Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giúp con lấy lại năng lượng học tập sau Tết

Thứ tư, 08:33 17/02/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Sau một kỳ nghỉ Tết dài ngày, những thói quen sinh hoạt bị đảo lộn sẽ khiến học sinh khó khăn và không mấy hứng thú khi trở lại trường. Làm sao để con trở lại với nếp sinh hoạt ổn định và hào hứng học tập?

 

Sau Tết, học sinh cũng cần được tăng cường các hoạt động vui chơi, giải trí. Ảnh minh họa: Q.Anh
Sau Tết, học sinh cũng cần được tăng cường các hoạt động vui chơi, giải trí. Ảnh minh họa: Q.Anh

Sốt ruột vì con không muốn đi học

Sau những ngày vui chơi thả phanh không lo bài vở trong dịp Tết, nhiều học sinh uể oải không muốn dậy đi học dù cha mẹ khản tiếng giục giã. Chị Trần Thị Thủy (ở khu tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) cho biết, cô con gái lớn học lớp 6 và cậu út học lớp 2 cả Tết chỉ ăn với ngủ, rồi xem ti vi và chơi máy tính cả ngày. Đêm nào cũng thức khuya, sáng 9 – 10h mới dậy. “Nhắc tới chuyện phải đi học, cả hai đứa đều tiu nghỉu, không chịu ngồi vào bàn học. Năm nào ra Tết các cháu cũng mệt mỏi. Phải mất vài hôm, thậm chí cả tuần tụi nhỏ mới ổn định lại được”, chị Thủy chia sẻ thêm.

Cùng chung mối lo như chị Thủy, anh Nguyễn Đức Hùng (ngõ 85 đường Hạ Đình, Hà Nội) tâm sự: “Đứa bé đang học mầm non hôm rồi nhắc chuyện đi học là khóc, nửa đêm còn mê sảng nói không muốn đi học. Chắc cũng phải mấy hôm mới “bình tâm” trở lại để đi học không khóc. Còn đứa lớn học lớp 4 dịp Tết chơi đùa cả ngày, cô không giao bài tập nên cũng chẳng buồn ngồi vào bàn học ôn bài. Bảo ngồi làm bài mà sai be sai bét, tâm trí vẫn còn nghĩ đến chuyện ăn, chơi quên hết cả tác phong học tập như trước”.

Bên cạnh nỗi lo con vẫn ham vui Tết, thực tế không ít gia đình về quê, đi du lịch chờ sát ngày con đến trường mới quay lại thành phố. Sau đợt vui chơi dài hay sau đợt di chuyển nhiều, các em chưa phục hồi sức khỏe, tinh thần quay lại lớp càng uể oải hơn. Bởi thế, năm nào những ngày sau Tết cũng có tình trạng lớp học vắng học sinh, nhiều em chưa quay lại trường. Không chỉ gia đình lo lắng mà giáo viên cũng rất vất vả để ổn định nề nếp, không khí học tập trong lớp học.

Không nên ép trẻ học quá căng sau thời gian nghỉ

Chia sẻ mối lo với các bậc phụ huynh, ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, dù học sinh vẫn còn màng chuyện vui chơi của dịp Tết nhưng phụ huynh cũng không nên quá lo lắng sợ con quên hết kiến thức và không bắt nhịp được với việc học sau Tết. Trong những ngày đầu của những đợt nghỉ dài, các trường đều dành thời gian để học sinh được ôn lại kiến thức cũ chứ chưa áp dụng dạy các bài mới, học sinh cũng cảm thấy được thoải mái hơn khi chia sẻ chuyện Tết với giáo viên và các bạn.

Ông Tiến đưa ra lời khuyên: “Trước khi trẻ đi học, cha mẹ hãy giúp các bé làm quen lại với lịch sinh hoạt trước đây, chẳng hạn như tối đi ngủ sớm và sáng dậy đúng giờ để kịp đi học. Các phụ huynh cũng nên hướng dẫn con ngồi vào bàn để con quen với việc sắp tới phải dậy sớm đi học. Khi trẻ bắt đầu đi học trở lại, trong một vài ngày đầu, cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra bài vở và nhắc nhở con nhiệm vụ học tập, tác động để kéo các bé ra khỏi dư âm của nghỉ Tết”.

Theo chia sẻ của một vài giáo viên tiểu học, THCS, sau kỳ nghỉ, phụ huynh sẽ rất vất vả để đưa trẻ vào “guồng” học tập nếu trẻ thiếu tính tự giác. Do đó, phụ huynh nên luôn nhắc nhở trẻ việc học tập. Không nên để trẻ ăn chơi, ngủ nghỉ, học tập thoải mái hoàn toàn như trong kỳ nghỉ Tết. Khi đi học trở lại, học sinh thường mang tâm trạng uể oải, không thích đến trường hoặc học tập với thái độ chểnh mảng. Trong những ngày đầu trở lại trường học, hãy để trẻ cảm thấy thoải mái, nên cho con làm những bài tập dễ đến khó, để trẻ không nản chí khi gặp bài khó.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Hà Nội đưa ra lời khuyên: “Thời gian đầu khi các con trở lại trường, phụ huynh tuyệt nhiên không được la mắng, đánh đòn khi các con có biểu hiện thụ động đến lớp. Thay vào đó, cần giúp các con tìm thấy niềm vui học tập bằng cách hỏi về cuộc trò chuyện giữa con và bạn bè trong ngày đến lớp đầu tiên sau Tết. Không nên bắt con học với cường độ quá cao, hoặc dồn ép các con vào các lớp học thêm ngay tuần đầu tiên sau Tết”.

 

“Thời gian nghỉ Tết cổ truyền là một dịp tốt để học sinh được nghỉ ngơi, thư giãn bên gia đình sau những ngày học tập vất vả. Các bậc phụ huynh nên hướng các em tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của cha ông, tham quan các di tích lịch sử, công trình văn hóa, lễ hội truyền thống… Trong dịp Tết và ra Tết không nên ép buộc trẻ học quá nhiều khiến các em căng thẳng, áp lực. Đối với học sinh trung học, cha mẹ cũng cần tăng cường quản lý con vào dịp này, bởi các em tuổi mới lớn, có tiền mừng tuổi rất dễ sa vào thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội”

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Hà Nội.

Quang Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Xã hội - 42 phút trước

GĐXH - Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một đôi dép, chiếc áo, điện thoại và một nhẫn cưới do nạn nhân để lại.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 3 giờ trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 4 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Nhận được thông tin nghi có học sinh tự tử trên kênh N2 (địa bàn xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) các lực lượng chức năng đã khẩn trương xuống kênh để mò tìm suốt nhiều giờ.

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Bực tức vì người yêu cũ có người yêu mới, Thức đã phát tán video "nhạy cảm" lên mạng xã hội với mục đích trả thù.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Top