Hà Nội
23°C / 22-25°C

Câu chuyện cổ tích về những người trẻ mang tấm bằng “Tây học” về vùng cao xây dựng mô hình giáo dục vì cộng đồng

Thứ năm, 07:39 07/06/2018 | Xã hội

GiadinhNet- Với những tấm bằng “Tây học” trong tay, không khó để những chàng trai, cô gái tuổi đời còn rất trẻ tìm được một công việc có mức thu nhập đáng mơ ước. Nhưng thay bằng chọn nơi phố thị phồn hoa để an cư lạc nghiệp, họ cùng với nhau tìm về miền núi cao, nghèo đói với quyết tâm xây dựng một mô hình giáo dục vì cộng đồng.

Những ý tưởng ngược dòng gặp nhau

Vào một ngày đầu tháng 6/2018, chúng tôi may mắn được trò chuyện cùng cô gái trẻ Hoàng Diệu Thúy, Giám đốc Trung tâm giáo dục cộng đồng TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang. Cô là một trong những thành viên đồng đồng sáng lập nên mô hình giáo dục đặc biệt này.

Thúy sinh ra và lớn lên tại TP Hà Giang, nhưng gốc gác lại là người Tày ở xã Xuân Giang, huyện Quang Bình (Hà Giang). Suốt những năm tháng tuổi thơ, cô vẫn thường xuyên về thăm quê và được đắm mình trong không gian văn hóa của cộng đồng người dân tộc thiểu số. Hình ảnh những cô bé, cậu bé đầu trần, chân đất không có cơ may được cắp sách tới trường mãi là một phần ký ức ám ảnh trong tâm trí cô.

Sau khi tốt nghiệp trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, Thúy về công tác tại Công viên địa chất toàn cầu (thuộc Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Hà Giang). 

Những tưởng cô sẽ an phận với vị trí của một cán bộ nhà nước ăn lương đơn thuần, nhưng không, với cá tính mạnh mẽ cùng lối suy nghĩ ngược dòng, năm 2012, sau rất nhiều nỗ lực, Thúy đã giành được suất học bổng thạc sỹ toàn phần của Chính phủ Úc. Ở phương trời xa xôi, cô đã lựa chọn theo học ngành văn hóa và phát triển.

Một buổi học tiếng anh cho trẻ tại Trung tâm giáo dục cộng đồng TP Hà Giang. Ảnh: DT

Một buổi học tiếng anh cho trẻ tại Trung tâm giáo dục cộng đồng TP Hà Giang. Ảnh: DT

Sau 3 năm tu nghiệp trời tây, năm 2015, cô trở về Việt Nam với tấm bằng “Tây học” danh giá. Thúy có thừa khả năng và cơ hội để lựa chọn những công việc có mức thu nhập đáng mơ ước. Thế nhưng, cuối cùng cô đã dũng cảm gạt đi sự ích kỉ của bản thân, để lựa chọn cho mình một lối đi riêng vì mục đích xây dựng cộng đồng.

Thúy mang ý tưởng về việc xây dựng mô hình giáo dục dựa vào cộng đồng chia sẻ với một vài người bạn từng học bên Úc. Và thật bất ngờ, những người mà Thúy chọn lựa để chia sẻ, họ cũng có cùng mong muốn giống cô. Đấy là cô gái trẻ Dương Thu Trang (người dân tộc Tày, quê Hà Giang) và anh Đỗ Quyết Tiến (quê Hà Nội).

Ngồi lại với nhau, Thúy, Trang, Tiến đã cùng nhau xây dựng đề án để triển khai mô hình giáo dục vì cộng đồng ở tỉnh Hà Giang.

Tuy nhiên, giữa ý tưởng và thực tại vẫn là một khoảng cách vô cùng xa vời, với muôn vàn khó khăn, thử thách. Giữa hoàn cảnh đó, Hoàng Diệu Thúy đã gửi một bức thư điện tử cho đồng chí Bí thư tỉnh ủy Hà Giang với mong muốn được trình bày trực tiếp về đề án hết sức ý nghĩa trên. 

