Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ nam sinh tự vẫn để lại thư tuyệt mệnh: “Xin đừng ép con học!”

Thứ sáu, 14:36 13/04/2018 | Xã hội

GiadinhNet - “Người lớn sẽ cảm giác thế nào khi tối nào cũng có người ép mình phải ngồi vào bàn học, đọc sách trong khi mình đã làm việc 8 tiếng liên tục?” - TS. Vũ Thu Hương phân tích.

Ngày 10/4 vừa qua, sự việc một nam sinh đang theo học lớp 10 (ở TP.HCM) tự vẫn đã gây bàng hoàng cho nhiều người, nhất là khi biết nguyên nhân bởi áp lực học hành quá nặng nề.

Theo tường trình sự việc, em T.T.C là học sinh lớp 10 trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến. Đến khi vụ việc đáng tiếc bất ngờ xảy ra, mọi người mới phát hiện hai lá thư tuyệt mệnh mà C. để lại. Trong đó, em có nhắn nhủ do phải chịu áp lực học tập quá lớn khi không đáp ứng được kỳ vọng của gia đình.

Không phải phụ huynh nào cũng thấu hiểu tâm lý và biết cách giáo dục con, thậm chí có thể vì chính mong muốn tốt cho con mà vô tình mắc phải sai lầm lớn.

Việc học là của con cái nhưng hiện nay thì nhiều cha mẹ luôn can thiệp quá sâu và gây áp lực lớn cho trẻ. Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội về vấn đề này, TS. Vũ Thu Hương (chuyên gia tâm lý giáo dục, kỹ năng sống) đưa ra một số quan điểm.

Những sai lầm vô tình nhưng tai hại của bố mẹ

Thứ nhất, bố mẹ can thiệp vào việc học của con và coi đó là việc của mình. Điều này thể hiện ở việc bố mẹ thấy ức chế và nhắc nhở liên tục. Khi bị nhắc thì con sẽ rất ức chế, nếu như ngày nào cũng như vậy thì sẽ gây ức ép lên tâm lý của trẻ và đây là điều nặng nề nhất.


Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến (TP. HCM). Ảnh: Trí thức trẻ.

Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến (TP. HCM). Ảnh: Trí thức trẻ.

Thứ hai, luôn mang con ra so sánh với người khác. Đây là điều gây khó chịu nhất đối với trẻ.

Mọi người luôn mang con ra so sánh và gây ức chế như thể nếu con không học giỏi thì sẽ thấy rất tệ. Sự so sánh như vậy còn hơn cả những lời chửi bới, việc khẳng định con là đứa vô dụng là điều trẻ sẽ rất khó chịu.

Thứ ba, đem người khác ra làm gương với con, ví dụ như: “Hãy nhìn bạn đó, hãy học tập bạn ấy đi…”.

Thứ tư, tâm lý “bố mẹ giỏi thì con cũng phải giỏi”: Có phụ huynh hay nói rằng “ngày xưa bố/mẹ rất giỏi, rất lý tưởng… Trẻ sẽ nghĩ chúng là nỗi nhục của gia đình chứ không biết nghĩ rằng cần phải cố gắng hơn, hoặc nhiều đứa sẽ nghĩ rằng bản thân đã cố gắng rồi nhưng không được, cố gắng để không bị chửi bới chứ không phải để tốt cho bản thân chúng.

Trong tâm lý như vậy, những đứa trẻ sẽ không thể thoải mái đầu óc để học hành và chắc chắn sẽ cảm thấy mệt mỏi rồi dẫn đến một lúc nào đó sẽ “bùng nổ”.

Hãy để việc học là của chính con

TS. Hương phân tích, các bậc cha mẹ còn có tâm lý quá lo lắng cho con. Họ sợ rằng con sẽ thua kém bạn bè, sẽ chán nản và thiếu tự tin.

Vì vậy, lấy ví dụ như trẻ sắp vào lớp 1, dù biết rõ ràng là nếu cho con học trước thì khi vào trường sẽ vẫn học lại từ đầu nhưng phụ huynh vẫn cố gắng đầu tư cho con mình đi học từ trước. Đây cũng là điều không nên làm, thậm chí còn gây hại vì trẻ sẽ mất đi hứng thú ở lớp vì “đều biết trước rồi”.

“Thật ra, trẻ nhỏ hoàn toàn không nhận thức được thế nào là điểm cao và điểm thấp, giỏi và dốt vì ở lớp 1, trẻ mới bắt đầu học lớn hơn và nhỏ hơn.Vì thế, mọi việc tự ti hay tự tin là do cha mẹ.


Đừng bắt ép con học hành một cách nặng nề để lấy thành tích, điểm số bằng bạn bè... (Ảnh minh họa)

Đừng bắt ép con học hành một cách nặng nề để lấy thành tích, điểm số bằng bạn bè... (Ảnh minh họa)

Ví dụ: Một em bé mang điểm kém về đưa cho mẹ xem, người mẹ đó thấy vậy quát ầm lên hoặc đánh mắng em bé. Khi đó bé sẽ ngay lập tức nhận ra mình vừa bị điểm xấu và cảm thấy rất xấu hổ. Nhưng nếu mẹ bảo: “Ừ không sao, mai cố gắng thì con sẽ giỏi hơn” thì trẻ sẽ thấy bình thường và lại vui vẻ đến lớp" - TS. Hương phân tích.

