Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi trăn trở của thầy giáo giảng dạy ở ngành “hiếm người muốn theo”

Thứ tư, 09:16 19/11/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Muốn trở thành bác sỹ, bất cứ sinh viên y khoa nào cũng buộc phải trải qua một môn học nhập môn là “Giải phẫu học”. Thế nhưng, đây lại là môn học đang gặp phải muôn vàn khó khăn. Người theo giảng dạy ngành này được ví “hiếm như kim cương” bởi lẽ ngành vừa độc hại lại vừa khó tìm được “tư liệu”, đồng lương lại còm cõi...

Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy giáo Vũ Duy Tùng – Phó trưởng Bộ môn Giải phẫu học (Trường Đại học Y Thái Bình) – một người đam mê ngành “Giải phẫu học” hiếm hoi đã có những phút trải lòng với Báo GĐ&XH  nhiều câu chuyện xung quanh bộ môn đặc thù này.

 

Thầy giáo Vũ Duy Tùng trong một giờ giảng. 	 ảnh: P.V
Thầy giáo Vũ Duy Tùng trong một giờ giảng. ảnh: P.V

 

“Thi thể là người thầy vĩ đại nhất”

Thầy Vũ Duy Tùng cho biết, ngay từ năm thứ nhất, các sinh viên y khoa đã buộc phải học giải phẫu cơ thể người. Đây là bộ môn bắt buộc để các sinh viên bắt đầu có những khái niệm sâu về cơ thể người, từ đó mới tiếp tục học được các kiến thức chuyên sâu khác về y học. Tuy nhiên, có một thực tế là sinh viên nhiều nơi rất ít được thực hành trên cơ thể người, đặc biệt là các sinh viên y khoa phía Bắc.

“Tư liệu” hiếm hoi là tình trạng chung của tất cả các trường y khoa phía Bắc, nhiều trường luôn trong tình trạng thiếu người hiến xác. Chính vì thiếu cơ thể người thật để học tập nên các giảng viên ngành giải phẫu học buộc phải có nhiều sáng tạo để giảng giải cho sinh viên của mình. Thầy Tùng cho biết, các thầy cô giáo trong khoa buộc phải biết vẽ mà vẽ phải có sự chính xác để còn giới thiệu được với sinh viên những kiến thức mình nắm bắt được.

Thầy Tùng tâm sự, hiện Khoa Giải phẫu học của Trường Đại học Y Thái Bình có một số xác người để phục vụ cho bộ môn nhưng các xác này đều được lưu lại từ nhiều chục năm nay – kể từ khi mới thành lập trường. Từ khi thầy Tùng về công tác tại trường, đã hơn 10 năm nay, trường không nhận được thêm bất cứ xác người nào hiến tặng. Thi thoảng, có những bệnh nhân bị cắt chi mà họ đồng ý hiến các phần bị cắt thì nhà trường mới có thêm được “tư liệu” mới.

Theo thầy Tùng, thông thường, ở nhiều nước, các sinh viên y khoa sẽ được học tập trên các xác người được hiến tặng. Việc được học trên cơ thể người sẽ giúp sinh viên có được cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về vấn đề mình đang học. Thầy Tùng cho biết: “Cơ thể người rất khác nhau, không cơ thể nào giống cơ thể nào. Khó khăn của chúng tôi là không có người hiến xác mới để cho các em thực hành nhiều hơn. Các giáo viên của chúng tôi thường phải tự tạo các giáo cụ như tranh vẽ, mô hình nộm bằng thạch cao, bằng gỗ, bằng vải, lấy dây điện tạo thành các dây thần kinh giả để hướng dẫn các em học. Giờ có thêm phương tiện là máy tính nữa, hầu như các em phải học qua máy tính là chính. Trong khi đó, chúng tôi vẫn coi xác người là người thầy vĩ đại nhất vì chỉ qua đó, chúng tôi mới học hỏi được những kiến thức cụ thể nhất về cơ thể người mà các máy móc hay các phương tiện dù hiện đại cũng không đáp ứng được hết”.

Tuyển đã khó, giữ người còn khó hơn

Mặc dù là ngành học cơ bản và quan trọng trong y khoa nhưng điều mà thầy giáo Vũ Duy Tùng trăn trở nhất không chỉ là hiếm nguồn “tư liệu” mà chính là việc bộ môn này càng ngày càng khó tìm được người kế cận trong công tác giảng dạy.

