Hà Nội
23°C / 22-25°C

Năm học 2017 - 2018: Những vấn đề “nóng” sẽ được xử lý ra sao?

Thứ ba, 09:27 22/08/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Năm học 2017 - 2018, trước những thách thức đặt ra, ngành GD&ĐT một số địa phương đã có các giải pháp để khắc phục, xử lý những bất cập, vấn đề “nóng” trong giáo dục. Bộ GD&ĐT đã đề ra 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và 5 giải pháp cho năm học này.

Năm học 2017-2018 đặt ra nhiều thách thức đối với ngành giáo dục cả nước. Ảnh minh họa: Q.Anh
Năm học 2017-2018 đặt ra nhiều thách thức đối với ngành giáo dục cả nước. Ảnh minh họa: Q.Anh

Hà Nội: Xây mới hơn 2.600 phòng học

Từ đầu tháng 8, học sinh của các khối tiểu học, THCS và THPT của Hà Nội đã trở lại trường học, bước vào năm học mới 2017-2018. Theo quyết tâm của ngành giáo dục Thủ đô, năm học này sẽ có nhiều thay đổi về nội dung giáo dục.

Chia sẻ cụ thể về các nội dung đổi mới, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, các bậc học đều có những giải pháp đổi mới mạnh mẽ. Trong đó, với khối phổ thông, học sinh sẽ được đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng. Việc dạy và học ngoại ngữ sẽ được nâng cao, đặc biệt là áp dụng mô hình hội nhập, đào tạo song bằng tú tài…

Đặc biệt, lần đầu tiên, đội ngũ giáo viên tư vấn tâm lý sẽ được chính thức đào tạo, bồi dưỡng bài bản, đến 100% các cơ sở giáo dục.

Cũng trong năm học này, Hà Nội cũng chú trọng đến công tác trang bị kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt quan tâm tới giáo dục pháp luật, chính thức đưa vào chương trình chính khóa 4 tiết học về an toàn giao thông ở bậc THPT. Cùng với đó là các thời lượng sinh hoạt chuyên về phòng chống tệ nạn ma túy, phòng chống cháy nổ, xâm hại tình dục…

Một vấn đề thu hút sự quan tâm của phụ huynh đó là kỳ thi vào lớp 10 THPT vào năm 2018, theo chủ trương của Hà Nội sẽ giữ vững ổn định như năm 2017, đồng nghĩa với chưa áp dụng thêm thi môn Ngoại ngữ. Phương thức tuyển sinh lớp 10 hệ không chuyên sẽ kết hợp thi tuyển với xét tuyển 2 môn thi Ngữ văn và Toán theo hình thức tự luận.

“Nếu có sự thay đổi trong công tác tuyển sinh lớp 10, Hà Nội sẽ không tiến hành một cách đột ngột mà phải có sự chuẩn bị, thông báo sớm tới phụ huynh, học sinh. Phương án đổi mới tuyển sinh sẽ phải xin ý kiến người dân và các cấp lãnh đạo thành phố trước khi áp dụng”, ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định.

Để giải quyết tình trạng quá tải, thiếu lớp học trên địa bàn, Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay, trong năm học 2016-2017 vừa qua, toàn thành phố đã xây mới được 66 trường học, với tổng kinh phí hơn 2.500 tỉ đồng. Cải tạo, sửa chữa, xây mới 2.622 phòng học, tổng kinh phí hơn 1.426 tỉ đồng, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 48,5% (1.249 trường).

Năm học này, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đối với khu vực nội thị, quy hoạch trường, lớp theo hướng mở rộng ra khu vực ngoại thành để khắc phục tình trạng sĩ số lớp quá đông do thiếu quỹ đất.

TPHCM: Tuyển mới hàng nghìn giáo viên

Không chỉ riêng Hà Nội, tại TPHCM bước vào năm học 2017 - 2018 cũng đặt ra mối lo về hệ thống trường lớp, bởi quy mô học sinh tăng mạnh so với năm học trước. Ngày 14/8 vừa qua, hơn 1,6 triệu học sinh tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn thành phố đã bắt đầu nhập học năm học mới.

Dự kiến, lễ khai giảng năm học mới sẽ diễn ra đồng loạt vào ngày 5/9. Năm học 2017 - 2018, dự kiến thành phố tăng 59.082 học sinh. Tiểu học tăng 20.199 học sinh, THCS tăng 12.741 học sinh và THPT tăng 6.312 học sinh.

Để chuẩn bị đón năm học mới, thành phố đã đưa vào sử dụng gần 1.500 phòng học mới, nâng số phòng học trên địa bàn lên hơn 43.000 phòng, nhiều trường học được nâng cấp, mở rộng xây mới nhưng tình trạng lớp đông sĩ số vẫn diễn ra.

Dự kiến, nhu cầu tuyển dụng toàn ngành cho năm học 2017-2018 là gần 5.000 người. Bên cạnh việc đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh, là năm học được Sở GD&ĐT TPHCM tiếp tục định hướng đổi mới mạnh mẽ từ đội ngũ, phương pháp, chương trình, kiểm tra, đánh giá để nâng chất lượng dạy và học.

Một điểm mới trong năm học này và cũng là bước đi tiếp theo để nâng chất lượng giáo dục là việc TPHCM tiếp tục nhân rộng mô hình trường tiên tiến, hiện đại và hội nhập quốc tế. Theo đó, có thêm 9 trường học triển khai, nâng tổng số trường tại TPHCM áp dụng mô hình này là 35 trường, từ mầm non đến THPT.

