Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi khổ của trợ giảng Việt chấm bài cho sinh viên Mỹ

Thứ ba, 08:00 22/03/2016 | Xã hội

'Biết đâu chỉ vì một điểm A của bạn, học sinh sẽ được nhận vào Harvard? Nhưng cũng có thể chỉ vì một điểm B bạn chấm, người học sẽ mất đi cơ hội được nhận vào nơi làm việc họ khát khao?', Ngô Di Lân, trợ giảng tại Đại học Brandeis (Mỹ) chia sẻ.

Nói ra thì hơi xấu hổ nhưng ngày còn nhỏ, mỗi khi bị giáo viên phạt hay cho điểm kém, tôi chỉ mong có một ngày trở thành người thầy để "trù" lại con của các cô. Tôi thầm nghĩ, sự trả thù này sẽ ngọt ngào lắm đây. Giờ đến lúc được lên lớp, được giảng bài, chấm bài, với tư cách là trợ giảng cho giáo sư môn Quan hệ quốc tế đại cương, Đại học Brandeis (Mỹ), tôi mới thấy ngày xưa mình ngây thơ và nực cười làm sao. Nắm "quyền sinh sát" không sướng như thế.

Ngô Di Lân, nghiên cứu sinh tại Đại học Brandeis, Mỹ. Ảnh: NVCC.
Ngô Di Lân, nghiên cứu sinh tại Đại học Brandeis, Mỹ. Ảnh: NVCC.

Quyền lực đi đôi với trách nhiệm. Chấm bài, đồng nghĩa với việc bạn sẽ quyết định điểm số của học sinh. Biết đâu chỉ vì một điểm A của bạn, học sinh sẽ được nhận vào Harvard? Nhưng cũng có thể chỉ vì một điểm B bạn chấm, người học sẽ mất đi cơ hội được nhận vào nơi làm việc họ khát khao? Có khi chỉ nhờ một điểm A bạn cho, học sinh có động lực để tiếp tục theo đuổi ước mơ làm bác sĩ? Nhưng biết đâu chỉ vì một điểm C của bạn mà người học nhụt chí, huỷ bỏ giấc mơ trở thành luật sư? Đương nhiên chẳng ai trả lời được những câu hỏi này. Nhưng tôi biết rằng, đôi khi những thứ rất nhỏ lại có hệ quả rất lớn. Vì thế đừng bao giờ đánh giá thấp bất kỳ thứ gì, dù là những thứ nhỏ bé và tầm thường nhất.

Điều tôi thích ở bộ môn Toán, đó là hết sức chính xác. 1 1 phải bằng 2, không thể nào khác được. Vì thế nên việc chấm điểm sẽ không mấy khó khăn. Giáo viên được giao barem, cứ nhìn theo đó mà chấm. Nếu học sinh làm tắt, không trình bày đầy đủ hay sạch đẹp thì trừ bớt điểm tuỳ theo mức độ. Nếu kết quả sai thì trừ điểm tiếp. Còn ra kết quả đúng, trình bày đầy đủ các bước mà lại sạch đẹp thì đương nhiên là 10, không có gì phải bàn cãi. Giá môn Văn cũng như vậy.

Mỗi lần chấm tiểu luận hay bài thi của sinh viên, tôi đều nhận được barem chấm điểm từ giáo sư. Có lẽ mọi người sẽ nghĩ, cứ chiếu theo cái khung đó mà chấm thôi, mọi việc rất đơn giản mà. Nhưng không hề bởi trong các môn khoa học xã hội làm gì có đúng, có sai. Điều này càng đúng ở các nước phương Tây, nơi tư duy phản biện được khuyến khích ở mức độ tối đa. Tôi vẫn nói với sinh viên rằng "các em đừng lo, không có luận điểm nào đúng, luận điểm nào sai, chỉ có luận điểm nào thuyết phục hơn mà thôi". Chính vì thế cuối cùng barem cũng chỉ là thứ để tham khảo, còn người chấm bài vẫn phải tự quyết định nên cho sinh viên bao nhiêu điểm câu này, tự đánh giá dẫn chứng và lý lẽ thuyết phục của luận điểm này đến đâu. Những lúc đó chỉ có mình bạn với cây bút, không ai có thể giúp bạn cả.

