Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cho học sinh dùng điện thoại trong lớp có gây bất bình đẳng?

Thứ bảy, 08:05 26/09/2020 | Xã hội

PGS Nguyễn Thị Hoài Phương lo lắng về sự an toàn và bình đẳng của học sinh khi cho phép các em sử dụng điện thoại trong giờ học.

Tại tọa đàm " Học sinh được sử dụng điện thoại - Nên hay không?" do báo Tiền Phong tổ chức ngày 25/9, gần 100% học sinh THPT, THCS có mặt cho biết mình từng sử dụng điện thoại thông minh cho mục đích học tập và giải trí.

Các chuyên gia, giáo viên thừa nhận đây là xu thế tất yếu nhưng vẫn có nhiều băn khoăn về mặt lợi và hại của việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học.

Cho học sinh dùng điện thoại trong lớp có gây bất bình đẳng? - Ảnh 1.

Học sinh tham dự tọa đàm ngày 25/9 cho biết sử dụng điện thoại cho nhiều mục đích khác nhau. Ảnh: BTC.

Nhiều nước cấm

PGS Nguyễn Thị Hoài Phương, Trưởng bộ môn Luật - Luật Kinh tế, ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), cho rằng về nguyên tắc, Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, nhưng trao quyền cho giáo viên quyết định việc học sinh được sử dụng phù hợp yêu cầu chuyên môn.

Theo bà Phương, với thông tư này, Việt Nam là một trong số ít quốc gia mà bà đã khảo sát, cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học.

Nữ giảng viên ĐH Quốc tế Hồng Bàng thông tin trên thế giới, việc học sinh sử dụng điện thoại có nhiều phương diện, cấp độ khác nhau. Một số nước cho phép các em được mang điện thoại đến trường nhưng không được sử dụng trong giờ học. Bà lấy trường hợp Nhật Bản, học sinh được mang điện thoại đến trường, đề phòng thảm họa thiên nhiên, các em có thể tiện liên hệ với gia đình.

Trong 18 quốc gia chúng tôi khảo sát, 2 nước cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học là Trung Quốc và Mỹ.

PGS Nguyễn Thị Hoài Phương

“Trong 18 quốc gia chúng tôi khảo sát, 2 nước cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học là Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, một số bang ở Mỹ và một số tỉnh ở Trung Quốc cũng cấm học sinh sử dụng”, PGS Hoài Phương dẫn chứng.

Tương tự, ông Trương Tiến Sĩ, giảng viên ĐH Ngân hàng TP.HCM, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Du học ASEP, cho biết phần lớn nước trên thế giới đều cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. Thậm chí, một số nước còn cấm học sinh mang điện thoại đến trường.

"Ở châu Âu, Pháp, Anh cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. Thậm chí, Pháp còn vận động để việc này được áp dụng trên toàn bộ châu Âu", ông Sĩ cho hay.

Ông dẫn ví dụ trường học của con gái mình tại bang California (Mỹ) cấm học sinh mang điện thoại đến trường. Để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, trường cấp cho mỗi học sinh một chiếc máy tính bảng chỉ cài các chương trình, tài liệu liên quan học tập.

"Các nước kiểm soát rất chặt chẽ việc sử dụng phương tiện kỹ thuật số trong giờ học. Vì rõ ràng, cái lợi không biết được bao nhiêu nhưng cái hại thì thấy trước mắt", giảng viên ĐH Ngân hàng TP.HCM nêu quan điểm.

Cho học sinh sử dụng đúng quy định

Không phủ nhận lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, nhưng bà Phương lưu ý giáo viên và nhà trường cho phép sinh sử dụng điện thoại trong tiết học phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng và an toàn, theo các quy định của pháp luật.

"Tôi cảm nhận được xã hội đang lo lắng vì yếu tố an toàn cho học sinh. Bởi vì, quy định này nhắm đến nhóm đối tượng được luật pháp quốc tế và Việt Nam bảo vệ, chính là trẻ em. Không ai có thể phủ nhận sức mạnh, ưu thế vượt trội của công nghệ thông tin nhưng nó luôn tiềm ẩn mặt không an toàn. Trong khi đó, học sinh (dưới 16 tuổi) chưa thể chịu trách nhiệm cho những hậu quả mà các em gây ra", bà Phương nói.

Cho học sinh dùng điện thoại trong lớp có gây bất bình đẳng? - Ảnh 2.

PGS Nguyễn Thị Hoài Phương, Trưởng bộ môn Luật - Luật Kinh tế, ĐH Quốc tế Hồng Bàng. Ảnh: BTC.

Theo bà, đội ngũ giáo viên có tinh thông đến mấy cũng có những tình huống không thể lường trước, khó khống chế. Hơn nữa, không phải gia đình nào cũng có điều kiện để trang bị chiếc điện thoại thông minh cho con em mình. Học sinh chắc chắn không có đủ tiền để tự mua điện thoại.

