eMagazine

Kẻ “gàn dở” huy động 300 người “làm thầy” cho hàng nghìn trẻ ở các làng SOS - Ảnh 1.

Từ "chàng Đôn-Kihôtê" của làng trẻ SOS

Vốn có trong mình lòng trắc ẩn, ngay từ những ngày đầu lên Hà Nội học tập, Hoàng Quý Bình đã tình nguyện làm thầy giáo miễn phí cho con của cô lao công tại trường. Mỗi đêm giảng bài, Bình lại nhớ về hình ảnh của những trẻ em mồ côi tại làng trẻ SOS mà Bình từng thấy trên tivi. Anh tâm niệm sẽ có một ngày gần nhất đến chơi với các em.

Có cơ hội đến chơi ở làng trẻ, Bình thấy điều mà các em ở đây cần nhất là có người kèm cặp mỗi tối. Từ suy nghĩ đó, Bình đã xin phép các mẹ ở làng trẻ để đến làng dạy học. Cũng từ ấy, anh trở thành người "khỏa lấp" tâm hồn cho những đứa trẻ tội nghiệp ở đây từ khi nào không hay. Chúng tôi gọi Bình như thế bởi Hùng không chỉ dạy các em kiến thức mà còn truyền cho các em niềm tin yêu vào cuộc sống từ những điều nhỏ nhoi nhất xung quanh mình.

Kẻ “gàn dở” huy động 300 người “làm thầy” cho hàng nghìn trẻ ở các làng SOS - Ảnh 2.

Niềm vui của các trẻ em làng trẻ SOS khi được nhận quà từ các anh chị.

Gần 4 năm qua, Hoàng Quý Bình đã trở thành người kết nối thầm lặng cho hàng trăm giáo viên đến với các trẻ em tại làng trẻ SOS. Các giáo viên hầu hết là các bạn sinh viên đang theo học tại Hà Nội. Trẻ em ở các làng trẻ SOS thì khá đông mà sức người thì có hạn. Bình nghĩ: "Nếu chỉ có một mình thực hiện thôi thì thật khó để có thể làm nên những điều có ý nghĩa lớn cho các em".

Kẻ “gàn dở” huy động 300 người “làm thầy” cho hàng nghìn trẻ ở các làng SOS - Ảnh 3.

Những món quà đáng yêu của các trẻ em làng trẻ SOS dành cho anh Bình.

Từ suy tư đó, Hoàng Quý Bình đã tập hợp những người bạn cùng chung chí hướng để thành lập câu lạc bộ "Vì ngày mai tươi sáng". Tên gọi của câu lạc bộ như gói ghém tất cả những ước mơ, hoài bão mà anh đang xây dựng cho các em. Có lẽ, chính anh cũng bất ngờ khi được sự ủng hộ từ đông đảo các bạn trẻ. 

Sau 4 năm hoạt động, CLB "Vì ngày mai tươi sáng" đã có gần 300 giáo viên tham gia giảng dạy định kỳ tại nhiều làng trẻ SOS ở Hà Nội cũng như nhiều tỉnh lân cận. Gần 300 thành viên hoạt động nhưng sự gắn kết vẫn luôn thường trực ở CLB "Vì ngày mai tươi sáng" bởi họ đến với nhau và cùng chung mục đích cao cả. "Cần nhiều người chung tay, mỗi người một chút, ít thôi nhưng đều đặn", Bình tâm niệm.

Kẻ “gàn dở” huy động 300 người “làm thầy” cho hàng nghìn trẻ ở các làng SOS - Ảnh 4.

Các thành viên của CLB "Vì ngày mai tươi sáng" luôn mong muốn được đóng góp sức lực của mình cho các trẻ em tại làng trẻ SOS.

Nếu ai đó đã tiếp xúc với Hoàng Quý Bình ở ngoài đời thì chắc chắn sẽ liên tưởng đến nhân vật Đôn-Kihôtê trong tiểu thuyết lừng danh. Vào thăm nhóm "Vì ngày mai tươi sáng" của Bình và những người bạn trên Facebook, chúng tôi càng tin tưởng vào điều đó. Họ, những người trẻ, đang cùng nhau trưởng thành. Thước đo trưởng thành của họ chính là nụ cười và ánh mắt trong veo của những đứa trẻ cần trợ giúp.

