Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Cơn dông” hay “cơn giông”?

Thứ hai, 13:52 15/06/2015 | Xã hội

Mấy ngày nay, một thắc mắc lại nổi lên khi trên các báo có những cách viết khác nhau: “cơn dông” và “cơn giông”.

Từ “dông” thành “giông”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì định nghĩa: “Dông - hay còn viết là giông - là hiện tượng khí tượng phức hợp gồm chớp và kèm theo sấm do đối lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra. Nó thường kèm theo gió mạnh, mưa rào, sấm sét dữ dội, thậm chí cả mưa đá, vòi rồng. Ở vùng vĩ độ cao có khi còn có cả tuyết rơi...”

Tuy nhiên, Từ điển mở Wiktionary chỉ đưa ra định nghĩ danh từ “dông” – “chỉ hiện tượng khí quyển phức tạp, xảy ra đặc biệt vào các tháng 6-7-8, có mưa rào, gió giật mạnh, chớp và kèm theo sấm, sét”.

cơn dông, cơn giông, tiến sĩ
Trung tâm Khí tượng Thủy văn chỉ sử dụng từ “dông” trong các bản tin của mình.

Phòng Vật lý Khí quyển, Viện Vật lý Địa cầu, khi thông tin về kiến thức cũng viết “Kiến thức phổ thông về dông, sét” – “Cơn dông được hình thành khi có khối không khí nóng ẩm chuyển động thăng. Cơn dông có thể kéo dài từ 30 phút đến 12 tiếng và có thể trải rộng từ vài chục đến hàng trăm km...”

Theo phân tích trên trang thông tin tìm hiểu về từ nguyên (tunguyenhoc.blogspot.com), thì: Các từ điển xưa chỉ có “dông” với nghĩa là gió lớn trong lúc chuyển mưa (Huỳnh Tịnh Của, 1896a: 243; Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:156; Lê Văn Đức, 1970a:377).

Một số từ điển hiện nay cũng coi “dông” là dạng duy nhất đúng chính tả (Nguyễn Như Ý, 1999:548).

Tuy nhiên cũng có một số từ điển hiện nay chấp nhận cả “dông” và “giông”, xem như hai biến thể của cùng một từ (Nguyễn Kim Thản, 2005: 474 và 689; Hoàng Phê, 2006: 263 và 403).

Trang thông tin tunguyenhoccũng giải thích “Có vẻ như dạng sai chính tả bắt đầu xuất hiện nhiều lên kể từ khi Vũ Trọng Phụng cho xuất bản quyển tiểu thuyết  lấy nhan đề là “Giông tố” vào năm 1937. Tác phẩm như “Giông tố” và nhà văn tầm cỡ Vũ Trọng Phụng nhất định phải có vai trò quan trọng trong việc phổ biến cách viết sai. Tuy nhiên cái lỗi chính tả đó cũng phải phù hợp với cảm thức của người Việt nên nó mới dễ dàng được chấp nhận như ta thấy hiện nay”.

Tiến sĩ hay tiến sỹ?

Không phải chỉ có dông/ giông mới gây bối rối, mà tiếng Việt còn hàng loạt từ ngữ khó phân định lỗi và hay mắc - hoặc dùng được cả 2, chủ yếu đối với các từ có phụ âm đầu là d/gi, nguyên âm là i/ y.

Ví dụ như "giậm chân" hay "dậm chân", “giùm” hay “dùm”, “giấu giếm” hay “dấu diếm”, "giang tay" hay "dang tay". Trong một số trường hợp, từ bị cho là sai chính tả lại chiếm ưu thế áp đảo. Như, từ điển xưa nay chỉ có “giùm”, không có “dùm”, nhưng hiện nay trên Internet số trang viết sai đã nhiều gấp đôi số trang viết đúng.

Trên thực tế tần số của “giông tố” đè bẹp khả năng xuất hiện của “dông tố”.

 

cơn dông, cơn giông, tiến sĩ

 

cơn dông, cơn giông, tiến sĩ
Google cũng khuyến cáo người dùng nên tìm kiếm “giông tố” thay vì “dông tố”...