Như vậy, trẻ tự tin hay tự ti đều do thái độ hành xử của cha mẹ chứ không phải là việc con được điểm mấy ở trường. Đồng thời, theo bà Hương, các bậc phụ huynh không nên cố gắng bắt ép con học hành mà hãy bố trí giờ giấc, hoạt động vui chơi, khám phá một cách hợp lý.

“Đừng ép con học. Cảm giác của người lớn ra sao khi tối nào cũng có người ép mình phải ngồi vào bàn học, đọc sách trong khi mình đã làm việc 8 tiếng liên tục? Trẻ đi học thì cũng ngồi làm việc 8h như bố mẹ nên cũng vô cùng mệt mỏi. Với cấp tiểu học, việc học hành quá nhiều không những không có lợi mà còn hại não trẻ.

Các bố mẹ hãy cố gắng “dìm” mong ước khoe con xuống, để con được thả lỏng toàn thân, được chơi thể thao, được học làm việc nhà. Con sẽ cảm ơn các bố mẹ rất nhiều!

Còn lên cấp 2, 3, con chỉ học 1 buổi. Lúc này, bố mẹ cần bố trí thời gian cho con tìm hiểu thêm về các kiến thức, đi thư viện để học hỏi, đi khám phá, tập thể thao, sinh hoạt các nhóm. Học thêm không bao giờ tốt vì con sẽ mất đi tính chủ động và sẽ lười suy nghĩ” - TS Hương gửi gắm lời khuyên cho các bậc cha mẹ.

Nông Thuyết

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đề nghị không cấp đổi giấy phép lái xe nếu chưa nộp phạt xong

Đề nghị không cấp đổi giấy phép lái xe nếu chưa nộp phạt xong

Thời sự - 24 phút trước

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT các tỉnh, thành phố, Phòng CSGT Công an các tỉnh, thành phố yêu cầu giải quyết vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

1 chính sách liên quan đến sổ đỏ sẽ thay đổi, người dân cần phải đặc biệt chú ý

1 chính sách liên quan đến sổ đỏ sẽ thay đổi, người dân cần phải đặc biệt chú ý

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ ban hành và áp dụng Bản giá đất mới vì vậy kéo theo đó chi phí làm sổ đỏ có thể tăng.

Bắt đối tượng hiếp dâm bé gái 13 tuổi mới quen qua mạng xã hội

Bắt đối tượng hiếp dâm bé gái 13 tuổi mới quen qua mạng xã hội

Pháp luật - 1 giờ trước

Sau thời gian ngắn quen biết qua mạng xã hội, nam thanh niên 20 tuổi tới nhà chơi và quan hệ tình dục với bé gái 13 tuổi.

Nữ kế toán từ nạn nhân đầu tư trên mạng trở thành kẻ lừa đảo

Nữ kế toán từ nạn nhân đầu tư trên mạng trở thành kẻ lừa đảo

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Để có tiền nạp vào app bán hàng trên mạng, Tuyết đã lừa người chị họ số tiền hơn 3 tỷ đồng.

Cái kết đau lòng của người đàn ông từ chối nhậu nhẹt

Cái kết đau lòng của người đàn ông từ chối nhậu nhẹt

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Mang rượu đến nhà bạn để nhậu nhưng bạn từ chối, Xuyên liền lấy một đoạn gỗ vào nhà tấn công nạn nhân dẫn đến tử vong.

Người nước ngoài lao động tại Việt Nam có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Người nước ngoài lao động tại Việt Nam có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo quy định, khi người lao động làm việc tại Việt Nam nếu thu nhập phát sinh thì vẫn phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, đối với những người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Video: Xe tải lấn làn tông trúng xe ô tô con, kéo lê hàng chục mét trên cao tốc Pháp Vân

Video: Xe tải lấn làn tông trúng xe ô tô con, kéo lê hàng chục mét trên cao tốc Pháp Vân

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Xe tải khi đang di chuyển bất ngờ lấn làn, tông trúng một xe ô tô con đang đi song song. Va chạm mạnh khiến xe ô tô con xoay ngang, bị xe tải kéo lê hàng chục mét trước khi dừng lại.

Vay tiền không trả, gã thanh niên 2 lần đốt nhà con nợ trong đêm

Vay tiền không trả, gã thanh niên 2 lần đốt nhà con nợ trong đêm

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Tại cơ quan điều tra, Chung khai nhận do anh T. vay tiền của mình nhưng không trả khiến bản thân bức bức xúc. Do đó, đối tượng đã hai lần thực hiện hành vi phóng hỏa đốt nhà nạn nhân.

Nhà hàng phục vụ mại dâm, kích dục 'quý ông, quý bà' hoạt động ra sao?

Nhà hàng phục vụ mại dâm, kích dục 'quý ông, quý bà' hoạt động ra sao?

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Nhà hàng ở quận 1 hoạt động từ 23h hôm trước đến khoảng 4h hôm sau, đồn đoán là thiên đường ăn chơi, khách khi tới TPHCM phải trải nghiệm.

Tạm giữ hình sự 3 phụ nữ bán dung dịch vệ sinh giả

Tạm giữ hình sự 3 phụ nữ bán dung dịch vệ sinh giả

Pháp luật - 7 giờ trước

Qua công tác nắm tình hình, Công an TP Thanh Hóa đã làm rõ và tạm giữ hình sự 3 người phụ nữ về hành vi kinh doanh sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ giả

Top