Hà Nội
23°C / 22-25°C

CTV dân số Lê Thị Dung: Tàn nhưng không phế

Thứ năm, 16:25 29/09/2011 | Gương sáng CTV dân số

GiadinhNet - Tôi gặp cô trong những ngày diễn ra chiến dịch truyền thông dân số lồng ghép với cung cấp dịch vụ KHHGĐ ở xã Hiếu Nhơn.

Với dáng người nhỏ nhắn, những bước đi chậm chạp, khập khiễng rất khó khăn nhưng thể hiện trên nét mặt một tinh thần tích cực và đầy nhiệt huyết cho công việc. Đó là hình ảnh cô Lê Thị Dung, cộng tác viên dân số dinh dưỡng và trẻ em của ấp Hiếu Thủ (xã Hiếu Nhơn, Vũng Liêm, Vĩnh Long).

Bị di chứng do bệnh sốt bại liệt từ lúc lên 7 tuổi, sức khỏe cô Dung không được tốt do một chân phải bị teo cơ và rút ngắn lại. Ở độ tuổi 60, một người phụ nữ có sức khỏe bình thường đã được nghỉ ngơi an dưỡng, được con cháu chăm sóc nhưng cô Dung vẫn hàng ngày phải chăm lo cho gia đình, đặc biệt còn tích cực tham gia công tác xã hội một thời gian khá dài.

Năm 1972, cô tốt nghiệp lớp Y tá sản nhi. Mặc dù cơ thể bị khuyết tật nhưng với lòng yêu nước và thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu là “ Tàn nhưng không phế” luôn tỏa sáng trong tâm trí, cô luôn bền bỉ phấn đấu vươn lên vượt qua khó khăn của bệnh tật, tham gia dân công phục vụ chăm sóc thương binh từ năm 1974 đến năm 1975.
 

Cô Lê Thị Dung trong những ngày chiến dịch truyền thông dân số.

Sau ngày đất nước hoàn toàn độc lập, cô xây dựng gia đình và tham gia vào Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ xã nhà suốt 4 nhiệm kỳ. Sau hơn 20 năm tham gia công tác phụ nữ ở xã, năm 1979 cô trở về địa phương tình nguyện đảm nhận công việc cộng tác viên dân số ở ấp Hiếu Thủ. Do đã từng tham gia công tác phụ nữ nên khi đảm nhiệm công tác dân số cô đã có khá nhiều thuận lợi khi tiếp cận và nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của chị em, nhất là những chị em trong độ tuổi sinh đẻ.

Tuy nhiên, những khó khăn trước mắt cũng không ít vì đặc thù  công tác của một cộng tác viên dân số là “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” trong khi việc đi lại của cô rất khó khăn, ngay cả xe đạp cô cũng không đi được mà địa bàn quản lý thì rộng với 9 tổ tự quản, 136  hộ và trên 400 nhân khẩu. Hơn nữa quan niệm của chị em thời điểm đó còn lạc hậu như: “Trời sinh voi thì sinh cỏ”, “hào con hào của” hoặc “ sinh con trai để nối dõi tông đường”… nên việc tuyên truyền vận động gặp rất nhiều khó khăn.

Để có thể thay đổi quan niệm của chị em về sinh đẻ có kế hoạch, cô đã thông qua những người có uy tín trong xóm làng để tuyên truyền và vận động con cháu mình thực hiện KHHGĐ. Dù đi lại khó khăn nhưng cô cũng đã trực tiếp đến từng nhà gặp gỡ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ để tuyên truyền giải thích cho chị em hiểu về chính sách dân số của Đảng và Nhà Nước.

Ngoài ra, cô còn lồng ghép tuyên truyền trong các cuộc họp tổ tự quản, hay những cuộc sinh hoạt của chi hội phụ nữ ấp và trong những lúc gặp chị em ở những đám tiệc của địa phương. Cô đã vận động thành lập được 4 tổ phụ nữ không sinh con thứ 3 trở lên với 70 hội viên tham gia sinh họat hàng tháng.

Với tinh thần bền bỉ, không chùn bước cô Dung đã giúp cho nhiều cặp vợ chồng sinh con một bề hiểu được lợi ích của việc sinh đẻ có kế hoạch và tác hại của việc sinh đông con, với quan điểm “Dù gái hay trai chỉ hai là đủ” nên nhiều năm liền ấp Hiếu Thủ không có trường hợp sinh con 3 trở lên, góp phần vào thành tích chung của xã Hiếu Nhơn 5 năm liền không có trường hợp sinh con thứ 3 trở lên, được cấp ủy và chính quyền địa phương đánh giá là mô hình họat đông có hiệu quả.

Để có điều kiện giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cô còn tổ chức được 3 tổ hùn vốn xoay vòng với 30 tổ viên, đến nay số tiền xoay vòng lên đến 40 triệu đồng. Hiện ấp Hiếu Thủ có 127 chị em từ 15-49 tuổi có gia đình, qua vận động và tuyên truyền đã có 102 chị em thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại chiếm tỷ lệ 80,3%.

