Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đôi vợ chồng dân số vùng cao

Thứ hai, 13:55 02/03/2009 | Gương sáng CTV dân số

Giadinh.net - Những người từng làm dân số ở Hà Giang đều biết đến vợ chồng ông Vừ Mí Tro. Điều đáng nói, họ nổi tiếng không phải vì ông là Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Giang kiêm Phó Chi cục trưởng Chi cục DS – KHHGĐ, mà bởi “nhân duyên”cả hai cùng sống và cống hiến hết mình cho sự nghiệp dân số.

 
Vượt khó

Vừ Mí Tro sinh ra ở cao nguyên đá Đồng Văn vốn nổi tiếng nghèo đói. Năm 4 tuổi, cậu đã mồ côi cả cha lẫn mẹ. Một người anh họ đưa cậu về nuôi và cho ăn học. Bước ngoặt cuộc đời của cậu là vào năm 1960 được thoát ly đi học ở trường văn hoá huyện, học cấp 3 ở Việt Bắc, rồi học lên đại học Y, được về Hà Nội học 2 năm ở khoa Vệ sinh dịch tễ. Năm 1973, người anh họ mất. Họ hàng nháo nhào gọi ông Tro về để quản lý gia đình. “Lúc ấy tôi nghĩ, 3 năm nữa bạn bè cùng khoá đã tốt nghiệp ra làm bác sĩ cả. Nếu về quê, lấy vợ, quán xuyến gia đình… sau 3 năm có khi còn làm nhà nghèo hơn ấy chứ. Vì vậy tôi tiếp tục đi học”, ông Tro tâm sự.

Có người bảo ông là dại. Lẽ ra phải về mà lấy đất đai tài sản theo phong tục đã, rồi giao cho người họ hàng tin cẩn nào đó trông nom hộ, sau này còn có chỗ mà về, có tài sản mà sinh sống. Nhưng ông Tro không nghĩ vậy, ông quyết tâm đi học, trở thành bác sĩ đa khoa. tháng 4/1996, ông được điều về làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban DSGĐTE Hà Giang. Năm 2000, ông trở thành Chủ nhiệm Ủy ban DSGĐTE Hà Giang và giờ đây đã trở thành một vị “lão làng” của ngành dân số của vùng đất địa đầu tổ quốc.  
 

Ông Vừ Mí Tro trong lễ nhận Huân chương lao động hạng Ba (Ảnh: H.Việt Tiến).

Ông Tro cho biết: Hà Giang có 22 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong đó, người Mông chiếm hơn 30% dân số. Địa hình Hà Giang rất phức phức tạp, đi lại khó khăn. Đồng bào toàn sống ở các sườn đồi, sườn núi, thôn nọ cách thôn kia rất xa, có thôn cách trụ sở tới nửa ngày đường, nên việc đưa thông tin tới các xã rất chậm. Nhưng cái khó lớn nhất mà cán bộ dân số Hà Giang phải đối mặt, là sự bất đồng ngôn ngữ giữa cán bộ truyền thông và đồng bào.

Ông Tro là người Mông, thành thạo tiếng Mông và tiếng Kinh. Tiếng Tày tiếng Dao thì… bập bõm nên đã tranh thủ những dịp xuống cơ sở để học thêm tiếng để giao tiếp với bà con.

Đồng lòng vì sự nghiệp dân số vùng cao

Năm 1975, ông Tro đang học năm thứ 4 trường y, thì được lệnh đi chống dịch ở Quảng Ninh. Tại đây, ông gặp người mà sau này tình nguyện theo ông về Hà Giang “nâng khăn sửa túi”. Bà tên Lưu, vui vẻ góp chuyện: “Những năm đầu từ biển lên rừng, chưa quen phong thổ, tập quán, tiếng nói chưa thông tỏ nên tôi gặp nhiều khó khăn và rất vất vả để hoà nhập với mọi người xung quanh. Nhưng sau này, yêu người, yêu mảnh đất này nên cố học và hiểu được bà con làm gì, nói gì”. 