Anh Trần Sơn, một thành viên tâm huyết của CLB tâm sự: "Chỉ đơn giản, chúng tôi tìm thấy mình ở trong hành trình đó, một trái tim ấm nóng, một bầu nhiệt huyết luôn sục sôi, sự rung động và những xúc cảm khó tả trong tâm hồn khi thấu hiểu và yêu thương các em. Chúng tôi mong muốn làm được điều gì đó, góp chút công sức nhỏ nhoi của mình nhưng với một niềm tin mãnh liệt rằng "Ngày mai tươi sáng" sẽ luôn đến với các em. Ở câu lạc bộ, chúng tôi tìm thấy mình ở trong nhau, câu lạc bộ đã trở thành gia đình thực sự của chúng tôi".

Làm thiện nguyện đã khó nhưng để việc làm thực sự có ý nghĩa càng khó hơn. Ở "Vì ngày mai tươi sáng", không phải ai muốn trở thành giáo viên cũng được. Các trẻ em tại các làng trẻ SOS vốn nhạy cảm, để giảng dạy, không chỉ cần tri thức mà cần hơn là phương pháp và tình yêu. Thấu hiểu điều đó, Hoàng Quý Bình và những người bạn đồng hành luôn có sự chọn lọc kỹ, thậm chí là tổ chức phỏng vấn với những bạn trẻ muốn tham gia giảng dạy.

Kẻ “gàn dở” huy động 300 người “làm thầy” cho hàng nghìn trẻ ở các làng SOS - Ảnh 5.

Một giờ học ở làng trẻ SOS.

Trong không gian sống nhỏ của Bình, có nhiều những mẩu giấy nhớ với những nét chữ bé xinh, nguệch ngoạc. Một mảnh giấy nhớ màu hồng được viết bằng bút chì có đoạn: "Chúc anh Bình mạnh khỏe. Chúc anh Bình đẹp trai và càng sống lâu hơn. Em chúc anh có nhiều con và vào dạy chúng em học bài". Những lời chúc của cậu bé Nguyễn Duy Hải không khỏi khiến chúng tôi xúc động bởi những lời chúc ấy trong sáng đến thương, đến tội. Người lớn nói bằng trải nghiệm còn trẻ con nói bằng tim. Hẳn phải yêu lắm, em Hải mới mong anh Bình "càng sống lâu hơn".

Đến ông chủ của "thư viện niềm tin"

Kẻ “gàn dở” huy động 300 người “làm thầy” cho hàng nghìn trẻ ở các làng SOS - Ảnh 6.

Thư viện "D-Free Book" đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều bạn trẻ ham đọc sách.

Hiếm có một cuộc trò chuyện nào mà từ "niềm tin" lại được nhắc đến nhiều như khi tôi trò chuyện với Hoàng Quý Bình. Niềm tin chính là vốn lẫn lãi của thư viện D-Free Book do Bình xây dựng.

Lần theo con ngõ số 67 phố Lê Thanh Nghị chật chội, lọt thỏm giữa mọi kiến trúc xung quanh là thư viện D-Free Book của Hoàng Quý Bình. Nếu bạn thấy một ngôi nhà cấp bốn với những bức tường bong tróc ngả màu thời gian, những hàng sen đá ngập lối đi, ánh điện lập lờ thì chắc chắn bạn đã đến đúng "thư viện niềm tin".

Kẻ “gàn dở” huy động 300 người “làm thầy” cho hàng nghìn trẻ ở các làng SOS - Ảnh 7.

Một giờ học ngoại ngữ tại thư viện "D-Free Book".

D-Free Book được Bình thành lập vào năm 2018 với mong muốn trao gửi tri thức thông qua những cuốn sách quý. Bình nghĩ: "Cuốn sách mà nằm yên trên giá thì chỉ là sách chết". Nghĩ là làm, thư viện được ra đời với lý do đầy giản dị là để cho những cuốn sách "không chết".

