Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo viên “gồng mình” trước áp lực thành tích và phụ huynh

Thứ bảy, 07:00 15/12/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Do sự phát triển của xã hội, nghề giáo viên hiện nay ngoài đòi hỏi trình độ, chuyên môn cần có bản lĩnh để vượt qua nhiều sức ép từ thành tích, chương trình nặng, học sinh hiếu động, được chiều chuộng, thậm chí còn là những kỳ vọng quá mức, can thiệp vào chuyện dạy học của từ chính các bậc phụ huynh.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Tọa đàm “Áp lực của giáo viên: Nguyên nhân và giải pháp” tổ chức tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội ngày 14/12. Ảnh: Q.A

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Tọa đàm “Áp lực của giáo viên: Nguyên nhân và giải pháp” tổ chức tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội ngày 14/12. Ảnh: Q.A

Quá nhiều áp lực khi đứng lớp

Chỉ ra những nhược điểm, khó khăn của giáo viên hiện nay, TS Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch HĐQT Trường THPT Dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho rằng, giáo viên hiện nay có tới 70% được đào tạo theo cách cũ nên bộc lộ những nhược điểm, đó là dạy học theo tính rập khuôn, học để chỉ dạy những điều trong sách giáo khoa. Ngoài ra, giáo viên theo hệ tư tưởng cũ nên rất bảo thủ, không chịu thay đổi mình và rất khó tiếp thu đóng góp từ người khác. Ngoài ra, giáo viên cũng dạy theo phương thức cũ “đóng đinh”, học sinh là phải ngoan ngoãn, nghe lời. Trường hợp không nghe lời dễ bị phạt, thậm chí vì sức ép mà đánh học sinh là như thế.

Cũng theo thầy Hòa: “Giáo viên hiện nay không chấp nhận học sinh hư, học sinh không nghe lời, nên vì áp lực mà giáo viên trở nên mất kiểm soát dẫn đến đánh phạt thô bạo học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường cũng chưa làm chỗ dựa vững chắc cho giáo viên, hơi chút là phạt, là kỷ luật giáo viên vi phạm, trong khi có những giáo viên có năng lực, tâm huyết với nghề không may vi phạm dễ dẫn đến nản chí, không cống hiến với nghề nữa. Công tác đánh giá học sinh cũng đã tạo áp lực lên giáo viên, học sinh đòi hỏi phải là tốt, ngoan, không chấp nhận những học sinh hư, học kém. Nếu cứ chạy theo thành tích, thi cử như hiện nay, đội ngũ giáo viên khó có thể đáp ứng sự kỳ vọng của xã hội”.

Từng chứng kiến cảnh học sinh bị phụ huynh đánh, mắng, thậm chí xé bài con ngay ở cổng trường, trước đông người, chị Phan Hồ Điệp – Giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ: “Với một số phụ huynh, luôn có ý nghĩ là bỏ tiền ra nên con cái phải học giỏi, giáo viên phải có trách nhiệm dạy con cái họ trở thành người tài giỏi. Thậm chí, không ít trường hợp còn “can thiệp sâu” vào công tác dạy học của giáo viên như thành lập tổ kiểm tra “đột xuất” vào bữa ăn, giờ học của con để đánh giá chất lượng giáo viên… Như vậy, giáo viên luôn áp lực, lo lắng chẳng may có sơ suất nào đó sẽ rất mệt mỏi khi đối diện”.

Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, cô Hoàng Phương Ngọc, giáo viên Trường THCS Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, giáo viên thậm chí còn chịu áp lực từ chính học sinh, bởi học sinh của mình có những em rất giỏi và điều đó đòi hỏi giáo viên phải luôn luôn tìm tòi để nâng cao tri thức để có thể giải đáp được các câu hỏi khó của trò. “Nhưng cũng có những em chỉ học lực trung bình, nếu giáo viên dạy ở mức quá cao các em lại không hiểu, lại có em cá biệt về tính cách, hoàn cảnh… Trong một lớp học đa dạng như vậy, giáo viên chịu nhiều áp lực khi phải đáp ứng nhu cầu riêng của từng đối tượng, vừa phải có kiến thức, vừa phải tâm lý và phải đối mặt với nhiều tình huống sư phạm”, cô Ngọc tâm sự.

Làm gì để giáo viên bớt “cô đơn”?

