Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những lớp học đặc biệt trên quần đảo Trường Sa

Thứ ba, 10:30 25/02/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Tất cả những ngôi trường tiểu học trên các đảo của quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đều đặc biệt bởi một lớp học gồm đủ các cháu từ lớp mẫu giáo đến lớp 5. Khi lên lớp 6, các em sẽ được đưa vào đất liền để tiếp cận với điều kiện giảng dạy tốt hơn.

Những lớp học đặc biệt trên quần đảo Trường Sa - Ảnh 1.

Thầy giáo Bành Hữu Tình bên các em học sinh trên đảo Trường Sa. Ảnh: Cao Tuân

Viết tâm thư xin ra Trường Sa dạy học

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đặt chân lên đảo Trường Sa là bóng dáng những em nhỏ xúng xính sắc phục hải quân hớn hở theo bố mẹ đi đón đoàn từ đất liền ra thăm. Trong số các cháu, có những cháu sinh ra ở đất liền rồi theo cha mẹ ra đảo, có những cháu được sinh ra trên đảo. Sau khi được thưởng thức một bài hát của nhóm bạn nhỏ tặng, chúng tôi hỏi ai dạy thì tất cả đồng thanh: "Thầy Tình ạ". Hóa ra, nhóm học sinh từ mẫu giáo đến lớp 5 này đều chung một thầy, một lớp.

Người thầy đó là Bành Hữu Tình, 37 tuổi - từng có 3 năm dạy ở Trường tiểu học Khánh Lâm và 10 năm dạy học ở Trường tiểu học Suốt Cát của Khánh Hòa. Khi biết Sở GD&ĐT tỉnh thông báo tuyển giáo viên đi Trường Sa, thầy Tình đã thức xuyên đêm, viết một bức tâm thư dài gần 5 trang A4.

Trong tâm thư, thầy Tình kể về một lần đến khu tưởng niệm Gạc Ma (ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa): "Tôi có một cảm giác rất đặc biệt, rất thiêng liêng. Đứng trước vòng tròn Gạc Ma bất tử, đọc về lịch sử anh dũng của các chiến sĩ Gạc Ma ngay trên mảnh đất quê hương, lòng tôi cuộn lên những cảm xúc thật lạ kỳ. Tình yêu Tổ quốc, quê hương trỗi dậy. Cảm phục các anh, tôi càng mong muốn được làm điều gì đó cho Trường Sa. Tất cả cứ thôi thúc, thôi thúc".

Rồi thầy Tình tâm sự về quãng đời thiếu niên, về việc mồ côi mẹ từ khi 5 tuổi, thầy đã học tập và rèn luyện gian khổ thế nào: "Tôi không có sự bao bọc của bố mẹ như các bạn, mà sống với anh cả, từ bé đã phải tự lo nhiều việc. Chính điều đó đã rèn luyện tôi thành một con người mạnh mẽ, có ý chí, và tôi tự tin mình xứng đáng đi dạy học ở Trường Sa…".

Đến khi nhận thông báo trúng tuyển, thầy Tình mừng rơi nước mắt. Cả dòng họ, người thân trong gia đình rồi bạn bè, đồng nghiệp đều tự hào về điều anh đã đạt được. Tháng 6/2018, thầy chính thức đến với Trường Sa, bắt đầu một chặng đường công tác đặc biệt trong cuộc đời mình.

Đặt chân lên cầu cảng của đảo Trường Sa cũng là lúc những học sinh ra tận nơi đón. Thầy Tình choàng tay ôm những đứa trẻ chưa biết tên. "Kỷ niệm ấy tôi không bao giờ quên. Được dạy học ở Trường Sa, với tôi đó không chỉ là niềm vinh hạnh, mà còn là sự cống hiến sức trẻ của mình cho Tổ quốc. Dẫu ở Trường Sa còn nhiều khó khăn trở ngại và nỗi nhớ đất liền luôn cháy bỏng ruột gan, song tôi cho đó là thời gian thử sức thời trai trẻ", thầy Tình nói.

Chia sẻ về những khó khăn khi người trẻ đảm nhiệm "các khâu" cho học sinh, thầy Tình cho biết: "Do đặc thù ở Trường Sa học sinh ít nên phải học ghép. Một phòng học có 5 lớp. Trong khi giảng bài cho lớp 5 thì học sinh lớp 3 tự ôn, lớp 1 tập viết. Dạy học nhưng tôi cũng làm "bảo mẫu" luôn. Có em khóc đòi về với ba mẹ thì tôi dỗ dành, các em cãi nhau mình phải phân giải, có khi đang học có em kêu muốn đi vệ sinh, mình cũng dẫn các em đi. Tất cả việc đó lúc đầu thấy hơi ngại, nhưng sau quen và trở nên bình thường…".

