Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ những vụ học sinh tự tử: Tư vấn học đường đang bị bỏ ngỏ?

Thứ sáu, 09:46 07/10/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Tự tử vì bị bạn đánh, bị nghi ngờ là kẻ cắp trong lớp học... là những cái chết thương tâm của học sinh trong thời gian qua. Điều này còn cho thấy, công tác tư vấn học đường còn nhiều hạn chế, công tác quan tâm, chia sẻ giữa nhà trường và phụ huynh chưa thực sự thắt chặt.

Ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp học sinh đánh nhau, tự tử gây rúng động xã hội. Ảnh minh họa: TL
Ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp học sinh đánh nhau, tự tử gây rúng động xã hội. Ảnh minh họa: TL

Những cái chết đau lòng

Thời gian gần đây, nhiều vụ việc đau lòng đã xảy ra khi một số học sinh quyên sinh chỉ vì những lý do đơn giản như bị bạn đánh, bị nghi ngờ ăn cắp... Đây thực sự là hiện tượng đáng báo động về bạo lực học đường, công tác nắm bắt tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh trong các nhà trường đã bị xem nhẹ, gây nhiều hậu quả đáng tiếc.

Tiêu biểu, mới đây nhất vào ngày 19/9, em Bùi Quang Huy (học sinh Trường THCS Âu Lâu, TP Yên Bái) nhóm thanh niên đã bị chặn đánh trước cổng trường. Tại đây, nhóm thanh niên đã dùng gậy cao su đập liên tiếp vào người Huy, sau đó bắt em quỳ và chắp tay xin tha trước sự chứng kiến của rất nhiều bạn bè trong trường. Trong thời gian một tuần điều trị tại bệnh viện trong tình trạng hoảng hốt, lo sợ, em đã tìm đến cái chết vào ngày 25/9.

Trước đó, nữ sinh T.T.L (lớp 11 Trường THPT Nam Cao, Hà Nam) có mâu thuẫn với bạn học và xảy ra xô xát ngày 26/3. Đến ngày 6/4, bố nữ sinh T.T.L phát hiện vụ việc nên đã mắng L. Đến chiều cùng ngày, nữ sinh này đã mua thuốc diệt cỏ uống dẫn đến tử vong. Hay trường hợp của nam sinh T - lớp 9 Trường THCS Tịnh Bắc (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) ngày 16/1 đã uống thuốc diệt cỏ tự tử vì bị nghi ngờ lấy trộm tiền. Đầu năm học 2016-2017, một học sinh lớp 6 Trường THCS Trần Phú (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) tự tử vì không có quần áo đồng phục mới, khiến dư luận không khỏi xót xa.

Từng biết nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra khi học sinh bị bạn đánh, bắt nạt, tẩy chay... khiến các em suy sụp, ảnh hưởng tới tâm lý, thậm chí nghĩ tới cái chết. Nhà giáo Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng Trường THPT Wellspring Mùa Xuân (Hà Nội) cho rằng, hiện tượng này đã có từ lâu, nhưng hậu quả thì luôn khiến người lớn phải suy ngẫm, trăn trở làm sao để khắc phục điều này không xảy ra nữa. Có nhiều nguyên nhân, nhưng đôi khi nó chỉ rất nhỏ bé thôi nhưng cũng khiến “nạn nhân” phải lao đao.

Giúp trẻ vượt qua bế tắc

Đánh giá sự cần thiết của tư vấn học đường, song vẫn chưa được coi trọng trong các trường học, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho biết, nhiều trường hiện không có đội ngũ chuyên trách về tư vấn học đường mà chỉ có kiêm nhiệm. Tư vấn học đường không chỉ gỡ rối về những sự việc to tát, mà đối với học sinh, cần phải rèn luyện tính kỷ luật, để các em có nơi chia sẻ, cần giải đáp, tư vấn để cảm thấy thêm yêu trường lớp, bạn bè, người thân.

“Có nhiều nguyên nhân khiến nhiều trường chưa có phòng tư vấn học đường. Thứ nhất, vì đội ngũ người làm chuyên môn hiện còn ít. Thứ hai, quan trọng nhất là nhà nước chưa có chính sách cho đội ngũ người làm công tác này. Các môn học đều được cho là cần thiết và được bố trí tăng tiết, tăng người, nhưng tư vấn tâm lý học đường cũng cần thiết nhưng vẫn không được coi trọng. Đến lúc sự việc ngoài ý muốn, sự việc đau lòng xảy ra lại đổ lỗi lẫn nhau”, TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.

Còn theo thầy Đặng Đình Đại, đằng sau mỗi câu chuyện xảy ra, vai trò hết sức quan trọng là của giáo viên, nhà trường, phụ huynh học sinh. Trước hết, người giáo viên phải nắm bắt kỹ tâm lý học sinh, thấy được những gì đang diễn ra trong lớp học, hay cá nhân thành viên trong lớp học. Người giáo viên để học sinh tin tưởng, thổ lộ những khó khăn, bế tắc nào đó đang gặp phải.