Bộ môn Giải phẫu học của Trường Đại học Y Thái Bình nhiều năm qua muốn tuyển thêm giảng viên nhưng đều gặp khó khăn vì không tuyển được người. Có những thời điểm, khoa đã đưa ra thêm các chế độ ưu tiên và “hạ tiêu chí”cũng rất khó khăn mới lấy được thêm người về khoa. Hơn nữa, có nhiều người dù có đến với bộ môn này cũng chỉ một thời gian ngắn sẽ lại buộc phải bỏ đi vì nhiều lý do liên quan đến “cơm – áo – gạo – tiền”.

Tuyển được cán bộ đã khó, giữ chân họ còn khó hơn, Khoa Giải phẫu học của trường đã nhiều lần phải chia tay với các cán bộ chuyển ngành và hiện khoa chỉ còn 7 người tất cả. Trong khi đó, họ thường xuyên phải giảng dạy cho hơn 1.000 sinh viên. Để kịp tiến độ về giảng dạy, các giáo viên trong khoa phải dạy tăng ca cả vào các buổi tối và các ngày nghỉ.

Sở dĩ, “Giải phẫu học” khó tuyển được người không chỉ môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất giữ xác rất độc hại mà còn bởi đây là bộ môn không có cơ hội để làm thêm. Vì thế, ngoài đồng lương cơ bản, các bác sỹ ngành này hoàn toàn không có thu nhập nào khác.

Như thầy Tùng, vốn là một bác sỹ nội khoa, làm việc ở một bệnh viện lớn. Khi quyết định chuyển từ bệnh viện về làm giảng dạy, thầy đã chấp nhận mức lương ban đầu chỉ bằng 1/5 so với thu nhập khi còn làm ở bệnh viện vì khi còn làm ở viện thầy Tùng còn có cơ hội đi làm việc thêm tại các phòng khám vào buổi tối và ngày nghỉ.  Thầy Tùng tâm sự: “Thực sự, ban đầu tôi không có ý định làm nghề này nhưng khi làm trong bệnh viện, có rất nhiều sinh viên theo tôi mong tôi chỉ bảo. Kiến thức của tôi cũng có hạn, làm bệnh viện quá bận lại không có điều kiện để đi học. Tôi cứ nghĩ, nếu tôi không học thêm được thì có lẽ tôi cũng không giúp được thêm cho bệnh nhân. Tôi quyết định chuyển sang ngành này để có nhiều cơ hội học tập và chia sẻ với các em sinh viên hơn và có cơ hội cống hiến nhiều hơn. Nếu không đam mê, có lẽ tôi không thể làm nghề này”.

 

Thầy giáo Vũ Duy Tùng cho biết, hiện những người theo giảng dạy “Giải phẫu học” rất hiếm, thậm chí có thể “đếm trên đầu ngón tay”. Chỉ có những người thực sự đam mê và chấp nhận một cuộc sống đơn giản mới có thể tiếp tục với ngành. Tình trạng này diễn ra ở cả các trường đại học y khoa lớn khác. Đặc biệt, do đặc thù ngành thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại nên cán bộ nữ giảng “Giải phẫu học” càng hiếm hoi hơn. Hiện trên cả nước chỉ có khoảng 4 -5 cán bộ nữ theo ngành này.

Đồng lương của “Giải phẫu học” đem so sánh với nhiều chuyên khoa khác... thường trở nên vô cùng khập khiễng. Thế nên, nhiều sinh viên ngành Y sau khi ra trường, dù có đam mê môn giải phẫu học thì cũng chỉ “tạm trú” ở chuyên ngành này trong thời gian ngắn rồi họ lại tìm cách chuyển sang các chuyên ngành khác. Đây có lẽ không chỉ là nỗi trăn trở của thầy giáo Tùng!

 Hoàng Phương

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 1 giờ trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 2 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Nhận được thông tin nghi có học sinh tự tử trên kênh N2 (địa bàn xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) các lực lượng chức năng đã khẩn trương xuống kênh để mò tìm suốt nhiều giờ.

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Bực tức vì người yêu cũ có người yêu mới, Thức đã phát tán video "nhạy cảm" lên mạng xã hội với mục đích trả thù.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Mua súng về để bắn chim, nam thanh niên bị phạt tù

Mua súng về để bắn chim, nam thanh niên bị phạt tù

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Sau khi đặt mua một khẩu súng dạng côn xoay trên mạng xã hội với mục đích dùng bắn chim, nhưng Nguyễn Văn Hưng không ngờ hành vi của mình đã vi phạm pháp luật.

Top