Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phí ghi danh, giữ chỗ có phải lạm thu?

Thứ bảy, 07:27 22/04/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Những năm gần đây, khoản phí ghi danh, giữ chỗ (chủ yếu dành cho học sinh mới) khiến không ít phụ huynh phải bỏ ra cả chục triệu đồng nộp cho trường để chắc chắn việc học tập cho con tại trường. Dù trả lại, thậm chí không hoàn lại cũng khiến nhiều phụ huynh bất bình về loại phí mới hết sức vô lý này. Nhiều phụ huynh còn cho rằng, đây là một hình thức “lạm thu” mới cần phải loại bỏ.

Phí giữ chỗ đang áp dụng khá phổ biến ở các trường quốc tế, trường ngoài công lập hiện nay. Ảnh minh họa: Q.Anh
Phí giữ chỗ đang áp dụng khá phổ biến ở các trường quốc tế, trường ngoài công lập hiện nay. Ảnh minh họa: Q.Anh

Nộp hàng chục triệu để giữ chỗ học

Mới đây, một trường học ở Hưng Yên đã có thông báo từ năm học tới, học sinh mới cũng như học sinh đang theo học ở trường sẽ phải “giữ chỗ” học, cũng như đảm bảo có một “chân” trong năm học tiếp theo, phụ huynh học sinh cần nộp một khoản phí từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng tùy theo từng trường. Các khoản phí này sẽ được khấu trừ vào học phí trong kỳ học đầu tiên của năm học tiếp theo. Thông tin này khiến phụ huynh của trường dữ dội phản ứng cũng như trở thành đề tài “nóng” tranh luận trên các diễn đàn mạng xã hội.

Tuy nhiên, đối với một số trường học ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM… phí ghi danh, giữ chỗ lại khá phổ biến. Năm học 2017 - 2018, phí giữ chỗ lên tới 10 triệu đồng cũng được duy trì tại Trường Tiểu học song ngữ Brendon (Hà Nội). Khi học sinh nộp học phí trong năm, phí giữ chỗ sẽ được hoàn lại. Học sinh đã nộp phí giữ chỗ nhưng không theo học sẽ không được hoàn phí. Ngoài ra, với học sinh dự tuyển vào trường còn đóng phí xét tuyển vào trường 10 triệu đồng, phí nhập học 5 triệu đồng đối với học sinh mới vào trường và không được hoàn lại.

Năm học 2017-2018, Trường Phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội) đã thông báo quy định phí bắt buộc gồm phí ghi danh 3,15 triệu đồng, phí giữ chỗ 15 triệu đồng/học sinh. Trong đó, phí ghi danh nộp một lần duy nhất khi đăng ký nhập học, không được hoàn lại. Phí giữ chỗ được trừ vào học phí của năm học. Nếu giữ chỗ cho cả cấp học, sẽ được hoàn trả vào cuối năm học cuối của cấp học. Nếu nộp sau ngày quy định sẽ bị tính thêm 1%/tháng phí chậm trả.

Còn tại Trường Quốc tế Nhật Bản (ở quận Hà Đông, Hà Nội) năm học 2017-2018 chỉ riêng phí tuyển sinh (không hoàn lại) đã là 5 triệu đồng/học sinh nộp cùng với đơn xin nhập học. Ngoài ra, phụ huynh còn phải đóng thêm phí đăng ký nhập học (không hoàn lại) lên tới 25 triệu đồng cho suốt thời gian học ở trường, nộp sau khi nhận được Thư mời nhập học. Hoàn tất việc đóng phí đăng ký nhập học, học sinh mới chính thức được chấp nhận vào trường.

Phụ huynh chỉ biết kêu trời”

Theo một số trường, phí ghi danh để phục vụ công tác tuyển sinh, còn phí giữ chỗ là đảm bảo học sinh sẽ còn học tập tại trường nên phải “đặt cọc”. Giải thích cho khoản thu này, lãnh đạo một trường THCS ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội cho hay: “Trường ra quy định về phí giữ chỗ từ các năm học trước và năm học 2017 - 2018 tiếp tục áp dục, loại phí này để giúp nhà trường nắm được số lượng học sinh tiếp tục theo học tại nhà trường, có dữ liệu để thực hiện công tác tuyển sinh và chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới”.

