Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều trẻ em Nhật Bản không muốn đến trường

Thứ ba, 21:15 24/12/2019 | Xã hội

Yuta Ito (10 tuổi, ở Nhật Bản) nói với cha mẹ không còn muốn đến trường, vì thường xuyên bị bắt nạt và đánh nhau với bạn học.

Nghe con trai trình bày vào mùa xuân năm 2018, cha mẹ Yuta đưa ra ba lựa chọn gồm: tham gia trị liệu với chuyên viên tư vấn học đường, giáo dục tại nhà hoặc theo học trường học tự do (tổ chức giáo dục không thuộc chính phủ Nhật Bản, dành cho học sinh thường xuyên nghỉ học, hoặc bị bắt nạt).

Yuta đã lựa chọn phương án cuối cùng. Trong gần hai năm qua, Yuta dành thời gian học để làm những điều em muốn và cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều.

Yuta là một trong số những trẻ "futoko", được Bộ Giáo dục Nhật Bản định nghĩa là trẻ em không đến trường trong hơn 30 ngày vì lý do không liên quan đến sức khỏe hoặc tài chính. Thuật ngữ này được dịch theo nhiều cách, bao gồm: trốn học, sợ hãi học đường hoặc bài xích trường học.

Thái độ của người dân Nhật Bản đối với "futoko" đã thay đổi qua nhiều thập kỷ. Năm 1992, người dân Nhật Bản gọi hiện tượng này là từ chối trường học, sau đó được đổi thành "tokokyoshi" (kháng cự) mang nghĩa như căn bệnh tâm thần. Từ năm 1997, thuật ngữ được đổi thành "futoko", mang sắc thái trung lập, có nghĩa là vắng mặt.

Ngày 17/10, chính phủ Nhật Bản cho biết, số lượng học sinh tiểu học và trung học cơ sở nghỉ học cao kỷ lục, với 164.520 em vắng mặt trong 30 ngày trở lên trong năm 2018, tăng từ con số 144.030 vào năm 2017.

Phong trào trường học tự do bắt đầu nở rộ ở Nhật Bản từ những năm 1980 để đáp ứng số lượng "futoko" ngày càng tăng. Số học sinh theo học các trường tự do đã tăng vọt trong những năm qua, từ 7.420 em vào năm 1992 đến 20.340 em trong năm 2017. Mô hình giáo dục này là lựa chọn thay thế giáo dục bắt buộc hoặc giáo dục tại nhà, nhưng học sinh sẽ không được trao bằng giáo dục tiêu chuẩn.

Nhiều trẻ em Nhật Bản không muốn đến trường  - Ảnh 1.

Học sinh chơi trò chơi tại trường học tự do Tamagawa (thành phố Tokyo, Nhật Bản). Ảnh: Stephane Bureau Du Colombier.


Theo khảo sát của Bộ Giáo dục Nhật Bản, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng "futoko" là hoàn cảnh gia đình, vấn đề cá nhân với bạn bè hoặc bị bắt nạt. Những học sinh bỏ học chia sẻ không hòa đồng với bạn bè, đôi khi mâu thuẫn với cả giáo viên.

Đó cũng là trường hợp của nữ sinh Tomoe Morihashi, 12 tuổi. "Em không cảm thấy thoải mái khi ở cùng nhiều người, cuộc sống học đường thật tẻ nhạt", em nói. Tomoe mắc chứng câm chọn lọc, ảnh hưởng đến việc giao tiếp và xuất hiện trước đám đông. Em không thể nói chuyện ngoài phạm vi gia đình và thấy khó tuân thủ những quy định cứng nhắc trong trường học.

"Quần tất không được có màu, tóc không được nhuộm, dây buộc tóc cũng phải có màu nhất định và không được đeo trên cổ tay", em kể. Các quy tắc Tomoe liệt kê được gọi là "quy tắc đen trong trường học", thuật ngữ dùng để chỉ những công ty chuyên bóc lột sức lao động của nhân công.

Giống như Yuta, Tomoe đang theo học trường tự do Tamagawa ở Tokyo, nơi học sinh không cần mặc đồng phục và tự lựa chọn các hoạt động của mình, theo kế hoạch thống nhất giữa nhà trường, phụ huynh và học sinh. Các em được khuyến khích phát huy kỹ năng và sở thích cá nhân.