“Đối với từng học sinh, nếu bị bạn bắt nạt, tẩy chay, dọa dẫm… phải hết sức bình tĩnh, có thể trao đổi với giáo viên, phụ huynh hoặc anh chị, bạn thân nhất để tìm cách tháo gỡ, nhận những lời khuyên kịp thời. Không nên tự giải quyết theo chiều hướng tiêu cực, bồng bột. Đối với các bậc phụ huynh, cũng cần phải quan sát con cái, xem xét các biểu hiện của con. Nếu thấy điều gì bất thường cần tìm hiểu nguyên nhân và đồng hành cùng con, phối hợp với giáo viên, nhà trường để giúp con vượt qua khó khăn, bế tắc”, Thầy Đặng Đình Đại đưa ra lời khuyên.

Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên có thể gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến việc học tập, các mối quan hệ xã hội, quản lý cảm xúc, stress hay nặng hơn là các rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi... Cán bộ tâm lý học đường có thể giúp các em cũng như gia đình, giáo viên và những người có liên quan hiểu và giải quyết những vấn đề này. Đồng thời, họ phối hợp cùng gia đình, nhà trường và các cán bộ chuyên môn khác nhằm tạo ra một môi trường học tập an toàn, lành mạnh, hỗ trợ học sinh phát triển toàn diện.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Video: Thiếu kỹ năng khi tham giao thông, hai nữ sinh đi xe đạp điện bị ô tô húc văng

Video: Thiếu kỹ năng khi tham giao thông, hai nữ sinh đi xe đạp điện bị ô tô húc văng

Đời sống - 13 phút trước

GĐXH - Xe đạp điện do hai nữ sinh điều khiển sang đường nhưng không chú ý quan sát, bị ô tô từ phía sau lao tới húc văng.

Nghỉ lễ, người dân TPHCM trải bạt kín công viên từ 6h sáng để uống cà phê

Nghỉ lễ, người dân TPHCM trải bạt kín công viên từ 6h sáng để uống cà phê

Xã hội - 25 phút trước

Tận dụng ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, nhiều người trẻ ra công viên trải bạt, chuyện trò, chụp ảnh.

Người dân phương Nam thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân phương Nam thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Xã hội - 32 phút trước

Sáng 18/4 (mùng 10 tháng 3 âm lịch), tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã thành kính tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương - ngày lễ trọng đại của dân tộc, thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Trung tá CSGT bị người vi phạm tông hơn một năm trước đã qua đời

Trung tá CSGT bị người vi phạm tông hơn một năm trước đã qua đời

Xã hội - 1 giờ trước

Sau một thời gian dài chữa trị, Trung tá Quách Văn Trường đã qua đời. Hơn một năm trước, trong lúc làm nhiệm vụ, Trung tá Trường bị một đối tượng điều khiển xe máy đâm trọng thương.

Không cần hộ chiếu (passport) quốc gia này chuẩn bị cho nhập cảnh với tất cả du khách trên thế giới

Không cần hộ chiếu (passport) quốc gia này chuẩn bị cho nhập cảnh với tất cả du khách trên thế giới

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH – Đây là một trong số ít quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng thủ tục nhập cảnh tự động mà không cần đến hộ chiếu (passport).

Giám đốc Công ty sách Nhã Nam xin lỗi về tin đồn 'quấy rối nhân viên nữ'

Giám đốc Công ty sách Nhã Nam xin lỗi về tin đồn 'quấy rối nhân viên nữ'

Xã hội - 1 giờ trước

Ông Nguyễn Nhật Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, xin lỗi vì "đã có một số hành động thể hiện sự quan tâm, quý mến đối với nhân viên nữ".

'Nữ quái' lừa chốt đơn hàng trăm triệu đồng

'Nữ quái' lừa chốt đơn hàng trăm triệu đồng

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Với "chiêu" lừa chốt đơn quần áo qua mạng xã hội, Liễu lừa đảo nhiều người với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.

Quy định bắt buộc với tài xế có giấy phép lái xe quốc tế khi tham gia giao thông tại Việt Nam

Quy định bắt buộc với tài xế có giấy phép lái xe quốc tế khi tham gia giao thông tại Việt Nam

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo quy định tại Thông tư 29/2015 của Bộ GTVT, chỉ có giấy phép lái xe quốc tế IDP là có giá trị sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.

Lộ diện nhiều tiệm vàng có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu lớn trên thế giới

Lộ diện nhiều tiệm vàng có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu lớn trên thế giới

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh vàng, bạc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, lực lượng chức năng phát hiện nhiều trang sức có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng.

Hình ảnh Bác Hồ ở Đền Hùng

Hình ảnh Bác Hồ ở Đền Hùng

Xã hội - 6 giờ trước

Sinh thời, trong 9 lần về thăm Phú Thọ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần về với Đền Hùng.

Top