Tuy nhiên, với những bậc phụ huynh, phí và các khoản phải nộp ngày càng nhiều với các tên gọi khác nhau khiến không ít phụ huynh “choáng váng”. Bức xúc với sự “chắc lép” của nhà trường về phí giữ chỗ, anh Mạnh Cường (ở Hà Đông, Hà Nội) có con đang học lớp 4 chia sẻ: “Việc học sinh trúng tuyển mà không học thì nhà trường có thể giữ chân bằng nộp học phí nhập học luôn, chứ bắt phụ huynh vừa đóng học phí, vừa đóng các khoản phí để giữ chỗ như thế là vô lý. Hoạt động giáo dục, chứ có phải hàng hóa đâu mà bắt đặt chỗ học, như thế vừa thể hiện thiếu tôn trọng phụ huynh lẫn học sinh”.

Có con chuẩn bị vào lớp 1, chị Hương Dung (ở Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội) cho biết: “Tôi đang tìm kiếm trường học cho con, muốn tìm trường có cơ sở vật chất tốt, lớp ít học sinh, nhưng thấy trường nào ngoài học phí đắt đỏ ra còn thêm các loại phí như: kiểm tra đầu vào, ghi danh, giữ chỗ, nhập học. Đã đóng học phí, tại sao lại phải trả tiền để giữ chỗ học cả năm hay khóa học? Lựa chọn học tiếp hay không đấy là quyền của phụ huynh và học sinh, nhà trường phải tạo điều kiện nếu học sinh chuyển trường. Chưa kể, đây còn là hành vi chiếm dụng vốn từ phụ huynh, trường thu sớm nhưng chỉ trả lại vào cuối năm học, khóa học”.

Đánh giá về những khoản phí giữ chỗ trường học hiện nay, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ (nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT) cho rằng, đây là việc làm mang nặng yếu tố thương mại, áp đặt lên phụ huynh và học sinh. “Nhà trường không nên giữ chân bằng tiền cọc, mà học sinh đã học hoặc có ý muốn học trường đó thì phải làm cho phụ huynh tin tưởng, khẳng định thương hiệu, chất lượng và dịch vụ để học sinh có thể tiếp tục theo học. Nếu áp đặt quá, phụ huynh sẽ phản ứng, thậm chí quyết định cho con sang học trường khác nếu thấy những khoản thu vô lý. Các cơ quan quản lý cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thu phí có phần áp đặt, vô lý như thế này”, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ chia sẻ thêm.

Dù học phí, lệ phí tại các trường quốc tế, dân lập cao, song đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể về tiền trường trong khối trường ngoài công lập, chỉ dừng ở mức “thỏa thuận” và thông báo công khai trước năm học mới. Học phí, khoản phí trường ngoài công lập được xây dựng dựa trên cơ sở nhà trường và phụ huynh tự thỏa thuận. Nhà trường chỉ có trách nhiệm công khai mức học phí, công khai các khoản thu chi và cam kết về chất lượng... Chưa có quy định rõ ràng khiến các trường quốc tế, trường ngoài công lập tự áp dụng các loại phí ghi danh, giữ chỗ khá phổ biến như hiện nay.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Vỉa hè đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm); vỉa hè ngõ 78, 86, 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) đang được cải tạo, lát đá mới. Một số chỗ vừa mới lát xong đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe ô tô.

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Bằng thủ đoạn làm giả giấy mời của Chi cục thuế TP Huế, đồng thời giả cán bộ thuế gọi điện, kết bạn zalo, cung cấp đường link và hướng dẫn nộp quyết toán thuế, các đối tượng lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Xã hội - 3 giờ trước

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 25/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Lên mạng xã hội Facebook để tìm cho con khóa học hè về "rèn kỹ năng, tăng trải nghiệm" cho con một phụ huynh ở Thanh Xuân, Hà Nội bị các đối tượng lừa chiếm đoạt 600 triệu đồng.

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu được giới thiệu đến công chúng.

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ 26/4.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 5 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Top