"Thông qua học tập, thể thao hoặc vui chơi, trường học muốn hướng đến mục đích chung là giúp trẻ em hòa đồng, thoải mái trong môi trường cộng đồng và phát triển các kỹ năng xã hội", Takashi Yoshikawa, hiệu trưởng nhà trường nói.

Takashi mở trường năm 2010 trong căn hộ ba tầng nằm ở khu dân cư Fuchu, thành phố Tokyo. "Ban đầu, tôi hy vọng sẽ nhận học sinh từ 15 tuổi trở lên, nhưng những em đăng ký chỉ mới 7-8 tuổi. Hầu hết các em đều im lặng do mắc chứng câm chọn lọc và không làm gì ở trường cũ", ông nói, tin rằng vấn đề giao tiếp là căn nguyên của việc từ chối trường học.

Đồng tình với ý kiến của Takashi, giáo sư Uchida tại Đại học Nagoya cho rằng tình bằng hữu là yếu tố quan trọng để tồn tại tại Nhật Bản, không chỉ trong giáo dục mà còn trong các khía cạnh khác của đời sống, như: sinh hoạt, tham gia giao thông. Tuy nhiên, với nhiều học sinh, việc phải làm mọi thứ với số đông bạn bè đồng trang lứa trong không gian lớp học nhỏ hẹp là hành động không thoải mái.

Ngoài ra, trẻ em Nhật Bản sẽ học cùng nhau năm này qua năm khác, rất ít sự xáo trộn trong lớp học nên nếu có vấn đề xảy ra, các em sẽ rất khó giải quyết triệt để. "Theo nghĩa đó, trường học tự do rất quan trọng vì ít quan tâm đến con số mà coi trọng, đề cao suy nghĩ, cảm xúc của từng học sinh", giáo sư Uchida nói.

Dù các trường học tự do đang đưa ra giải pháp thay thế, thực trạng của hệ thống giáo dục công tại Nhật Bản vẫn là vấn đề cần được quan tâm. Giáo sư Uchida cho hay trong môi trường giáo dục công, việc không chú trọng đến sự khác biệt giữa các cá nhân là vi phạm quyền con người.

Bằng chứng vào tháng 8, nhóm chiến dịch "Dự án loại bỏ quy tắc đen trong trường học" đã đưa đơn kiến nghị trực tuyến được ký bởi hơn 60.000 công dân tới Bộ Giáo dục Nhật Bản, yêu cầu điều tra những quy tắc vô lý trong trường học. Quận Osaka sau đó đã ra quyết định xem xét lại những quy tắc học đường và khoảng 40% trường học đã thay đổi.

Giáo sư Uchida cho rằng Bộ Giáo dục Nhật Bản dường như đang chấp nhận việc học sinh nghỉ học là xu hướng, không phải vấn đề bất thường. Ông coi đây là sự thừa nhận ngầm rằng, trẻ em "futoko" không phải vấn đề mà là các em đang phản ứng lại môi trường học tập không lành mạnh.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 47 phút trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Với khoảng thời gian nghỉ lễ là 5 ngày, cư dân mạng đua nhau thực hiện thử thách "Ngủ 5 ngày 5 đêm" nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sự kiện này đang được cư dân mạng bàn luận khá sôi nổi.

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 11, cơ quan công an phát hiện 2 nữ giám đốc công ty liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với đơn vị này.

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Thời sự - 3 giờ trước

Trên đường di chuyển bằng thuyền ra khu vực nuôi trồng thủy sản, nhóm công nhân 6 người ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bất ngờ gặp cơn giông lốc làm lật thuyền. Hiện có 4 người đang mất tích.

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Pháp luật - 3 giờ trước

Hải tạo các tài khoản mạng xã hội mạo danh nữ tu sĩ ở Huế để kêu gọi quyên góp cho những hoàn cảnh ngặt nghèo ở Đà Nẵng. Bằng cách này, Hải đã chiếm đoạt số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Bé gái 12 tuổi tới nhà bạn quen qua mạng xã hội chơi thì bị 3 nam thiếu niên 15 tuổi kéo vào trong rồi thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm.

Top