Là nữ hộ sinh tuyến huyện nên năm nào bà Lưu cũng đi làm chiến dịch, làm DS – KHHGĐ ở xã.Các thủ thuật KHHGĐ, tránh thai… bà không hề lạ lẫm. Bởi vậy, vợ chồng ông bà tuy mỗi người mỗi việc, nhưng cùng sát cánh bên nhau trên trận địa DS – KHHGĐ. Ông Tro bảo, làm DS – KHHGĐ ở Hà Giang vất vả lắm. Bác sĩ vùng cao được hưởng lương 100 %, nhưng cũng phải xa vợ, xa con để đi làm chiến dịch.
 

Vợ chồng ông Vừ Mí Tro (Ảnh: N.V.C.C).

Bà Lưu kể, người Mông vốn hay kiêng kỵ, không muốn ai thấy chỗ kín. Bà nhiều lần phải giải thích để chị em hiểu và chấp nhận. Có lần, phát hiện đối tượng bị viêm nhiễm nên chưa thể đặt vòng, hẹn lần sau. Nhưng người này không nghe, bảo không đặt lần này thì lần sau họ không đi KHHGĐ nữa. Không biết giải thích làm sao, bà vừa giải thích vừa mô tả hết gần buổi sáng người đó mới thông tỏ. Hay có người sức khoẻ tốt, không viêm nhiễm nên không được cấp thuốc cũng thắc mắc: Sao người kia có thuốc, tôi không có thuốc? Lại phải giải thích. Có người nghe ra, nhưng có người không nghe ra thì đành phải cấp cho họ thuốc B1, cốt là để họ có lòng tin và lần sau lại đến với mình. “Nhà tôi trực tiếp đi cung cấp dịch vụ KHHGĐ từ khi bắt đầu có dịch vụ này. Các công việc KHHGĐ, bà ấy thành thạo hơn tôi nhiều”, ông Tro nói. 

Năm 1996, ông Tro được điều lên tỉnh làm cán bộ. Xa xôi cách trở, nhưng cả hai xác định: Nhiệm vụ của Nhà nước phân công nên cố gắng phải hoàn thành. Tưởng ít năm thôi, ai dè cũng tới 9 năm xa cách. Thỉnh thoảng ông Tro xuống huyện thì vợ chồng mới được gặp nhau.

Sắp đến tuổi nghỉ hưu, ông Tro bảo: Tôi không còn lo lắng gì cả bởi đã kịp truyền lại kinh nghiệm cho lớp trẻ. Anh em ở cơ sở và cộng tác viên là vất vả nhất: Chế độ quá thấp, tỉnh không có nguồn kinh phí hỗ trợ (trước kia hỗ trợ anh em 50.000 đ/tháng còn mua được 1 kg thịt cho vợ con, giờ thì chịu). Chưa kể anh em hàng tháng đi công tác phải bỏ tiền túi mua xăng… Chịu khó, chịu khổ làm việc nhưng hiếm khi được học tập nâng cao trình độ, nên công việc bị hạn chế. Mỗi năm được tập huấn 1 – 2 ngày thì cũng chỉ học chế độ, chủ trương mới, không được đào tạo bài bản hàng năm… nên rất thiệt thòi. Vì vậy, mỗi khi tiếp xúc với anh em tuyến dưới, cần chân tình, chứ đừng “ra oai” hay trách mắng. Ngay cả khi họ chưa làm đúng như ý mình thì cũng nên động viên khuyến khích. Nhiều cán bộ trẻ ngày nay khi làm việc chưa biết nhìn xuống, cứ thấy làm chưa đúng, chưa hay, trách mắng khiến anh em nản. “Làm công tác dân số là công tác vận động quần chúng nên cần  phải lấy được lòng bà con. Nếu không hiểu được quần chúng mà cứ đưa nghị quyết nọ, văn bản kia ra sẽ không có hiệu quả. Nhưng nếu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của bà con, đi sâu vào khía cạnh văn hoá của dân tộc… thì dân mới thấm và thấm rất lâu…”, vị lão thành của ngành dân số Hà Giang bộc bạch…
 

