Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nữ sinh Olympia vượt cú sốc tinh thần giành 4 học bổng ĐH Mỹ

Chủ nhật, 09:00 30/07/2017 | Xã hội

Từng có giai đoạn sốc văn hóa đến nỗi phải gặp bác sĩ tâm lý, Nguyễn Hoài Linh (18 tuổi) đã vượt lên chính mình, giành 4 học bổng của các trường đại học ở Mỹ.

Nhỏ nhắn, nhanh nhẹn trong giao tiếp là ấn tượng đầu tiên nhiều người nhận thấy khi tiếp xúc với Nguyễn Hoài Linh - gương mặt trẻ đại diện cho 99er, trường THPT liên cấp Olympia, Hà Nội.

Hoài Linh mới đây được vinh danh khi giành học bổng của 4 trường đại học tại Mỹ.

Sau nhiều cân nhắc, 9X quyết định trở thành sinh viên ngành Tâm lý học, Đại học North Park (Chicago, Mỹ) với mức học bổng toàn phần là 112.000 USD (khoảng 2,5 tỷ đồng).

Giành học bổng nhờ... cú sốc tinh thần

inh ra trong gia đình có mẹ làm tiến sĩ ngành Luật tại Australia, ai cũng nghĩ Hoài Linh sẽ được định hướng con đường du học từ sớm. Thế nhưng, nữ sinh 18 tuổi chỉ thực sự nghĩ đến việc sang nước ngoài khi đang học lớp 12.

"Đó là điểm bất lợi cho mình vì thời gian quá gấp gáp để tìm hiểu kiến thức về các trường đại học ở Mỹ và hoàn tất hồ sơ xin trợ cấp học bổng. Nghĩ lại, đó cũng là quãng thời gian tạo nhiều áp lực cho bản thân vì vừa phải lựa chọn trường mà vẫn hoàn tất những nhiệm vụ của năm học cuối cấp", Hoài Linh nhớ lại.

Thời điểm đó, thông tin về trường đại học ở Mỹ nhiều, việc tìm hiểu kiến thức và lựa chọn ngôi trường phù hợp không dễ. Linh bảo cô có bản CV khá tốt do những hoạt động ngoại khóa từ những năm THPT. Vì vậy, phần khó khăn nhất với Linh chính là bài luận.

Đó là một phần quan trọng trong quá trình xin học bổng. Hoài Linh tiết lộ nội dung bài luận của cô kể về cú sốc văn hóa trải qua năm học lớp 9. Sang Australia sống với mẹ từ tiểu học, Hoài Linh trở về Việt Nam học lớp 9. Những thay đổi đột ngột khiến cô bé đang trong độ tuổi thay đổi tâm sinh lý bị sốc văn hóa.

Những ngày đầu bỡ ngỡ về phương pháp học tập chỉ ngồi ghi chép, nghiêng về lý thuyết quá nhiều khiến cô bé không thể tiếp thu được kiến thức. Từ một người có thành tích học tập giỏi tại Australia, cô bé nhận được những điểm 4, 5 mỗi ngày lên lớp.

Những suy nghĩ như "Tại sao mình lại phải ngồi chép bài như này?, "Tại sao mình cứ phải hiểu theo cách này?, "Tại sao mọi thứ luôn đi theo một khuôn mẫu nhất định"… khiến nữ sinh 15 tuổi mất dần định hướng lúc nào không hay.

"Lúc đó, mình rất sốc bởi trước đó tại Australia thành tích học tập khá tốt, không đến mức tệ như về Việt Nam. Ngày nào mình cũng nhớ về quá khứ và hầu như không có bạn bè", cô gái 18 tuổi kể.

Cả quãng thời gian học lớp 9, Hoài Linh hầu như không có người bạn nào, gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp với mọi người.

Chuỗi ngày đi học rồi về nhà đóng kín cửa phòng khóc lóc, nhớ về những ngày tháng sống tại nước ngoài lặp đi lặp lại khiến nữ sinh lớp 9 chìm sâu xuống đáy, sống ngày càng khép kín và không muốn chia sẻ với ai. Thậm chí, Linh phải tìm tới sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý để giải tỏa áp lực.

