Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những nhà giáo tìm niềm tin trong nước mắt

Thứ năm, 10:00 14/03/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Chỉ có tình yêu thương học sinh vô điều kiện, lòng yêu nghề cháy bỏng mới có thể giúp những thầy cô giáo miền biên viễn (thuộc tỉnh Đắk Lắk) vượt lên mọi khó khăn, vất vả trong hành trình “cõng chữ” lên non.


Vượt lên những khó khăn vất vả, các thầy cô nơi đây vẫn luôn dành cho học sinh tình yêu thương vô điều kiện. Ảnh: Gia Bình

Vượt lên những khó khăn vất vả, các thầy cô nơi đây vẫn luôn dành cho học sinh tình yêu thương vô điều kiện. Ảnh: Gia Bình

Biến khó khăn thành động lực

Cách TP Buôn Ma Thuột hơn 100km, nhưng để đến được xã Cư San (huyện M’Đrắk) chúng tôi phải mất gần nửa ngày đường. Đây là một trong những xã vùng biên đặc biệt khó khăn của tỉnh Đắk Lắk. Vượt lên nhiều khó khăn, thiếu thốn, các thầy cô Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân ở mảnh đất đầy nắng và gió này bao năm qua vẫn miệt mài với hành trình “cõng chữ” lên non, giúp hàng trăm học sinh nghèo tiếp cận tri thức.

Dưới tán cây bàng cổ thụ, chia sẻ với PV, cô Quản Thị Thanh Liễu (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân) người có thâm niên gần 10 năm gắn bó với ngôi trường này bùi ngùi, xúc động chia sẻ: “Thời gian trôi nhanh tựa bóng câu qua thềm. Tôi nhớ những ngày đầu tiên về đây công tác, cảnh vật vẫn còn hoang sơ, hẻo lánh vô cùng. Những nóc nhà của người dân lưa thưa, cách nhau cả km. Khi đó nước sạch chưa có, các thầy cô phải đi bộ hàng giờ đồng hồ, leo lên tận những khe suối cao, vắt vẻo trên núi lấy nước vào những chiếc can nhựa mang về trường dùng dần. Tối đến khi không có điện những giáo viên bám bản phải chong đen dầu soạn giáo án cho ngày mai. Những hôm mưa to, gió lớn căn nhà nội trú tạm bợ của các thầy cô bị dột khắp nơi, người thì thu gom sách vở, giáo án, người thì lấy thau hứng nước để căn phòng không bị ngập. Khó khăn trăm bề. Sau những lần như vậy, các thầy cô lại động viên nhau, tự nhủ bản thân mình tất cả vì học trò mà cố gắng vượt khó”.

Sau một thập kỉ, cuộc sống nơi đây đã có nhiều đổi thay, những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như điện nước đã dần được khắc phục, thì khó khăn lớn nhất đối với những giáo viên bám trường là đường sá đi lại. Vào mùa khô còn đỡ, chứ mùa mưa thì khổ sở vô cùng. Mỗi trận mưa lớn đổ xuống, lượng nước từ các con suối tăng lên chóng mặt. Dòng nước chảy xiết, có thể cuốn phăng tất cả mọi thứ cố tình vượt qua. Nhiều tuyến đường đất bị mưa lớn làm xói, sạt lở. Ngôi trường cách trung tâm huyện gần 40km, vào mùa mưa xe máy chỉ đi được một đoạn, chặng đường còn lại các thầy cô phải gửi xe đi bộ hoặc phải băng hàng chục cây số đường rừng hay chèo bè tạm qua sông.