Chấm một mình đã khó, chấm "nhiều mình" còn khó hơn. Mỗi lớp có đến gần trăm sinh viên nên cả giáo sư và mấy trợ giảng đều phải xắn tay vào cùng chấm bài. Nghịch lý nằm ở chỗ mỗi người chắc chắn sẽ chấm một kiểu nhưng giáo sư lại muốn mọi người chấm đều tay để đảm bảo sự công bằng cho sinh viên. Nói cách khác, không được phép có chuyện người chấm chặt, người chấm lỏng.

Và khi bạn là người duy nhất trong 4 người chấm chặt thì cảm giác thật là đáng sợ. Đây cũng là lúc tôi nhận thức được sự xung đột giữa hai nền văn hoá một cách mãnh liệt nhất. Một người bạn từng nói với tôi rằng: "Giáo viên Mỹ luôn khiến cho phụ huynh cảm thấy con cái họ như thiên tài còn giáo viên Việt thì khiến phụ huynh cảm thấy con cái họ như đồ bỏ đi". Có lẽ nói như vậy hơi ngoa nhưng tôi nghĩ cũng phần nào phản ánh sự thật.

Ở Mỹ, nếu con bạn không học giỏi, giáo viên sẽ tìm bằng được một cái gì đó để khen, động viên. Còn các thầy cô giáo ở Việt Nam, theo trí nhớ của tôi, có vẻ họ không ngại tuôn ra một tràng như "cháu nhà anh chị lười làm bài tập rồi hay nói chuyện riêng trong lớp lắm". Giáo viên Mỹ thường tìm mọi cách để nâng điểm cho học sinh. Nếu câu trả lời không thật sự chính xác nhưng học sinh thể hiện rằng mình đã nỗ lực thật sự và "đang đi đúng hướng" thì giáo viên sẽ trừ điểm rất nhẹ tay để động viên. Thậm chí họ sẽ đọc đi đọc lại câu trả lời của bạn để tìm xem có gì hay để cho điểm. Ở Việt Nam, nếu bạn làm sai, thiếu ý, giáo viên sẽ trừ điểm. Đơn giản là vậy, sai là sai mà đúng là đúng, trắng - đen phải rõ ràng.

Thế nên nhiều lúc tôi thấy rất khó chịu với những người chấm điểm cùng mình. Tại sao họ cứ phải cố "bới móc" ra những điểm hay trong câu trả lời của học sinh trong khi cái duy nhất tôi nhìn thấy là những câu trả lời dài dòng, lòng vòng và thiếu chính xác? Tại sao họ cứ phải lo là điểm trung bình của lớp thấp quá rồi giáo viên chấm điểm thế này là khắt khe quá? Tôi sẽ không bao giờ cho điểm cao một câu trả lời mà tôi thấy không xứng đáng, làm ngược lại điều đó là làm trái với lương tâm của mình. Cứ rõ ràng, trắng đen như ở Việt Nam có phải tốt hơn không?

Thế rồi tôi cũng hiểu rằng tất cả chỉ là sự khác biệt giữa hai nền văn hoá, hai nền giáo dục. Tôi vốn được tôi luyện trong một nền giáo dục chuyên đào tạo ra các "chiến binh", "cỗ máy" săn thành tích và huy chương. Vì thế, tôi quen mọi thứ phải khắt khe, chính xác. Triết lý giáo dục của phương Tây, của người Mỹ hoàn toàn khác. Cái họ quan tâm là sau này, khi học sinh đã trưởng thành thì làm được điều gì cho đời. Họ luôn quan niệm rằng học sinh có thể kém cái này, giỏi cái kia, đấy là chuyện vô cùng bình thường. Và rốt cuộc thì học sinh là những con người chứ không phải là cỗ máy. Thế nên lúc chấm điểm, giáo viên phải dùng cả cái đầu, lẫn trái tim. Đối với tôi đây không phải là một sự thích nghi dễ dàng. Tuy nhiên giờ đã đến lúc tôi phải nhập gia tuỳ tục.

Theo Ngô Di Lân, Nghiên cứu sinh Đại học Brandeis, Mỹ/VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Đời sống - 39 phút trước

GĐXH - Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu được giới thiệu đến công chúng.

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Đời sống - 40 phút trước

GĐXH - Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ 26/4.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 2 giờ trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 4 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 5 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Top