Theo TS Nguyễn Thị Thu Anh. Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (ĐH Sư phạm Hà Nội), một trong những áp lực của giáo viên hiện nay đó là áp lực từ phía… bên ngoài. Ví dụ như thiếu hỗ trợ từ phía phụ huynh trong việc giáo dục học sinh cũng là một khó khăn rất lớn đối với nhà trường. Nhiều cha mẹ thay vì cộng tác với giáo viên trong quá trình giáo dục con em mình thì lại tập trung vào việc bắt lỗi và lên án giáo viên mỗi khi không hài lòng. Do đó, muốn nâng cao chất lượng giáo dục, cần giảm bớt áp lực cho chính đội ngũ giáo viên, xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường.

“Một trong những giải pháp để giảm áp lực cho giáo viên đó là xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường. Theo đó, tất cả các thành viên trong nhà trường cùng nhau tạo nên các các giá trị vật chất và tinh thần, được thể hiện qua hình ảnh của giáo viên, nhân viên, học sinh và bầu không khí đặc trưng của nhà trường. Đặc biệt là tinh thần làm việc hết lòng vì sự tiến bộ của học sinh. Ban Giám hiệu thấu hiểu điểm mạnh, điểm yếu của từng giáo viên để tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, giao nhiệm vụ đúng người, đúng việc trên cơ sở phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân giáo viên”, TS Nguyễn Thị Thu Anh chia sẻ.

Tại buổi tọa đàm “Áp lực của giáo viên: Nguyên nhân và giải pháp” do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức ngày 14/12 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, vị thế của các thầy cô giáo với nghề được cả xã hội kỳ vọng. Nghề dạy học là nghề cao quý. Tuy nhiên, chính sự kỳ vọng này đôi khi tạo ra những áp lực cho thầy cô. Áp lực của người thầy đến từ chính bản thân họ, môi trường, cơ chế chính sách cho đến vị trí việc làm, thu nhập, đãi ngộ phụ cấp... rồi đến môi trường xã hội, phụ huynh và thậm chí là học sinh.

Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, sắp tới đây, Bộ sẽ tập trung vào chính sách tuyển sinh các trường sư phạm để nhà trường tuyển sinh được các giáo sinh phù hợp, giáo viên phải có phẩm chất kiên nhẫn, yêu nghề, mến trẻ. Nếu không có mà cứ so sánh tiền lương hay những điều khác thì rất dễ xảy ra những vi phạm. Tuy nhiên, một số giáo viên vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo trong thời gian vừa qua là không thể chấp nhận được, không thể đổ cho áp lực được. Trách nhiệm của chúng ta là chưa đúng thì sửa sai, không sửa được thì phải loại ra khỏi ngành. Những thầy cô làm tốt cần được động viên, khích lệ.

“Bộ GD&ĐT sẽ cố gắng làm sao chuyển thành chính sách sớm để hỗ trợ các giáo viên yên tâm, cống hiến cho ngành Giáo dục. Tới đây, ngành Giáo dục sẽ triển khai nhiều hoạt động bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại, thực hiện các chuẩn như chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, đặc biệt là thực hiện dân chủ trong nhà trường. Rất nhiều quy định cần rà soát lại, những gì không phù hợp, gây áp lực cho giáo viên sẽ cắt bỏ. Thậm chí, thi giáo viên giỏi cũng phải thực chất. Bộ đã chỉ đạo cắt giảm nhiều cuộc thi, hay sổ sách, đánh giá cũng phải giảm bớt".

(Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ)

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Pháp luật - 49 phút trước

Không ít vụ xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian qua xảy ra khi nạn nhân chưa đầy 16 tuổi. Đa số thủ phạm đều là những “gương mặt thân quen” như hàng xóm, cha dượng, người thân trong gia đình…

Hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc có mưa rét?

Hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc có mưa rét?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới thời tiết ở miền Bắc sẽ dịu hơn do có hai đợt không khí lạnh tràn về. Trời có thể có mưa, nhiệt độ cao nhất trong ngày sẽ ở mức hơn 30 độ.

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng TP. Hải Phòng và huyện An Dương đang phối hợp tiến hành xác minh điều tra làm rõ vụ án mạng khiến một thiếu nữ 15 tuổi tử vong. Đáng chú ý, thi thể của nạn nhân được chôn lấp tại khu vực vườn chuối...

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Clip ghi lại cảnh voi rừng ở Đồng Nai bẻ cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cụ ông 87 tuổi ở Quảng Bình đã được kết nối, nói chuyện với người con trai thất lạc cách đây 43 năm qua ứng dụng video.

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 15 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Top