Trong cuộc trò chuyện với PV, những thầy cô giáo nơi đây vẫn nhớ như in kỉ niệm cách đây vài năm, vào mùa mưa, nước dâng cao khiến ngôi trường cô lập với trung tâm huyện nên giáo viên hẹn nhau đi bè vượt sông. Lúc bấy giờ nước chảy xiết, tay lái các thầy cô không vững nên một vài giáo viên bị té xuống dòng nước dữ, may mắn, mọi người ứng cứu kịp nên không có tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Tìm niềm vui trong nước mắt

Mặc dù khó khăn, thiếu thốn là vậy, nhưng tập thể các thầy cô giáo Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân qua bao thế hệ vẫn biết tìm niềm vui trong nước mắt. Với khuôn mặt đôn hậu, thầy Khúc Thừa Tú (giáo viên lớp 5C) tâm sự, so với thời gian trước đây người dân trong khu vực bãi 3 (xã Cư San, huyện M’Đrắk) đã có nhiều đổi mới. Do cuộc sống kinh tế khó khăn, vào những ngày đầu năm hay vụ mùa các em học sinh thường ở nhà phụ giúp bố mẹ làm nương rẫy. Vào những thời điểm này, các thầy cô phải lặn lội xuống từng hộ gia đình hoặc tìm lên tận nương rẫy để động viên các bậc phụ huynh tạo điều kiện cho con em mình tới lớp.

Nói về kỉ niệm trong những lần đi thuyết phục học sinh, thầy Tú nhớ đến trường hợp của em Trọ A Sàng (SN 2006). Sàng vốn là con thứ ba trong gia đình có 10 anh chị em, hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn. Do biết Sàng là một đứa trẻ có tư chất tốt, nên không quản ngại đường sá xa xôi, rất nhiều lần thầy Tú đã tới tận nhà để thuyết phục phụ huynh cho em tới trường đi học. Nhờ sự chân thành của mình, sau rất nhiều cuộc nói chuyện, thầy Tú đã giúp Sàng có cơ hội được tiếp cận với tri thức. Giờ đây, mỗi ngày đến trường đối với Sàng là một niềm vui.

Việc thuyết phục các em tới trường đã khó, nhiều học sinh còn thiếu cả quần áo, sách vở do hoàn cảnh kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, các thầy cô lại bàn nhau đứng ra kêu gọi các mạnh thường quân giúp đỡ. Hình ảnh những em học sinh trong những ngày giá rét ngồi co ro trong lớp học, tay không cầm nỗi cây bút viết khiến lòng những thầy cô nơi đây cảm thấy quặn đau. Qua nhiều kênh khác nhau, giờ đây mỗi dịp khai trường, các em học sinh Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân lại có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, đồng thời được khoác lên mình những tấm áo tuy cũ nhưng lành lặn.

Qua những dịp như vậy, tình cảm thầy trò ở ngôi trường này lại ngày gắn kết hơn. Các em học sinh dường như cảm nhận được tình thương của giáo viên dành cho mình nên những dịp Tết đến xuân về những món quà cây nhà, lá vườn như: khúc mía, quả cam, chuối hay mấy bông hoa dại ven đường đều được các em đem tặng cho các thầy cô.

“Các em tuy nghèo, thiếu thốn nhưng sống tình cảm lắm. Những món quà tuy không giàu vật chất nhưng nó lại chứa đựng một tình cảm sâu sắc, dạt dào của các em. Giáo viên chúng tôi chỉ cần những điều nhỏ nhặt như vậy đã cảm thấy ấm lòng rồi. Không chỉ có vậy, đây cũng là động lực to lớn để những giáo viên cắm bản như chúng tôi gắn bó hơn với ngôi trường thân yêu này”, một giáo viên xúc động chia sẻ.

Được biết, hiện Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân có tất cả 438 học sinh, trong đó chỉ có một em là dân tộc Kinh, còn lại đều là đồng bào Mông. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn khi có 10 phòng học, trong đó có 2 phòng được làm tạm bằng tôn. Theo cô Quảng Thị Thanh Liễu, mặc dù trường được thành lập cách đây 10 năm nhưng đến nay chưa được tu sửa, đầu tư do nằm trong dự án quy hoạch Hồ thủy lợi Krông Pắk Thượng. Do đó, việc học tập của học sinh cũng như sinh hoạt của giáo viên gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tuy nhiên, những giáo viên bám bản vẫn hết lòng, tận tâm truyền dạy tri thức của mình đến bao thế hệ học trò, với ước mong giản dị: “Có con chữ có lẽ tương lai các em sẽ tươi sáng hơn”.