Bài văn cũng cho thấy nỗ lực vượt lên chính mình của Hoài Linh sau những giúp đỡ của gia đình, bạn bè và thầy cô để trở thành cô gái hoạt bát, tích cực và đạt thành tích cao trong học tập như hiện tại.

Olympwaaa là nơi rèn luyện kỹ năng tư duy, phản biện về vấn đề nóng của thế giới thông qua tranh biện, viết luận, nghiên cứu và tổng hợp kiến thức. Câu lạc bộ gồm 30 thành viên, luôn chia sẻ, giúp đỡ nhau trong việc phát triển kỹ năng thuyết trình.

Nữ sinh nhấn mạnh điểm đặc biệt trong bài luận của mình, cô muốn cho mọi người thấy những khó khăn mà nữ sinh 15 tuổi trải qua khi gặp phải cú sốc tâm lý và sự nỗ lực, quyết tâm của bản thân như thế nào.

Trải qua cú sốc tinh thần ấy, nữ sinh 18 tuổi thuyết phục được những nhà tuyển sinh về mong muốn theo chuyên ngành Tâm lý học để có thể giúp đỡ những người khác không may rơi vào hoàn cảnh như chính mình trước đây.

"Mình làm bài luận trong khoảng 2 tháng và mất khá nhiều thời gian. Trải qua 11 bản nháp, mình mới lựa chọn được bản cuối cùng để gửi. Cái mình muốn cho hội đồng xét tuyển thấy được là sự nỗ lực, cách bản thân vượt qua khó khăn như thế nào và nguyện vọng cuối cùng ra sao. Rất may, họ đã đồng cảm và lựa chọn mình", 9X nói.

Cũng theo thiếu nữ 18 tuổi, cô phải cảm ơn những ngày tháng khó khăn ấy. Chính nhờ chúng mà cô mới có sự trưởng thành như ngày hôm nay.

Giỏi tiếng Anh không phải tất cả

Theo mẹ sang Australia sinh sống 5 năm, tiếng Anh là lợi thế lớn của Hoài Linh trong quá trình xin học bổng tại Mỹ. Tuy nhiên, cô khẳng định đó không phải điều quyết định trong việc giúp học sinh Việt Nam đi du học.

Với Hoài Linh, ngoài điểm IELTS 8.0, quá trình hoạt động ngoại khóa và học tập tại trường THPT là điểm quan trọng giúp 9X xin được học bổng, ngoài bài luận xuất sắc.

Suốt những năm học cấp 3, Hoài Linh được thầy cô giáo giúp đỡ rất nhiều trong việc nâng cao kiến thức và ổn định về tâm lý. Môi trường học tập mở tạo sân chơi và điều kiện cho học sinh thoải mái thể hiện ý kiến, quan điểm cá nhân.

Hoài Linh từ một cô bé nhút nhát, không có nhiều bạn bè, một tuần phải gặp giáo viên tâm lý 3 lần, đã dần trở thành một thành viên "đầu đàn" trong nhiều hoạt động ngoại khóa.

"Khi mới bước vào lớp 10, chúng mình thường xuyên phải thuyết trình trước đám đông để rèn luyện kỹ năng tư duy, phản biện. Mình còn nhớ lần đầu tiên làm việc đó, mình đã run tới mức bật khóc, không nói được gì. Kết quả lần đó không được tốt khiến mình rất buồn", Hoài Linh kể lại.

Nếu như năm học lớp 10, Linh bật khóc giữa lớp vì những áp lực thuyết trình bài vở thì một năm sau, cô đã trở thành một trong những người sáng lập câu lạc bộ Olympwaaa (năm học 2016-2017) của trường và trở thành thành viên tham gia hội trại, các cuộc thi tại Đức và Thái Lan.

Theo Hoài Linh, cô Phương Hoài Nga, chuyên gia tâm lý của trường và cô Phan Mỹ Linh, người luôn đồng hành trong việc học tập, đã giúp đỡ nữ sinh nhiều nhất trong quá trình chuyển mình, vượt qua cú sốc tâm lý.