Một thông tin quan trọng với các bậc phụ huynh, đó là năm học này thành phố sẽ vẫn giữ nguyên mức học phí tại các trường công lập trên địa bàn.

Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, để hạn chế tình trạng lạm thu trong ngành giáo dục, Sở đã có văn bản gửi đến các trường trên địa bàn hướng dẫn thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác cho năm học 2017-2018 tại các cơ sở giáo dục công lập.

Về các khoản thu thỏa thuận, Sở đề nghị các Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Kế hoạch Tài chính của quận/huyện để xây dựng, xem xét các khoản thu phù hợp với tình hình thực tế địa phương và từng đơn vị, không thu cào bằng và phải được UBND quận/huyện đồng ý.

Trong đó, các khoản thu hộ, chi hộ phải được tổ chức lấy ý kiến đồng thuận từ tất cả phụ huynh. Các khoản thu phải được thông báo công khai, minh bạch bằng văn bản đến phụ huynh, ghi rõ nội dung từng khoản thu, khi thu phải có biên lai.

Sở cũng nhấn mạnh, việc thu này phải thông qua bộ phận tài vụ, giáo viên tuyệt đối không được trực tiếp thu, chi tiền của học sinh. Các trường cần giãn thời gian thu, không thu nhiều khoản cùng một lúc gây áp lực cho phụ huynh.

Những nhiệm vụ quyết liệt

Mới đây, trong Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng đã thẳng thắn thừa nhận những vấn đề hạn chế trong năm học vừa qua như: Thực hiện quy hoạch mạng lưới chậm được triển khai; tình trạng thiếu trường, lớp ở các khu công nghiệp, khu chế xuất còn phổ biến; tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết; năng lực nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên còn yếu, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước...

Theo đó, để khắc phục những tồn tại nói trên, Bộ GD&ĐT đã đề ra 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cả ngành sẽ tiếp tục được triển khai với nội hàm phù hợp với yêu cầu của từng năm học. Trong số các giải pháp, ngành giáo dục sẽ tập trung xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học.

Bên cạnh đó, sớm ban hành chỉ số chất lượng để hướng tới phân tầng, xếp hạng chất lượng giáo dục của mỗi địa phương. Từng bước đẩy lùi căn bệnh thành tích và lộ trình thực hiện giảm tải, giảm áp lực cho học sinh, giáo viên.

Đối với những nhiệm vụ, trọng tâm tập trung vào rà soát, quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp học: Khu vực thành phố, quy hoạch trường, lớp phải thoát khỏi khu vực nội đô, khắc phục tình trạng sĩ số lớp quá đông. Tăng cường xã hội hóa với nhóm trường, lớp chất lượng cao.

Ở miền núi khó khăn, có lộ trình sắp xếp trường, lớp hợp lý, đảm bảo chuẩn bị tốt tâm lý cho phụ huynh và học sinh. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Đặc biệt, đẩy mạnh thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2016 - 2020. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục, phân luồng và định hướng nghề nghiệp…

Một nội dung “nóng” hiện nay đó là mối lo về chất lượng đào tạo sư phạm. Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Bộ sẽ đánh giá nhu cầu thực tế của giáo viên đến từng môn học. Cùng với việc bám sát vào chương trình để xác định rõ cần bao nhiêu chỉ tiêu đào tạo mới và chỉ đào tạo số thiếu, quản lý chặt chỉ tiêu này trên toàn quốc”.

Những giải pháp của ngành giáo dục năm học 2017-2018

- Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính: Tiếp tục rà soát văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp, tập trung xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học. Đẩy mạnh cải cách hành chính về GD&ĐT.

- Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục: Sau khi có chuẩn, quy chuẩn của các vị trí chức danh, đề nghị Học viện Quản lý giáo dục có các chương trình bồi dưỡng kịp thời để đánh giá, phân loại xếp hạng cán bộ quản lý, công tác bổ nhiệm yêu cầu phải đạt chuẩn.

- Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục: Tích cực, chủ động tham mưu cho UBND, HĐND tỉnh/thành phố các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa theo hướng đẩy mạnh đầu tư vào các bậc học mầm non và giáo dục THPT. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

- Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục: Bộ sẽ tích hợp các thông tư trong lĩnh vực này thành các bộ chuẩn chất lượng và công bố cho các địa phương. Sớm ban hành chỉ số chất lượng để hướng tới phân tầng, xếp hạng chất lượng giáo dục của mỗi địa phương.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông: Cần đi vào chiều sâu, chủ động truyền thông bài bản.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Đời sống - 57 phút trước

GĐXH - Chiếc xe ô tô con không rõ vì lý do gì mà bất ngờ lao xuống hồ Định Công. Hàng chục người dân sau đó đã giúp chủ xe kéo chiếc ô tô từ dưới nước lên bờ.

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định cụ thể, rõ ràng các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 3 giờ trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 3 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 3 giờ trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Pháp luật - 3 giờ trước

Thấy cháu H. (SN 2011) đang đạp xe trên đường, Thành đi xe máy phía sau dùng tay sàm sỡ khiến cháu H. hoảng loạn.

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Trường đại học đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ là Học viện Phụ nữ Việt Nam với mức điểm cao nhất là 25,5 điểm.

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH – Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một phố nghề độc đáo luôn nức hương thơm. Thứ hương thơm này chỉ cần lướt qua phố nghề đã thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, có cảm giác rất dễ chịu, thư thái.

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Top