Nhưng, muốn lập được thư viện thì cần phải có địa điểm, có sách. Căn phòng trọ bé nhỏ đã trở thành không gian để anh có thể cho mọi người mượn sách. Vốn ham đọc sách nên thời điểm mở thư viện, anh đã có hơn 300 đầu sách. Được nhiều người đón nhận, số lượng người đọc lẫn số sách nhiều lên khiến Bình phải thuê hẳn một căn nhà cấp bốn để tiện cho việc mở thư viện lẫn dạy học miễn phí.

Kẻ “gàn dở” huy động 300 người “làm thầy” cho hàng nghìn trẻ ở các làng SOS - Ảnh 8.

Hoàng Quý Bình cho rằng niềm tin là thứ có giá trị nhất trên đời.

Tuy nhiên, điều khiến người ta bất ngờ nhất ở đây chính là hình thức cho mượn sách. Mỗi một người đến mượn sách chỉ cần để lại tên, số điện thoại, tên sách mượn và đặt cọc bằng "niềm tin". Thời gian mượn tối đa là một tháng và số lượng mượn tối đa là 2 cuốn/lần.

Nhiều người khi biết anh làm vậy cho rằng Bình "dở hơi", nhưng với anh niềm tin là thứ có giá trị nhất trong cuộc sống này. Trong cả cuộc trò chuyện, Bình điềm đạm, từ tốn, có chút gì ngại ngùng. Nhưng nói đến niềm tin, mắt Bình sáng rực lên: "Chẳng có thứ gì trên đời này đáng giá hơn niềm tin cả. Chỉ có niềm tin mới khiến ta có động lực để làm việc. Chỉ cần đặt cọc niềm tin là giá trị nhất rồi".

Trong không gian khoảng độ dăm chục mét vuông, chúng tôi thấy hàng nghìn đầu sách được trưng bày với nhiều thể loại từ văn học, kỹ năng sống đến ngoại ngữ, trinh thám. Tựa đầu vào góc tường, những người trẻ đang cùng nhau say sưa đọc sách. Ở một góc bàn khác, các em nhỏ sôi nổi học bài trong sự kèm cặp của các anh, chị.

Triết lý của Bình đã đúng: "Sau hơn 1 năm hoạt động, thư viện không hề mất một cuốn sách nào. Ngược lại, số sách trong thư viện ngày càng nhiều lên do sự ủng hộ, quan tâm của mọi người". Từ 300 đầu sách ban đầu, đến nay Bình đang sở hữu hơn 5.000 đầu sách trong thư viện của mình. Không biết từ khi nào, những cuốn sách đã trở thành tín vật để trao gửi những giá trị của tri thức và niềm tin.

Kẻ “gàn dở” huy động 300 người “làm thầy” cho hàng nghìn trẻ ở các làng SOS - Ảnh 9.

Hoạt động "Đổi giấy lấy cây" được tổ chức thường xuyên ngay tại không gian thư viện.

Tại thư viện của Bình, không có nhân viên nhưng có nhiều bạn trẻ tình nguyện lui đến dọn dẹp, trông coi. Điều trăn trở lớn nhất của Bình khi vận hành thư viện là tiền nhà. Số tiền này chiếm gần 20 triệu đồng/lần thanh toán 3 tháng. Đây không phải là một số tiền nhỏ với một sinh viên chưa ra trường. Để có thể duy trì, Bình đã không ngừng nỗ lực làm tốt những công việc khác để có thêm kinh phí cho việc thuê nhà.

Em Nguyễn Quốc Tuần (học sinh lớp 11), một "thủ thư" quen thuộc của thư viện tâm sự: "Anh Bình thực sự là một người khiến chúng em cần phải học hỏi. Em cũng từng được các anh chị ở đây kèm cặp. Em đang mong muốn mình sẽ trở thành một nhiếp ảnh gia để ghi lại những khoảnh khắc của đời sống. Có lẽ, những bộ ảnh đầu tiên em chụp sẽ là không gian thư viện. Với chúng em, nơi đây đã trở thành gia đình rồi".