 

Hiện nay, người ta vẫn còn lúng túng trong việc chọn i ngắn và y dài trong một số trường hợp. Cụ thể là khi âm /i/ đứng làm âm chính trong âm tiết mở (không có âm cuối vần) sau các phụ âm /h, k, l, m, s, t/. Và do đó vẫn tồn tại hai cách viết: hi vọng/ hy vọng, kĩ thuật/ kỹ thuật, lí luận/ lý luận, mĩ thuật/ mỹ thuật, công ti/ công ty, sĩ quan/ sỹ quan, tiến sĩ/ tiến sỹ…

Giáo trình "Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt" (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến) viết: “Trong chính tả hiện nay đang có những trường hợp cùng một âm vị nhưng được viết tùy tiện theo hai cách khác nhau. Đó là cách viết lung tung i/y và d/gi”. Và tác giả đề nghị: “Thống nhất viết nguyên âm – âm chính /i/ bằng chữ cái “i”, ví dụ: lí luận, kĩ thuật, mĩ thuật…”.

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Trần Ngọc Thêm, lúc đầu cũng ủng hộ nhất loạt viết i ngắn, nhưng về sau chính ông đã nhận thấy, chỉ xét riêng về mặt văn hóa, đã không ổn. Góp ý cho sách giáo khoa lớp 4 mới (2005), ông chỉ ra việc nhất loạt viết i ngắn là một chủ trương cực đoan và không thích hợp, nhất là khi gặp tên riêng, vì ở đó phải tôn trọng truyền thống và tự do cá nhân. Và năm sau, NXB Giáo dục đã sửa cách viết tên riêng theo hướng này. (Viết Chương Mỹ, Lý Tự Trọng thay cho Chương Mĩ, Lí Tự Trọng)

Học giả Cao Xuân Hạo, không tán đồng chủ trương sáp nhập i ngắn và y dài, cũng như chủ trương cải tiến chữ Quốc ngữ nói chung. Ông đánh giá: “Nhược điểm của chữ Quốc ngữ không phải ở chỗ nó chưa thật là một hệ thống phiên âm vị học, mà ở chỗ nó có tính chất thuần tuý ghi âm, và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nó phải đảm đương, và nhược điểm ấy lộ rõ nhất và tai hại nhất là trong trường hợp các từ đồng âm vốn có rất nhiều trong tiếng Việt. Tuy vậy, cũng giống như chữ Anh và chữ Pháp, những chỗ bị người ta coi là bất hợp lý chính là những chỗ làm cho nó phân biệt nghĩa và cội nguồn của các từ đồng âm như da và gia, lý và lí (trong lí nhí). v.v.. Đáng tiếc là những chỗ như thế không lấy gì làm nhiều”.

Trong một bài viết đăng trên tập chí Thế giới trong ta, tác giả Đào Tiến Thi nhận định: “Những người thiên về góc nhìn ngữ âm học cho rằng cả hai chữ i ngắn và y dài trong các trường hợp trên đều ghi âm /i/ nên bản chất không có gì khác nhau cả, vậy nên tốt nhất là nhập hai cách viết đó làm một cho nhất quán và giản tiện...

Nhưng xã hội cũng không dễ gì chấp nhận những đề nghị nói trên, dù có những lý do hợp lý nhất định. Tuy đại đa số không có lý thuyết về ngôn ngữ học, nhưng bằng ngữ cảm bản ngữ, người ta cũng nhận thấy viết nhất loạt i ngắn như mất mát, thiếu hụt cái gì đó, cho nên cách viết y dài vẫn được duy trì ở chỗ này chỗ khác”.

Theo ông Thi, nếu triệt để vận dụng nguyên tắc ngữ âm học như trên, tuy được một vài cái tiện nhất định thì lại mất rất nhiều cái lợi khác.

“Thứ nhất, nó mất đi sự trong sáng. Ví dụ, nếu đồng nhất viết gia đình cũng như da thịt, lý sự cũng như lí nhí sẽ mất sự phân biệt nghĩa và mất cả sự đánh dấu về từ nguyên.

Thứ hai, nó mất đi sự phong phú. Chẳng hạn trong tên riêng, người ta có quyền lựa chọn để biểu đạt một ý nghĩa nào đó. Giữa tên là Tí với nghĩa là “bé” khác với Tý với nghĩa là “năm Tý, năm Chuột”. Hầu hết tên riêng người ta chọn y dài để thể hiện sắc thái trang trọng: chọn Hy (hy vọng), không chọn Hi (cười hi hi), chọn Kỳ (kỳ vọng), không chọn Kì (kì kèo)...

Ngoài ra, trong một số trường hợp, nó mất đi vẻ đẹp văn hóa.

