồng Quang
Đây không phải là lần đầu tiên các cơ quan chức năng phát hiện ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và cũng không phải ngẫu nhiên mà chủ đề “Kiểm soát và giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh- Trách nhiệm của chúng ta” được chọn ưu tiên tuyên truyền trong cả năm 2010.
 
Lần theo thời gian TSGT khi sinh năm 2006 là 121 và tăng dần qua các năm: 122 (năm 2007), 130 (năm 2008), 128 (năm 2009) và theo số liệu thống kê của Chi cục DS-KHHGĐ Bắc Ninh, 4 tháng đầu năm 2010 TSGT khi sinh là 138. Thực trạng này đưa Bắc Ninh trở thành 1 trong 10 tỉnh của cả nước có TSGT khi sinh cao nhất.
 
Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu và thành quả về DS - KHHGĐ mà Bắc Ninh đã  đạt được trong những năm qua, tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Nguyên nhân thì nhiều nhưng có lẽ tâm lý “cố sinh cho kỳ được thằng cu” là một trong những nguyên nhân lớn nhất.

Về mặt hình thức, đa số người dân bây giờ đều hưởng ứng việc tuyên truyền mỗi gia đình chỉ nên có hai con, nhưng khi có bầu, họ sẵn sàng đến các phòng khám tư nhân để siêu âm giới tính thai nhi - mặc dù việc này đã bị nghiêm cấm. Nhiều trường hợp khi có thai, phát hiện là thai gái, họ không ngần ngại “xử lý” để chờ đợi mang thai lần nữa- cho “ra” bằng được con trai thì thôi.

Đối với phụ nữ, việc nạo phá thai  ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, đạo đức, nhưng nhiều chị em phải chịu áp lực tâm lý từ gia đình, đành cắn răng chịu đựng đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần.
 
Ngành Y tế địa phương đã  có rất nhiều động thái, chỉ đạo chặt chẽ các huyện  theo dõi, giám sát, kiểm tra tình trạng lạm dụng siêu âm giới tính khi sinh, nghiêm cấm và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Nhưng trên thực tế, việc làm này rất khó kiểm soát bởi hiện có rất nhiều phòng khám tư mở ra. Lý do lớn hơn nữa là ý thức của người dân, một khi họ đã cố tình vi phạm thì rất khó cho các cơ quan chức năng.

Thực tế này cho thấy tập quán bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại. Nhiều cặp vợ chồng không chỉ sử dụng biện pháp nạo, hút, phá thai khi siêu âm xác định giới tính mà còn tìm đến các ông lang “cắt thuốc đẻ con trai”, rồi ăn uống, sinh hoạt sao cho có kết quả. Tất cả những phương pháp này đều chưa được một nghiên cứu chính thức nào khẳng định nhưng sự trùng hợp ngẫu nhiên ở vài người đã khiến không ít các cặp vợ chồng tin tưởng và làm theo.

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh theo hướng thừa nam thiếu nữ càng kéo dài lâu, hậu quả tiêu cực với gia đình và xã hội càng nghiêm trọng. Sự chênh lệch giới tính của trẻ sơ sinh sẽ dẫn tới hệ luỵ khó lường nếu như không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời như:
 
Thay đổi cơ cấu giới tính trong tương lai, thiếu hụt phụ nữ trong độ tuổi lập gia đình, nhiều nam giới sẽ mất quyền làm chồng, làm bố (một số nam giới có thể phải lựa chọn hay rơi vào tình trạng sống độc thân), trẻ em gái có nguy cơ bị bắt cóc, buôn bán và lạm dụng tình dục...
 
Kinh nghiệm của một số nước châu Á cho thấy, hiện đã có khoảng 163 triệu nam thanh niên khó có khả năng lấy vợ do thiếu nữ thanh niên... Vì vậy, khả năng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân tăng lên, nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS cũng cao.

Khẩn trương can thiệp

Phải làm gì để giảm thiểu tình trạng đáng báo động này. Biện pháp hữu hiệu nhất hiện tại là tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về nguyên nhân, tác động xấu của việc mất cân bằng giới tính khi sinh đến mọi người dân, trước hết là đến cán bộ, đảng viên, các cán bộ cộng tác viên dân số cấp xã, các chị em trong độ tuổi sinh đẻ; tuyên truyền phổ biến thực hiện nghiêm Khoản 2, Điều 7 Pháp lệnh Dân số về việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. (Bao gồm cả nâng cao nhận thức của cán bộ y tế về hậu quả khôn lường của lựa chọn giới tính trước sinh và hiểu rằng hỗ trợ lựa chọn giới tính trước sinh là bất hợp pháp).

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành chức năng cần cải thiện chính sách xã hội (bảo hiểm xã hội cho người già, có chính sách an sinh cho người cao tuổi, bảo đảm bình đẳng giới thật sự, tăng cường các dịch vụ xã hội...), xây dựng các chế độ ưu đãi cho phụ nữ khi sinh bé gái được tiếp cận cơ hội nghề nghiệp, thời gian được nghỉ thai sản dài...

Công tác dân số là công việc đòi hỏi sự bền bỉ, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, chứ không phải là “việc riêng”, “khoán trắng” cho ngành dân số.

Các hành vi bị nghiêm cấm:

1. Cản trở, cưỡng bức việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình;

2. Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức;

3. Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp phương tiện tránh thai giả, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn sử dụng, chưa được phép lưu hành;

4. Di cư và cư trú trái pháp luật;

5. Tuyên truyền, phổ biến hoặc đưa ra những thông tin có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có ảnh hưởng xấu đến công tác dân số và đời sống xã hội;

6. Nhân bản vô tính người.

(Trích: Điều 7 - Pháp lệnh Dân số )

Ngọc Mai

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top