Đâu chỉ có người yếu thế mới cần sẻ chia

Nhìn cách giúp đỡ người khác, ít ai biết rằng Bình vốn là cậu bé mất bố từ sớm. Mẹ Bình phải một mình gồng gánh nuôi con ăn học. Nhưng điều đó vốn không thể ngăn cản được sự kiên cường trong bản chất của chàng trai Hải Dương nghị lực. Bình nói: "Tôi không coi việc mất bố sớm là sự thiệt thòi. Mỗi người sinh ra vốn đã có một số phận khác nhau rồi. Nếu suy ngẫm kỹ, được sống vốn là một đặc ân mà nhận được đặc ân thì cần phải trả ơn cuộc đời".

Kẻ “gàn dở” huy động 300 người “làm thầy” cho hàng nghìn trẻ ở các làng SOS - Ảnh 10.

Hoàng Quý Bình luôn cho rằng sự sẻ chia là một giá trị cần được lan tỏa trong xã hội.

Từ giảng dạy ở làng trẻ SOS đến "thư viện niềm tin", thứ Bình tạo dựng được cho người trẻ là văn hóa chia sẻ. Đó cũng là sự lý giải cho hàng loạt các dự án hướng đến môi trường của Bình. Khởi đầu là "Đổi giấy lấy cây" rồi "Lọ Mọ Garden"... Chỉ sau một thời gian ngắn khởi động, dự án của Bình đã được hàng chục nghìn người trẻ đón nhận.

Nói về lý do tổ chức các hoạt động hướng tới môi trường, Bình chia sẻ: "Nói về tầm quan trọng của môi trường, sự ô nhiễm môi trường chúng ta đã nói quá nhiều rồi. Nhưng, chúng ta phải làm gì thực tế để có thể giúp môi trường thì lại có quá ít các hoạt động cụ thể. Tôi mong muốn những hoạt động như "đổi giấy lấy cây" sẽ trở thành cầu nối đặc biệt để chúng ta có thể bảo vệ môi trường một cách trực tiếp".

Kẻ “gàn dở” huy động 300 người “làm thầy” cho hàng nghìn trẻ ở các làng SOS - Ảnh 11.

Những sản phẩm thân thiện với môi trường trong dự án "Lọ Mọ Garden".

Trong một góc nhà nhỏ ở thư viện của Hùng có bày biện rất nhiều món đồ đặc biệt của dự án "Lọ Mọ Garden". Từ những cục xà bông, túi xách hanmade đến ống hút gạo, muôi, thìa, cốc bằng gỗ… đều là những sản phẩm thân thiện với môi trường. Tiền bán các sản phẩm này, Hoàng Quý Bình dành để trả tiền nhà, duy trì "thư viện niềm tin".

Thành công trong những dự án vì môi trường của Hoàng Quý Bình được đo bằng rác. Rác theo đúng nghĩa đen.

Sau 9 tháng hoạt động tại Hà Nội và một số tỉnh thành, với gần 1.000.000 lượt tương tác, Hoàng Quý Bình và những người cộng sự đã thu về gần 100 tấn phế liệu có thể tái chế, hơn 3 tấn vỏ hộp sữa, 7 tấn pin đã qua sử dụng. Đó là một con số biết nói cho hành trình bền bỉ của anh và những người đồng hành.

Cứ sẻ chia sẽ được nhận lại thôi

Tháng 10/2019, Hoàng Quý Bình đã được vinh danh trong Gala "Én Xanh 2019". Én Xanh là giải thưởng tôn vinh các doanh nghiệp xã hội hoạt động vì môi trường và cộng đồng. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của Hùng và những người đồng hành trong suốt 4 năm qua.

Kẻ “gàn dở” huy động 300 người “làm thầy” cho hàng nghìn trẻ ở các làng SOS - Ảnh 12.

Khi BÌnh bắt đầu những dự án của mình, nhiều người cho rằng đó là một việc làm điên rồ nhưng với Bình thì "cử sẻ chia sẽ được nhận lại thôi".

Những đứa trẻ trong các làng trẻ tại SOS đang dần khôn lớn trong tình yêu và niềm tin vào một "Ngày mai tươi sáng". Chúng tôi tin các em là những người thiệt thòi nhưng may mắn. May mắn vì đã gặp những người đồng hành tử tế. Nhiều em sau quá trình học tập cũng đã trở thành những giáo viên của câu lạc bộ "Vì ngày mai tươi sáng".