Quê em ở Trường Sa…

Những lớp học đặc biệt trên quần đảo Trường Sa - Ảnh 2.

Sau giờ học, hai thầy giáo trẻ Nguyễn Công Qua và Phạm Xuân Dịu lại vui đùa cùng các em học sinh trên đảo Sinh Tồn.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Dung, công dân sinh sống trên đảo Trường Sa kể với chúng tôi về những tình cảm đặc biệt của các thầy giáo với học trò nơi đây. Họ luôn coi học trò như con cái trong gia đình, ngoài dạy dỗ còn chăm sóc, bảo ban các cháu lúc vui chơi, sinh hoạt thường ngày. Tuy điều kiện biển đảo còn thiếu thốn so với đất liền nhưng thứ quý giá nhất mà mỗi công dân nhỏ ở Trường Sa nhận được chính là tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo, ấm nồng bên cạnh một gia đình lớn có bố mẹ, thầy giáo và các chú bộ đội.

Tương tự, ở trường tiểu học trên đảo Sinh Tồn cũng được áp dụng theo kiểu "5 trong 1". Cả trường chỉ có hai thầy giáo quán xuyến đủ 5 lớp bậc tiểu học. Các em học từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần.

Thầy Nguyễn Công Qua cho biết: "Trước khi ra đảo giảng dạy, có nằm mơ rồi mường tượng tôi cũng không thể hình dung ra được cảnh học 5 trong 1 như vậy. Nghĩ thì dễ nhưng việc giảng dạy cho các em không hề đơn giản chút nào. Nhóm này làm bài tập, thì thầy giáo lại ra đề, hoặc tập viết, tập đọc cho nhóm kia".

Thầy Qua cũng tâm sự, do chưa lập gia đình, lại là giáo viên nam, thành ra các thầy giáo càng gặp nhiều khó khăn hơn khi giảng dạy và chăm sóc trẻ. Việc tổ chức ghép lớp, ghép môn được các thầy giáo bố trí sắp xếp phù hợp, bảo đảm mỗi em đều lĩnh hội đầy đủ chương trình học của bản thân, lại không bị ảnh hưởng của chương trình khác. Thường thì những môn: Tập đọc, Nhạc, Họa được ghép học chung. Những môn phân loại trình độ: Toán, Văn, Khoa học được ngồi chung nhưng học theo từng giáo án riêng. Việc học ghép tuy khó khăn nhưng cũng mang lại nhiều thuận lợi cho học sinh. Các em nhỏ học theo anh chị lớn nên chăm ngoan, tiếp thu bài nhanh. Các bạn lớp lớn cũng có thể cùng thầy giáo hướng dẫn các em nhỏ. Có em bộc lộ sớm khả năng đọc viết, mới 4 tuổi đã thuộc lòng nhiều bài thơ, 5 tuổi đã đủ điều kiện đặc cách học lên lớp 1.

"Ở đây mọi người sống rất tình cảm, nhiều hôm các hộ dân cũng đến trường ngồi hàn huyên tâm sự với chúng tôi đến tận khuya mới về. Các gia đình hay mang cà phê, trà lá, bánh kẹo đến trường, còn chúng tôi cũng hay đến khu dân cư ngồi uống nước trò chuyện với bà con. Có hôm vài hộ dân lại thân tình mời tôi dùng cơm tại gia đình cho đầm ấm. Các cán bộ, chiến sĩ cũng thường xuyên lui tới vào ngày nghỉ để chia sẻ hoàn cảnh gia đình, bạn bè. Rồi mọi người kể cho nhau nghe những vui buồn nơi đầu sóng ngọn gió…", thầy giáo Phạm Xuân Dịu (trường tiểu học xã Sinh Tồn) chia sẻ thêm.

"Quê em ở Trường Sa/ Những đảo chìm đảo nổi/ Quê em có biển trời/ Bốn mùa xanh bao la/ Sinh ra ở Trường Sa/ Em là con của biển...", đó là những câu thơ mà khi chia tay chúng tôi được những học sinh ở Trường Sa đọc tặng. Rất nhiều em mạnh dạn bày tỏ mơ ước sau này được trở thành chiến sĩ ngày đêm canh giữ biển trời hoặc gần gũi nhất là được làm người thầy đứng trên bục giảng như thầy giáo của các em đầy yêu thương, tận tụy mỗi ngày.