Câu chuyện cảm động về một nhà giáo: Cha dượng đi tìm cha đẻ cho con riêng của vợ Câu chuyện cảm động về một nhà giáo: Cha dượng đi tìm cha đẻ cho con riêng của vợ

GiadinhNet - Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng của mình, ba tôi được lệnh chuyển vào hoạt động nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới lớp vỏ bọc một thương gia. Từ đó, ba má tôi người Nam, kẻ Bắc những lời nhắn nhủ cũng thưa dần...

Gia Bình

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Video: Hoảng hồn cảnh học sinh đầu trần, phóng xe như 'bay' rồi lao thẳng vào ô tô

Video: Hoảng hồn cảnh học sinh đầu trần, phóng xe như 'bay' rồi lao thẳng vào ô tô

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Xe máy do nam sinh điều khiển với tốc độ cao, không đội mũ bảo hiểm, khi đi qua nút giao thì bất ngờ xảy ra va chạm với ô tô con đang sang đường.

Bắt thiếu nữ xinh đẹp, 19 tuổi cầm đầu đường dây ma tuý

Bắt thiếu nữ xinh đẹp, 19 tuổi cầm đầu đường dây ma tuý

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Mới 19 tuổi, sở hữu nhan sắc xinh đẹp, Trang nổi lên như một “bà trùm” chuyên cung cấp ma tuý cho các “dân chơi”.

Hướng dẫn chi tiết đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý thí sinh cần biết để tránh sai sót

Hướng dẫn chi tiết đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý thí sinh cần biết để tránh sai sót

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Hôm nay (24/4), hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT sẽ mở để học sinh lớp 12 trên cả nước thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT. Thời gian đăng ký thử là từ 24/4 đến 28/4.

Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

Thời sự - 3 giờ trước

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành kế hoạch triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Hacker tấn công trang web tuyển sinh Trường ĐH Kiến trúc TPHCM

Hacker tấn công trang web tuyển sinh Trường ĐH Kiến trúc TPHCM

Giáo dục - 4 giờ trước

Trang web tuyển sinh của Trường Đại học Kiến trúc TPHCM bị hacker tấn công dẫn đến việc nhiều thí sinh không thể đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển.

Không phải ngành công nghệ, đây mới là ngành học thu hút nhiều nhân tài trẻ hiện nay

Không phải ngành công nghệ, đây mới là ngành học thu hút nhiều nhân tài trẻ hiện nay

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Đây là ngành học 'khát' nhân lực vô cùng lớn, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn và năng động cho lứa ứng viên trẻ tuổi, năng động, nhiệt huyết.

Bắt ổ nhóm chuyện trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc

Bắt ổ nhóm chuyện trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng đã trộm hàng chục tấm thép lưới loại B40, dùng để chắn gia súc trên tuyến đường cao tốc Bắc - Nam. Hiện cơ quan chức năng đã bắt giữ 3 đối tượng để điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Lập nhóm kín trên mạng, những đứa trẻ rủ nhau đi hỗn chiến

Lập nhóm kín trên mạng, những đứa trẻ rủ nhau đi hỗn chiến

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Hai nhóm thanh thiếu niên tự lập những nhóm kín trên mạng xã hội với cái tên rất kêu, như: “Những cơn mưa thuỷ tinh” hay “29M1”. Khi có mâu thuẫn, các đối tượng trong nhóm sẽ hô hào mang theo hung khí để giải quyết.

Hà Nội: Hai phóng viên bị hành hung khi đang tác nghiệp

Hà Nội: Hai phóng viên bị hành hung khi đang tác nghiệp

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Đang trong quá trình tác nghiệp ghi nhận hiện trường vụ hoả hoạn tại địa phận xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, hai phóng viên bị một nhóm đối tượng lăng mạ, tấn công.

Làm ăn thua lỗ, người phụ nữ lên kịch bản lừa 20 tỷ đồng

Làm ăn thua lỗ, người phụ nữ lên kịch bản lừa 20 tỷ đồng

Pháp luật - 6 giờ trước

Làm ăn thua lỗ mất khả năng trả nợ, My lên kịch bản tung nhiều thông tin sai sự thật để chiếm đoạt của 4 người số tiền gần 20 tỷ đồng.

Top