Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khai giảng, sao cứ chỉ lo phông màn, loa đài?

Thứ năm, 12:11 29/08/2019 | Xã hội

Ngoài những bạn được lựa chọn diễn văn nghệ thì phần lớn cảm thấy mình bị "ra rìa", là người ngoài cuộc, không quan trọng. Đâu đó vẫn có những lễ khai giảng mà nhiều bạn nhỏ sốt ruột muốn về.

Khai giảng, sao cứ chỉ lo phông màn, loa đài? - Ảnh 1.

Khi lễ khai giảng kết thúc, trên gương mặt của các con vẫn còn hiện nụ cười và đó là một lễ khai giảng thành công thực sự - Ảnh: NHƯ HÙNG

Mấy ngày hôm nay, con trai tôi (vừa bước vào lớp 1) thi thoảng nghêu ngao hát, là vì các con đang tập dượt cho lễ khai giảng.

Tôi đã nghe nhiều và thấy rằng việc tập duyệt khai giảng đã trở thành quen thuộc và ở đâu cũng có. Có lẽ không chỉ ngày khai giảng mà rất nhiều ngày lễ khác trong năm đều được người lớn tạo ra để thể hiện sự quan tâm đối với thế hệ trẻ.

Nhưng dường như ở trường học cứ đến hẹn lại lên, nào loa đài, nào phông màn rực rỡ và thực sự người lớn rất ít để ý đến cảm xúc của các bạn nhỏ. Sự kiện có một khoảng cách chứ không đến gần được với các em. Ngoài những bạn được lựa chọn diễn văn nghệ thì phần lớn cảm thấy mình bị "ra rìa", là người ngoài cuộc, không quan trọng. Đâu đó vẫn có những lễ khai giảng mà nhiều bạn nhỏ sốt ruột muốn về.

Tôi hỏi con: "Sắp đến ngày khai giảng, con thích chứ?". Tất nhiên, một đứa trẻ 6 tuổi sẽ chờ đợi và rất thích thú với ngày khai giảng với việc được xúng xính áo đẹp, với cờ hoa rộn rã. Nhưng sao tôi vẫn thấy tiếc cho các con, bởi những ồn ào bề nổi của ngày hội đến trường. Vì đâu?

Cứ nghĩ trẻ vui với một ngày hội rình rang tiếng nhạc, sân khấu rực rỡ nhưng thực sự trẻ đâu cần một buổi lễ hoành tráng đến mức ấy? Ai cũng nghĩ khai giảng là cho các em nhưng rõ ràng việc tập duyệt quen thuộc hằng năm ấy khiến trẻ đánh mất đi cảm xúc thực sự?

Sự rộn ràng của tiếng nhạc, sự hoành tráng của phông màn trang trí thực chất chỉ là bề nổi và trẻ cần một ngày lễ của riêng mình thực sự. Với trẻ mầm non và tiểu học, sự kiên nhẫn ngồi lắng nghe không hề dễ dàng. Vì vậy, các em cần sự gần gũi, cần nhập cuộc, cần được tham gia thay vì chỉ biết ngồi, chứng kiến và vỗ tay như những cái máy.

Một sân trường rộng lớn nhưng sao những đứa trẻ vẫn cảm thấy lẻ loi? Có khi nào ban giám hiệu thử đặt mình vào vị trí những đứa trẻ ấy - những người là trung tâm của giáo dục?

Và ngày khai giảng phải khác ngày bình thường ở những điều giản dị, đó là khi mỗi trẻ được giữ một vai trò gì đó trong buổi lễ chứ không phải ngồi cho đông đủ. Tôi từng biết nhiều trẻ vào vai những ca sĩ "hát nhép", cảm thấy mình không được tin tưởng, chỉ là một nhân vật phụ đạo. Tôi cũng từng nghe những đứa trẻ cảm thấy mệt mỏi với những lễ khai giảng lê thê, chỉ có đọc thành tích là chính. Vậy các em thực sự đang ở đâu trong lễ khai giảng của chính mình?