"Nếu giáo viên đưa ra những hoạt động giảng dạy bắt buộc học sinh phải có điện thoại, những em không có sẽ mất cơ hội tiếp cận tiết học mộc cách tốt nhất. Như thế là không bình đẳng cho các em", PGS Phương nói.

Theo nữ giảng viên, các trường có thể áp dụng theo lộ trình, thí điểm trước, không thể ngay lập tức áp dụng đại trà. Thầy, cô và các trường cần hiểu đúng rằng bộ trao quyền cho giáo viên quyết định việc học sinh sử dụng điện thoại hay không chứ không bắt buộc giáo viên phải cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, vì mục đích học tập.

"Các trường cần triển khai cho đúng quy định vì nếu cho học sinh sử dụng nhưng không đảm bảo an toàn cho các em, nếu có thiệt hại, trách nhiệm đó, theo Luật Dân sự, thuộc về nhà trường. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là tốt nhưng không nhất thiết phải có công nghệ thông tin mới là hay, giỏi", nữ PGS nhấn mạnh.

Theo Tri thức trực tuyến

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Bắt thiếu nữ xinh đẹp, 19 tuổi cầm đầu đường dây ma tuý

Bắt thiếu nữ xinh đẹp, 19 tuổi cầm đầu đường dây ma tuý

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Mới 19 tuổi, sở hữu nhan sắc xinh đẹp, Trang nổi lên như một “bà trùm” chuyên cung cấp ma tuý cho các “dân chơi”.

Hướng dẫn chi tiết đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý thí sinh cần biết để tránh sai sót

Hướng dẫn chi tiết đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý thí sinh cần biết để tránh sai sót

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Hôm nay (24/4), hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT sẽ mở để học sinh lớp 12 trên cả nước thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT. Thời gian đăng ký thử là từ 24/4 đến 28/4.

Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

Thời sự - 2 giờ trước

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành kế hoạch triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Hacker tấn công trang web tuyển sinh Trường ĐH Kiến trúc TPHCM

Hacker tấn công trang web tuyển sinh Trường ĐH Kiến trúc TPHCM

Giáo dục - 2 giờ trước

Trang web tuyển sinh của Trường Đại học Kiến trúc TPHCM bị hacker tấn công dẫn đến việc nhiều thí sinh không thể đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển.

Không phải ngành công nghệ, đây mới là ngành học thu hút nhiều nhân tài trẻ hiện nay

Không phải ngành công nghệ, đây mới là ngành học thu hút nhiều nhân tài trẻ hiện nay

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Đây là ngành học 'khát' nhân lực vô cùng lớn, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn và năng động cho lứa ứng viên trẻ tuổi, năng động, nhiệt huyết.

Bắt ổ nhóm chuyện trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc

Bắt ổ nhóm chuyện trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng đã trộm hàng chục tấm thép lưới loại B40, dùng để chắn gia súc trên tuyến đường cao tốc Bắc - Nam. Hiện cơ quan chức năng đã bắt giữ 3 đối tượng để điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Lập nhóm kín trên mạng, những đứa trẻ rủ nhau đi hỗn chiến

Lập nhóm kín trên mạng, những đứa trẻ rủ nhau đi hỗn chiến

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Hai nhóm thanh thiếu niên tự lập những nhóm kín trên mạng xã hội với cái tên rất kêu, như: “Những cơn mưa thuỷ tinh” hay “29M1”. Khi có mâu thuẫn, các đối tượng trong nhóm sẽ hô hào mang theo hung khí để giải quyết.

Hà Nội: Hai phóng viên bị hành hung khi đang tác nghiệp

Hà Nội: Hai phóng viên bị hành hung khi đang tác nghiệp

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Đang trong quá trình tác nghiệp ghi nhận hiện trường vụ hoả hoạn tại địa phận xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, hai phóng viên bị một nhóm đối tượng lăng mạ, tấn công.

Làm ăn thua lỗ, người phụ nữ lên kịch bản lừa 20 tỷ đồng

Làm ăn thua lỗ, người phụ nữ lên kịch bản lừa 20 tỷ đồng

Pháp luật - 4 giờ trước

Làm ăn thua lỗ mất khả năng trả nợ, My lên kịch bản tung nhiều thông tin sai sự thật để chiếm đoạt của 4 người số tiền gần 20 tỷ đồng.

Xu hướng làm việc kiểu 'lười biếng' ngày càng lên ngôi trong lối sống của thế hệ trẻ

Xu hướng làm việc kiểu 'lười biếng' ngày càng lên ngôi trong lối sống của thế hệ trẻ

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Thế hệ Gen Z đang ngày càng có xu hướng tìm kiếm những công việc ít gò bó hơn, không bị 'toxic' (tiêu cực) bởi môi trường công sở phức tạp mà vẫn kiếm được mức thu nhập để trang trải cuộc sống.

Top