Khi gặp khó khăn, Hoài Linh thường tìm đến chuyên gia tâm lý của trường để bày tỏ suy nghĩ và xin lời khuyên. Dần dần, từ một tuần gặp chuyên gia tâm lý 3 lần, nữ sinh 18 tuổi đã thôi hẳn việc này lúc nào không hay.

"Đó là cơ hội lớn mang tính bước ngoặt của bản thân mình. Bản tính luôn lo sợ vì những điều chưa xảy ra khiến mình gặp nhiều vấn đề. Tuy nhiên, sự giúp đỡ của thầy cô và cởi mở của bạn bè đã dạy mình nhiều điều. Việc thuyết trình giữa đám đông với mình không còn là vấn đề nữa", Hoài Linh kể lại.

Dựa vào chính những gì bản thân trải qua, cô gái 18 tuổi cũng đưa ra lời khuyên với những bạn trẻ có ý định xin học bổng du học như mình. Điều quan trọng là các bạn phải có định hướng từ sớm về việc này để có thời gian chuẩn bị thật tốt.

"Với những hoạt động ngoại khóa, đừng làm chỉ vì làm đẹp CV mà hãy vì đam mê, nhiệt huyết. Điều quan trọng nhất với nhà tuyển sinh là họ cần thấy sự đam mê của bạn trong một lĩnh vực nào đó.

Một bài luận ấn tượng phải có ý tưởng rõ ràng ngay từ đầu. Bạn nên lên ý tưởng bằng cách trả lời câu hỏi muốn họ thấy điểm gì mạnh nhất của mình, từ đó phát triển ý sâu rộng thêm. Bài luận không cần phải là thứ gì đó quá hào nhoáng, đôi khi sự chân thành cũng có thể ghi điểm mạnh”, nữ sinh 18 tuổi chia sẻ.

Đi du học dù biết sẽ lại sốc văn hóa

Được mẹ định hướng con đường học tập từ sớm, cộng với việc phát triển trong một môi trường mở tại Việt Nam, có khả năng ngoại ngữ tốt, Hoài Linh bảo: "Tại sao mình có nhiều điều kiện ủng hộ mà không thử?".

Vì vậy, 9X đã quyết định xin học bổng du học dù khá muộn so với bạn bè cùng trang lứa.

Dù biết bản thân có thể tiếp tục gặp vấn đề về văn hóa, Linh vẫn lựa chọn du học bởi đó là cơ hội tốt để nữ sinh có thể phát triển kiến thức mình đam mê và hy vọng một ngày nào đó giúp đỡ những người vấp phải cú ngã đầu đời giống mình. Quyết định của Linh được mẹ hoàn toàn ủng hộ.

"Mình may mắn có mẹ là người suy nghĩ khá mở và luôn mong các con được thoải mái thể hiện mình, không nặng về thành tích. Vì vậy, mẹ ủng hộ mình tiếp tục du học để có thể phát triển bản thân", cô gái 18 tuổi nói.

Linh sẽ nhập học Đại học North Park, Mỹ, vào ngày 22/8. Đó là trường xếp hạng không quá cao nhưng lại hội ngộ đầy đủ những yếu tố mà Linh cần. Theo nữ sinh, ngôi trường này chỉ có vài nghìn sinh viên nhưng lại rất chú trọng tới việc phát triển của từng cá nhân.

"Họ ủng hộ việc phát triển quan điểm cá nhân rất cao và đặc biệt quan tâm chi tiết từng cá thể trong trường. Đó là điều mình mong muốn nhất trong giáo dục. Vị trí trường cũng khá thuận lợi cho việc đi lại. Quan trọng nhất, họ có thể chu cấp toàn bộ học phí trong suốt quá trình học", Linh nói.

Nói về lý do lựa chọn chuyên ngành Tâm lý học, cô gái 18 tuổi cho hay những trải nghiệm, khó khăn của bản thân về tâm lý là một trong những lý do. Khi cô bé chưa đầy 18 tuổi nhận sự giúp đỡ từ những giáo viên tư vấn tâm lý, tinh thần cô đã khá hơn rất nhiều. Vì vậy, cô cũng muốn giúp đỡ người khác.