Với 14 năm làm cộng tác viên dân số cô đã vận động được 23 ca đình sản, trong đó có 1 trường hợp đình sản nam do cô trực tiếp vận động. Khi trực tiếp gặp gỡ các cặp vợ chồng không sinh con thứ 3 trở lên họ đã phát biểu : “Nhờ nghe cô Dung vận động sinh đẻ có kế hoạch mà bây giờ chúng tôi đã có thêm điều kiện phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nhà cửa đàng hoàng, mua sắm được nhiều tiện nghi sinh họat trong gia đình có giá trị, con cái ăn học đến nơi, đến chốn”.

Do địa phương không có người có chuyên môn y tế, để giúp địa phương cô đã tự nguyện đảm nhiệm làm nhân viên Y tế ấp từ năm 2000. Trong suốt khoảng thời gian tham gia làm công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong ấp, cô đã vận động và hướng dẫn cho bà con trong ấp cách phòng bệnh là chính, tham gia thực hiện tốt các chương trình Y tế Quốc gia của địa phương. Dù sức khỏe ngày càng kém đi, cộng thêm tật bệnh trong người và tuổi đã cao nhưng những khó khăn đó không hạn chế lòng nhiệt huyết của một người luôn “Hết lòng hết sức, phụng sự Tổ Quốc, phục vụ nhân dân”.

Với những cống hiến của mình cô đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng thưởng “Huy chương vì sự nghiệp tiến bộ của phụ nữ”, Bộ Y tế tặng thưởng “Kỷ niệm chương vì sự nghiệp dân số” và nhiều giấy khen của các cấp các ngành.
 
Thái Sơn
(Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long)
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Từ đầu năm 2021 đến nay, công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tiếp tục được triển khai đồng bộ. Việc truyền thông giáo dục về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ đã được chuyển tải bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, tạo được những chuyển biến tích cực trong công tác DS-KHHGĐ.

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Tham gia công tác dân số ở cơ sở được hơn 10 năm, chị Vui đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Nhưng vượt lên tất cả, người phụ nữ ấy vẫn một lòng say mê với công việc được coi là "khó nhằn" này.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Có hơn 17 năm công tác trong ngành dân số, chị Nguyễn Thị Lan, cán bộ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGD) tỉnh Quảng Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Với phương châm "Gặp đâu tuyên truyền đó","Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để vận động người dân thực hiện các chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, trong suốt nhiều năm qua những cộng tác viên, cán bộ chuyên trách dân số ở huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã trở thành một điểm sáng trong công tác dân số của cả tỉnh Ninh Bình.

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Những đóng góp không nhỏ của đội ngũ nam giới làm CTV dân số mang lại chuyển biến đáng kể trong việc thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Đó là cô H’Wil Pang Sưr, sinh năm 1960, Cộng tác viên dân số buôn Yang Lah 2, xã Đắk Liêng, huyện Lắk. Qua hơn 16 năm miệt mài với công việc, cô đã giúp người dân trong buôn nâng cao ý thức, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình.

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Gương sáng CTV dân số - 9 năm trước

Đó là cô H’Yiang Ayun, 64 tuổi, cộng tác viên dân số tổ dân phố 1, phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ. Với thâm niên 11 năm công tác, cô H’Yiang đã vận động mỗi cặp vợ chồng trên địa bàn chỉ sinh 2 con để có điều kiện nuôi dạy con cái và phát triển kinh tế gia đình.

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

Gương sáng CTV dân số - 9 năm trước

GiadinhNet - Đã trải qua 15 năm, cô Lê Thị A - cộng tác viên dân số khu vực 4, phường III, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) vẫn miệt mài với công việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Y tế - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã có buổi làm việc tại Bệnh viện K Trung ương cơ sở Tân Triều và Bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở Tứ Hiệp đánh giá bước đầu kết quả thực hiện Đề án quá tải bệnh viện…

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Nếu chưa đến Xóm Khe Nọi xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) chưa gặp, chưa nghe, chưa được tận mắt nhìn thì có lẽ chúng tôi sẽ chẳng thể tin được, một bản vùng cao với 57 hộ dân, 201 nhân khẩu, 60 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, trên 90% là người dân tộc ít người (Dao) nhưng từ nhiều năm nay mọi gia đình đều quyết tâm dừng ở 2 con.

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Hàng ngày, hơn 11.600 cộng tác viên dân số cơ sở, chẳng quản ngại khó khăn vất vả tỏa đi khắp địa bàn TPHCM “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” với mong muốn giúp mỗi người dân gây dựng mái ấm ngọt ngào, hạnh phúc trọn vẹn với những kiến thức về nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe sinh sản…

Top