Song song với học chữ, học sinh Trường Sa còn được bộ đội hải quân ở các đảo huấn luyện thể chất như tập thể dục nâng cao sức khỏe, tổ chức các trò chơi vận động bên bờ sóng, tham gia một số hoạt động quân sự như chào cờ Tổ quốc trước cột mốc chủ quyền, đón khách từ đất liền ra thăm. Những câu chuyện về lòng quả cảm của chiến sĩ hải quân, tinh thần bất khuất kiên cường của ông cha vẫn được kể cho các em nghe như một môn học ngoại khóa không thể thiếu.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Xã hội - 11 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 16/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Dù anh trai đã bị tuyên án tử hình vì sát hại một lái xe ôm công nghệ để cướp, nhưng Tuân vẫn không sợ mà tiếp tục “nối gót” anh.

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 20 năm sử dụng, Trường THCS Thiệu Công, xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) xuống cấp nghiêm trọng khiến nhiều học sinh phải học tập trong căn phòng tạm ẩm thấp, không đảm bảo an toàn.

Cách tích hợp đăng ký xe, giấy phép lái xe vào VNeID nhanh, tiện lợi nhất

Cách tích hợp đăng ký xe, giấy phép lái xe vào VNeID nhanh, tiện lợi nhất

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Ứng dụng VNeID ra đời để sử dụng thay thế những giấy tờ truyền thống, định danh công dân trên nền tảng kỹ thuật số. Theo đó, VNeID cho phép tích hợp tất cả giấy tờ cá nhân như đăng ký xe, giấy phép lái xe…

Năm học 2024-2025: Hà Nội có tới 160.000 học sinh vào lớp 6

Năm học 2024-2025: Hà Nội có tới 160.000 học sinh vào lớp 6

Giáo dục - 1 giờ trước

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, năm học tới, số lượng học sinh đầu cấp tiếp tục tăng. Riêng lớp 6, năm học 2024-2025 có tới 160.000 em.

Bộ GTVT quy định phải có trụ sạc cho ô tô điện ở trạm dừng nghỉ

Bộ GTVT quy định phải có trụ sạc cho ô tô điện ở trạm dừng nghỉ

Thời sự - 3 giờ trước

Ngoài nhà vệ sinh, bãi đỗ xe, xưởng bảo dưỡng, theo quy chuẩn quốc gia mới, trạm dừng nghỉ còn có cả trụ, thiết bị sạc cho ô tô điện.

Vừa gây ra vụ trộm, cướp, về nhà đã thấy công an chờ sẵn

Vừa gây ra vụ trộm, cướp, về nhà đã thấy công an chờ sẵn

Pháp luật - 3 giờ trước

Sau chầu nhậu, đối tượng Phương phát hiện một chiếc xe máy bên đường nên đã trộm cắp. Trên đường đi thấy chiếc điện thoại của một phụ nữ lộ ra bên túi quần nên tiện tay cướp giật rồi bỏ trốn.

CEO Apple Tim Cook dành lời khen ngợi cho đất nước và con người Việt Nam

CEO Apple Tim Cook dành lời khen ngợi cho đất nước và con người Việt Nam

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Ngay sau khi đặt chân tới Hà Nội, Tim Cook nhận định "không có nơi nào như Việt Nam, một đất nước xinh đẹp và sôi động".

Bắt giữ 6 người trong nhóm Zalo 'Hóng Clip Hot' có nhiều video đồi trụy

Bắt giữ 6 người trong nhóm Zalo 'Hóng Clip Hot' có nhiều video đồi trụy

Pháp luật - 4 giờ trước

Hơn 100 thành viên trong nhóm kín Zalo thường xuyên đăng tải, chia sẻ nhiều hình ảnh, video có nội dung mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy cho nhiều người xem.

Tiết học CEO Apple Tim Cook tham dự cùng học sinh lớp 6 ở Hà Nội có gì đặc biệt?

Tiết học CEO Apple Tim Cook tham dự cùng học sinh lớp 6 ở Hà Nội có gì đặc biệt?

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Theo Hiệu trưởng Trường Liên cấp Ngôi sao Hà Nội, CEO Apple Tim Cook rất thân thiện với giáo viên và học sinh của nhà trường. Vị này dành thời gian chủ yếu để tìm hiểu về vấn đề học tập công nghệ của học sinh.

Top