Bên cạnh đó, Linh bày tỏ việc gặp chuyên gia tư vấn tâm lý ở Việt Nam dường như là điều gì đó còn rất mới mẻ. Nhiều người gặp trở ngại về tâm lý cần giúp đỡ, đặc biệt là học sinh, sinh viên có những giai đoạn cần định hướng lại suy nghĩ. Thế nhưng, họ không có suy nghĩ tìm người giúp đỡ và cũng ít người mở rộng đôi tay giúp đỡ họ. Trong khi đó, ở nước ngoài, đó là một điều rất bình thường.

Chính vì vậy, Linh muốn bổ sung kiến thức và quay trở về với hy vọng có thể giúp đỡ những người như vậy.

Sự pha trộn giữa hai nền văn hóa là động lực vươn lên

Linh thẳng thắn chia sẻ nền giáo dục Việt Nam nghiêng về tính lý thuyết nhiều hơn là thực hành. Những giáo trình, khuôn khổ nhất định khiến nhiều bạn hạn chế việc sáng tạo suy nghĩ cá nhân. Bản thân Linh cũng từng trải qua việc đó trong suốt những năm học lớp 9, quãng thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời Linh.

Bí kíp xin học bổng của Hoài Linh:

- Tìm hiểu thông tin về các trường từ sớm.

- Tham gia các hoạt động ngoại khóa bằng niềm đam mê, thể hiện bản thân trên những lĩnh vực cụ thể.

- Chuẩn bị bài luận với nội dung chân thành, sâu sắc, không cần quá hào nhoáng.

- Luyện IELTS sớm, càng cao đương nhiên càng tốt.

Suốt những tháng năm ấy, cô học trò 15 tuổi luôn băn khoăn những câu hỏi tại sao trong đầu và nhớ về những gì mình được thoải mái thể hiện khi sống trong môi trường mở tại nước ngoài.

Tuy nhiên, khi trải qua cú sốc tâm lý, chính cô nhận ra sự giao thoa của 2 nền văn hóa, giáo dục không phải bất lợi mà là lợi thế.

"Khi càng băn khoăn, bạn càng hay so sánh và cố gắng tìm ra câu trả lời tốt nhất. Đó là một điều tất yếu. Vì vậy, khi so sánh 2 nền giáo dục, cả 2 đều có điểm mạnh, điểm yếu nhưng mình lại tìm ra những thứ phù hợp nhất để phát triển bản thân mình", Linh nói.

Đúng như những gì Linh chia sẻ, một môi trường mở, thoải mái thể hiện trình bày ý tưởng là thứ phù hợp nhất với cô. Vì vậy, quyết định du học cũng là điều tất yếu không sớm thì muộn.

Khó khăn lớn nhất với một người sống nội tâm như Linh chính là việc kết bạn mới. Tuy nhiên, di chuyển nhiều, tiếp xúc những nền văn hóa khác nhau cũng khiến cô nàng có cơ hội làm quen với điều đó.

"Hiện, mình có những người bạn thân ở cả Việt Nam và Australia. Họ đều là những người để mình có thể thoải mái trải lòng tâm sự, giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn. Hy vọng, mình sẽ có cơ hội làm quen với nhiều người hơn nữa để có thể học hỏi thật nhiều", Linh nói.

Trải qua những gia đoạn khó khăn tưởng chừng không vượt qua nổi, Linh từ cô học trò nhút nhát, ít nói, hay lo sợ trở nên hoạt bát, hòa đồng hơn rất nhiều. Nhờ sự giúp đỡ của mọi người và nỗ lực của bản thân, Linh vươn lên ghi tên mình tại nền giáo dục Mỹ.

Người luôn bên cạnh, ủng hộ Linh trong những ngày tháng khó khăn chính là mẹ cô.

"Mẹ vừa là thầy, người mẹ hiền, bạn đồng hành của mình. Mình muốn cảm ơn mẹ đã sinh ra và cho mình một môi trường tự do phát triển bản thân theo cách bản năng nhất. Mẹ cũng chính là mẫu hình phụ nữ mà mình muốn hướng đến trong tương lai", 9X tâm sự.