Nhưng năm ngoái, tôi may mắn được dự lễ khai giảng tại Trường mầm non Sao Sáng (quận Thanh Xuân, Hà Nội), nơi con trai tôi học lớp 5 tuổi. Sau khi cô hiệu trưởng lên nói vài lời gửi gắm đến học sinh và phụ huynh (chứ không cầm giấy đọc thành tích) là đến các tiết mục văn nghệ của các bạn nhỏ.

Với một phụ huynh, tôi cảm thấy rất hạnh phúc và không hiểu sao mắt cay cay khi nhìn thấy các con háo hức dõi theo từng tiết mục xiếc. Những tiếng reo hò trong trẻo, những ánh mắt đen láy hồn nhiên và thích thú khi được bắt tay chú nghệ sĩ xiếc.

Khi ấy, tôi hiểu các con thực sự thấy đó là ngày hội của mình và dành cho chính mình. Khi lễ khai giảng kết thúc, trên gương mặt của các con vẫn còn hiện nụ cười và đó là một lễ khai giảng thành công thực sự, với tiêu chí không đọc diễn văn, không khí vui nhộn và không một bạn nhỏ nào cảm thấy mình là người ngoài cuộc. Kết thúc buổi lễ, phụ huynh cùng giúp các cô thu dọn ghế cho các con, cảm giác thật ấm áp, gần gũi và mọi người như gần nhau hơn.

Có lẽ khai giảng hay bất cứ ngày lễ nào trong năm, dù diễn ra ở trường hay ở tổ dân phố, dành cho trẻ, chúng ta hãy để ý nhiều hơn đến cảm xúc của các em thay vì đầu tư sân khấu hoành tráng, âm thanh rộn rã chỉ để thỏa mãn mục đích của người lớn. Nhưng mấy trường làm được, tự thay đổi mình và dám thay đổi cách tổ chức vì các con, để các con thực sự là trung tâm của buổi lễ?

Theo Tuổi Trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin sáng 25/4: Từ 1/7/2024 nhiều lao động có thể được tăng lương 2 lần; 5 nhóm hành vi sẽ bị CSGT Hà Nội xử lý nghiêm dịp nghỉ lễ

Tin sáng 25/4: Từ 1/7/2024 nhiều lao động có thể được tăng lương 2 lần; 5 nhóm hành vi sẽ bị CSGT Hà Nội xử lý nghiêm dịp nghỉ lễ

Đời sống - 3 phút trước

GĐXH - Ngoài việc được tăng lương tối thiểu vùng, nhiều lao động có thể được tăng lương thêm do điều chỉnh tiền lương tối thiểu theo vùng kể từ 1/7; Trong dịp nghỉ lễ, CSGT sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vào 5 nhóm hành vi vi phạm...

CSGT Hà Nội sẽ xử lý nghiêm 5 nhóm hành vi vi phạm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

CSGT Hà Nội sẽ xử lý nghiêm 5 nhóm hành vi vi phạm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Đời sống - 5 phút trước

Trong dịp nghỉ lễ, CSGT sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vào 5 nhóm hành vi vi phạm gồm nồng độ cồn, ma túy, chở hàng quá tải trọng, chạy quá tốc độ, vi phạm về làn đường, sử dụng giấy tờ giả.

Xe máy lao như tên bắn ở làn 120km/h cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xe máy lao như tên bắn ở làn 120km/h cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Thời sự - 6 phút trước

Camera giám sát ghi lại hình ảnh xe máy phi như tên bắn ở làn 120km/h trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Hiện chưa xác định được người điều khiển phương tiện.

15 thí sinh bị đình chỉ sau 3 đợt thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN

15 thí sinh bị đình chỉ sau 3 đợt thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN

Giáo dục - 18 phút trước

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, sau 3 đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của năm 2024 (tổ chức trong tháng 3 và 4), đã có 15 thí sinh bị đình chỉ thi vì vi phạm quy chế.

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một đôi dép, chiếc áo, điện thoại và một nhẫn cưới do nạn nhân để lại.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 10 giờ trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 11 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Top