19 năm cống hiến cho ngành Y tế, 12 năm cống hiến cho ngành Dân số, ông Vừ Mí Tro đã được trao Kỷ niệm chương, được phong là Thầy thuốc ưu tú. Năm 2006 ông được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; Huy chương Vì Sự nghiệp DS-KHHGĐ; Huy chương Vì Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Huy chương Vì sự tiến bộ của phụ nữ, Kỷ niệm chương Vì Sự nghiệp thể dục thể thao; Kỷ niệm chương Vì Sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Huy chương Vì Sự nghiệp xây dựng Công đoàn, Ông là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh 5 năm liền (2000 – 2005), và được UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen, cờ thi đua xuất sắc.

 
Vi Thị Ngát
 
 
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Từ đầu năm 2021 đến nay, công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tiếp tục được triển khai đồng bộ. Việc truyền thông giáo dục về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ đã được chuyển tải bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, tạo được những chuyển biến tích cực trong công tác DS-KHHGĐ.

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Tham gia công tác dân số ở cơ sở được hơn 10 năm, chị Vui đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Nhưng vượt lên tất cả, người phụ nữ ấy vẫn một lòng say mê với công việc được coi là "khó nhằn" này.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Có hơn 17 năm công tác trong ngành dân số, chị Nguyễn Thị Lan, cán bộ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGD) tỉnh Quảng Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Với phương châm "Gặp đâu tuyên truyền đó","Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để vận động người dân thực hiện các chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, trong suốt nhiều năm qua những cộng tác viên, cán bộ chuyên trách dân số ở huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã trở thành một điểm sáng trong công tác dân số của cả tỉnh Ninh Bình.

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Những đóng góp không nhỏ của đội ngũ nam giới làm CTV dân số mang lại chuyển biến đáng kể trong việc thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Đó là cô H’Wil Pang Sưr, sinh năm 1960, Cộng tác viên dân số buôn Yang Lah 2, xã Đắk Liêng, huyện Lắk. Qua hơn 16 năm miệt mài với công việc, cô đã giúp người dân trong buôn nâng cao ý thức, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình.

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Gương sáng CTV dân số - 9 năm trước

Đó là cô H’Yiang Ayun, 64 tuổi, cộng tác viên dân số tổ dân phố 1, phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ. Với thâm niên 11 năm công tác, cô H’Yiang đã vận động mỗi cặp vợ chồng trên địa bàn chỉ sinh 2 con để có điều kiện nuôi dạy con cái và phát triển kinh tế gia đình.

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

Gương sáng CTV dân số - 9 năm trước

GiadinhNet - Đã trải qua 15 năm, cô Lê Thị A - cộng tác viên dân số khu vực 4, phường III, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) vẫn miệt mài với công việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Y tế - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã có buổi làm việc tại Bệnh viện K Trung ương cơ sở Tân Triều và Bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở Tứ Hiệp đánh giá bước đầu kết quả thực hiện Đề án quá tải bệnh viện…

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Nếu chưa đến Xóm Khe Nọi xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) chưa gặp, chưa nghe, chưa được tận mắt nhìn thì có lẽ chúng tôi sẽ chẳng thể tin được, một bản vùng cao với 57 hộ dân, 201 nhân khẩu, 60 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, trên 90% là người dân tộc ít người (Dao) nhưng từ nhiều năm nay mọi gia đình đều quyết tâm dừng ở 2 con.

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Hàng ngày, hơn 11.600 cộng tác viên dân số cơ sở, chẳng quản ngại khó khăn vất vả tỏa đi khắp địa bàn TPHCM “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” với mong muốn giúp mỗi người dân gây dựng mái ấm ngọt ngào, hạnh phúc trọn vẹn với những kiến thức về nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe sinh sản…

Top