Cô Phương Hoài Nga, giáo viên tâm lý tại trường Olympic, chia sẻ cô là một trong những người chứng kiến giai đoạn khó khăn của Hoài Linh khi cô bé mới chuyển vào trường.

"Hoài Linh thường xuyên cảm thấy mệt mói, không ăn và ngủ được. Suốt một năm học, nữ sinh không chơi cùng ai. Dần dần, Linh có tâm lý muốn nghỉ học. Đó là lúc tôi bắt đầu làm việc và hỗ trợ em về vấn đề tư vấn tâm lý”, nữ giáo viên cho hay.

Cô Nga cho hay Linh là nữ sinh hướng nội, có nghị lực rất lớn. “Em không từ chối bất cứ bài tập tâm lý nào trong quá trình gặp tôi. Dù khó khăn đến đâu, bạn ấy vẫn có can đảm để thử. Dần dần, Hoài Linh đã thay đổi”, nữ giáo viên kể lại.

Cũng theo cô giáo tâm lý, năm lớp 11 là bước chuyển biến lớn của Hoài Linh. Nữ sinh đã vượt qua “con dốc” của chính mình để hòa đồng với các bạn, tham gia những cuộc thi múa, hát mà trước đó chưa từng thử.

Các giáo viên trong trường đều nhận xét Hoài Linh có năng lực học rất tốt. "Nữ sinh gợi cho người khác nhiều cảm hứng. Chính tôi cũng rất khâm phục Hoài Linh”, cô Phương Hoài Nga nói.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Ngành học nào vừa được nhiều người ngưỡng mộ lại giúp sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở?

Ngành học nào vừa được nhiều người ngưỡng mộ lại giúp sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở?

Giáo dục - 54 phút trước

GĐXH - Ngành học có vai trò quan trọng trong đời sống sẽ giúp sinh viên không phải lo lắng về việc làm, đặc biệt là những công việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Từ 4/4, ô tô khách trên 30 chỗ, xe tải nặng không vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Từ 4/4, ô tô khách trên 30 chỗ, xe tải nặng không vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Thời sự - 57 phút trước

Từ ngày 4/4, xe khách trên 30 chỗ, xe đầu kéo, xe tải nặng từ 6 trục (tải trọng trên 30 tấn) trở lên sẽ không lưu thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Ngày làm việc cuối tuần có thêm giải độc đắc gần 25 tỷ tìm về chủ

Ngày làm việc cuối tuần có thêm giải độc đắc gần 25 tỷ tìm về chủ

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Mới đây, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra tấm vé trúng giải Jackpot của xổ số Mega 6/45.

Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Pháp luật - 2 giờ trước

Nam thiếu niên 16 tuổi dùng chân lái xe máy ở huyện Tuy An bị công an phạt hơn 2,7 triệu đồng.

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Thời sự - 2 giờ trước

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian tới Công an thành phố sẽ báo cáo cấp trên để lắp đặt thêm camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3.

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Ông Vinh là người trực tiếp ký vào các hóa đơn thu tiền từ người đấu giá, giấy tờ thanh toán công trình do Nguyễn Thị Loan lập khống, dẫn đến ngân sách Nhà nước bị chiếm đoạt.

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Cầu Đống Cao nối liền giữa huyện Ý Yên - Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sau hơn 1 năm thi công, các trụ cầu đã nhô khỏi mặt nước, nhiều nhịp cầu đã lắp dầm kết nối.

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết ngày mai, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây của Bắc và Trung Trung Bộ bắt đầu có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ. Dự báo mùa hè năm nay, nắng nóng gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Xe đầu kéo chờ hàng siêu trường xuất phát từ TP Đà Nẵng đến Huế để phục vụ thi công dự án. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng kiểm tra, tài xế không cung cấp được giấy tờ liên quan.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Chính sách học phí đã được HĐND TP Hà Nội thông qua. Theo đó, mức thu học phí năm học 2023-2024 ở Hà Nội là 24.000-217.000 đồng một tháng, giảm gần một nửa so với mức cũ.

Top