Đấy là điều giải thích vì sao với rất nhiều lời kêu gọi của nhiều nhà ngôn ngữ học, với hàng loạt giáo trình, sách giáo khoa chỉ ra sự “bất hợp lý” mà sự “bất hợp lý” vẫn tồn tại! Cuộc sống bao giờ cũng có sự lựa chọn khôn ngoan, chống lại những giáo điều, duy ý chí”.

Theo Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Video: Cộng đồng mạng tranh cãi nguyên nhân vụ tai nạn giữa 2 xe ô tô trên cao tốc

Video: Cộng đồng mạng tranh cãi nguyên nhân vụ tai nạn giữa 2 xe ô tô trên cao tốc

Đời sống - 7 phút trước

GĐXH - Xe ô tô có gắn camera hành trình khi đang di chuyển với tốc độ cao thì bất ngờ gặp xe khách chuyển làn mà không chú ý quan sát, không bật đèn tín hiệu, hậu quả va chạm đã xảy ra.

Nghĩ ‘mưu’ chiếm đoạt tiền người khác tại cây ATM

Nghĩ ‘mưu’ chiếm đoạt tiền người khác tại cây ATM

Pháp luật - 30 phút trước

GĐXH - Phát hiện cây ATM nhả tiền chậm, Bình nói với người rút tiền máy hỏng để chiếm đoạt tiền.

Lo sợ thành tội phạm, nhiều người 'suýt' mất tiền oan

Lo sợ thành tội phạm, nhiều người 'suýt' mất tiền oan

Xã hội - 33 phút trước

GĐXH - Thời gian qua, thủ đoạn giả danh, mạo danh cán bộ làm việc trong các cơ quan tư pháp diễn ra khá phổ biến, khiến nhiều người sập bẫy...

Sau tiếng kêu cứu ám ảnh của thiếu nữ 16 tuổi, người tình của mẹ bị bắt

Sau tiếng kêu cứu ám ảnh của thiếu nữ 16 tuổi, người tình của mẹ bị bắt

Pháp luật - 38 phút trước

GĐXH - Đêm 19/4, nghe tiếng kêu cứu thất thanh của T., hàng xóm chạy lại đập cửa cứu. Tuy nhiên, khi nhìn vào phòng trọ, họ phát hiện thiếu nữ 16 tuổi đã nằm bất động.

2 anh em đạp xe hàng trăm cây số từ Điện Biên đi Hà Nội tìm mẹ

2 anh em đạp xe hàng trăm cây số từ Điện Biên đi Hà Nội tìm mẹ

Đời sống - 1 giờ trước

2 anh em cùng cha khác mẹ đạp xe từ Điện Biên đi Hà Nội để tìm mẹ, khi đến huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình thì mệt quá, được người dân hỏi han, chăm sóc

Bắt giữ nghi phạm đâm chết người trên phố Hà Nội

Bắt giữ nghi phạm đâm chết người trên phố Hà Nội

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình can ngăn vụ ẩu đả, nạn nhân đã bị nghi phạm đâm nhầm dẫn tới tử vong.

Thông tin mới nhất vụ thiếu nữ 15 tuổi nghi bị bạn trai sát hại, chôn xác phi tang trong vườn

Thông tin mới nhất vụ thiếu nữ 15 tuổi nghi bị bạn trai sát hại, chôn xác phi tang trong vườn

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Qua quá trình đấu tranh, bước đầu Lê Phong T. khai nhận do mâu thuẫn tình cảm nên đã ra tay sát hại bạn gái rồi chôn thi thể nạn nhân trong vườn để phi tang...

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc có thể gây dông, lốc, sét, mưa đá về chiều tối và đêm

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc có thể gây dông, lốc, sét, mưa đá về chiều tối và đêm

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Do ban ngày khu vực hứng chịu nền nhiệt cao, mưa dông có thể đi kèm các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Cuộc sống hàng chục hộ dân giữa Thủ đô bị đảo lộn do thiếu cống thoát nước thải sinh hoạt

Cuộc sống hàng chục hộ dân giữa Thủ đô bị đảo lộn do thiếu cống thoát nước thải sinh hoạt

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Do thiếu hệ thống cống thoát nước thải sinh hoạt, nhiều năm qua cuộc sống của rất nhiều hộ dân tại TDP Tó (phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị đảo lộn.

Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Pháp luật - 5 giờ trước

Không ít vụ xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian qua xảy ra khi nạn nhân chưa đầy 16 tuổi. Đa số thủ phạm đều là những “gương mặt thân quen” như hàng xóm, cha dượng, người thân trong gia đình…

Top