Hoàng Quý Bình đang là sinh viên năm cuối, đó là ngưỡng cửa quan trọng của mỗi người. Bình trăn trở: "Mong ước lớn nhất của tôi là tập hợp những dự án của mình lại để có thể xây dựng được một doanh nghiệp xã hội. Ở đó, tất cả những người chung chí hướng, những trẻ em ở làng trẻ SOS sẽ có không gian để có thể làm việc và cống hiến hết mình".

Kẻ “gàn dở” huy động 300 người “làm thầy” cho hàng nghìn trẻ ở các làng SOS - Ảnh 13.

Bình gọi tất cả công việc của mình và những người đồng hành đang thực hiện là hành trình tìm tình yêu nhưng "ngồi im thì tình yêu sẽ không đến".

Đó là một mong muốn chính đáng. Chúng tôi tin điều mong mỏi của Hoàng Quý Bình sẽ thành sự thật vì đồng ý với triết lý của anh "cứ chia sẻ sẽ được nhận lại".

Chiều cuối thu, không gian thư viện của Hoàng Quý Bình càng trở nên ấm áp hơn. Có khoảng chục bạn trẻ đang ngồi đọc sách, học tập hay đơn giản là chăm sóc những hàng sen đá. Một góc khác, các thành viên của nhóm đang lên kế hoạch cho một sự kiện tiếp theo.

Cuộc trò chuyện kết thúc sớm hơn dự định vì Bình phải chuẩn bị cho cuộc họp chiều để khởi động một hoạt động xã hội mới. Niềm tin, sự tử tế cứ thế được vun vén và truyền đi đầy chân thành. Trong thư viện có dòng chữ "Ngồi yên tình yêu sẽ không đến", đúng vậy!

Huy Hoàng

Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến thì cá nhân, tổ chức có thể sẽ phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện một số hành vi như lấn, chiếm đất, hủy hoại đất.

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

Pháp luật - 5 giờ trước

Trong thời gian chữa bệnh bắt buộc tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, "trùm" lừa đảo Trần Thị Mỹ Hiền đã bỏ trốn.

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Đến nay, 26 quận, huyện có phường, xã phải sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri và thống nhất phương án sáp nhập. Trong đó, nhiều địa phương cũng đã đề xuất những giải pháp nhằm hỗ trợ về chi phí, miễn lệ phí cho công dân thay đổi giấy tờ tùy thân, thủ tục hành chính... sau sáp nhập.

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Cùng với biểu tượng quốc kỳ Việt Nam, miếng dán có ký hiệu khác nhau trên vai áo lực lượng cảnh sát cơ động trong buổi diễu binh, diễu hành nhân 50 năm ngày Truyền thống Lực lượng Cảnh sát cơ động thu hút sự chú ý của nhiều người.

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Đời sống - 5 giờ trước

16 điểm bắn pháo hoa gồm 10 điểm dọc tuyến sông Sài Gòn (1 điểm tầm cao và 9 điểm tầm thấp) và 6 điểm tại các quận, huyện.

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Nhà sách Tiến Thọ tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn tiếp tục mở cửa hoạt động, không tuân thủ văn bản chỉ đạo của cơ quan chức năng.

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Ngày 15/5/2022, tại sâu trong khu vực rừng quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng. Một nhân viên bảo vệ rừng đã bị một người quen dùng dao đâm tử vong. Phải mất tới gần 2 năm truy đuổi, công an mới tìm ra manh mối về tên giết người "máu lạnh" này.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 16/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Dù anh trai đã bị tuyên án tử hình vì sát hại một lái xe ôm công nghệ để cướp, nhưng Tuân vẫn không sợ mà tiếp tục “nối gót” anh.

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Giáo dục - 8 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 20 năm sử dụng, Trường THCS Thiệu Công, xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) xuống cấp nghiêm trọng khiến nhiều học sinh phải học tập trong căn phòng tạm ẩm thấp, không đảm bảo an toàn.

Top