Bất ngờ thay, thư Thúy gửi vào thứ 7, thì đến sáng ngày hôm sau, thư ký riêng của Bí thư tỉnh đã gọi điện cho Thúy cùng cộng sự hẹn gặp. Trong buổi gặp mặt đó, Bí thư tỉnh ủy Hà Giang cũng tỏ ra rất vui mừng với việc các bạn trẻ đi du học về muốn đóng góp cho quê hương và sẵn lòng tạo điều kiện cho nhóm hoạt động.

Được tạo điều kiện, nhóm của Thúy đã phối hợp cùng với các ban ngành địa phương hoàn tất đề án “Mô hình thí điểm Trung tâm Giáo dục Cộng đồng thành phố Hà Giang”, ra mắt tháng 8 năm 2017, trực thuộc UBND TP Hà Giang. Hiện trung tâm gồm 14 người đến từ nhiều địa phương, nhưng cùng chung quyết tâm, ý tưởng.

Mô hình giáo dục đặc biệt

Hiện nay Trung tâm giáo dục cộng đồng TP Hà Giang hoạt động mô hình với 4 hợp phần gồm: Chương trình dạy tiếng Anh cho trẻ em cho trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS); chương trình giáo dục đặc biệt; chương trình dạy học theo phương pháp STEM và chương trình thư viện cho em.

Đối với chương trình dạy tiếng Anh cho trẻ em DTTS, Trung tâm ưu tiên tổ chức tại các địa phương vùng sâu, vùng xa để giảng dạy. Đi cùng với giáo viên của Trung tâm còn có các cộng tác viên, trợ giảng là những người nước ngoài đến Hà Giang. Các CTV cũng được Trung tâm tuyển chọn hết sức kĩ lưỡng và được đào tạo nghiệp vụ trong một thời gian ngắn. 

Chương trình này đã góp phần giúp cho trẻ em DTTS ở các xã vùng sâu, vùng xa này có thể sử dụng khá tốt tiếng Anh qua đó góp phần phát triển du lịch ngay tại địa phương.

Đối với học phần dạy học theo phương pháp STEM (một chương trình tích hợp 4 lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học), Trung tâm thường xuyên mời các chuyên gia nước ngoài từ những TP lớn như Hà Nội lên Hà Giang tập huấn cho các giáo viên tại địa phương. 

Kết quả bước đầu, mô hình đã giúp trang bị cho các học sinh trong nhà trường những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến 4 lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Đặc biệt, STEM giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể tự tay áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày.

Một cậu bé khiếm khuyết về thể chất được giáo viên Trung tâm kiên trì giảng dạy. Ảnh: DT

Một cậu bé khiếm khuyết về thể chất được giáo viên Trung tâm kiên trì giảng dạy. Ảnh: DT

Nhưng điều đáng nói nhất trong mô hình giáo dục trên là học phần giảng dạy cho những đối tượng đặc biệt. Có mặt tại phòng vận động, PV ghi nhận được trường hợp của một cậu bé năm nay đã bước vào cấp 3, nhưng vừa trải qua một ca phẫu thuật khối u trong não.

Việc phẫu thuật trên tuy có thể tiếp tục duy trì sự sống cho cậu bé, nhưng lại vô tình khiến nhận thức của cậu đi ngược lại với quy trình phát triển tự nhiên (tức là từ người trưởng thành dần trở lại như một đứa trẻ lên ba). Được mọi người giới thiệu, gia đình đã đưa cậu bé tới Trung tâm giáo dục công đồng TP Hà Giang để nhờ giúp đỡ.

Mặc dù mới trải qua một liệu trình điều trị ngắn, nhưng tình trạng của cậu bé trên phát triển hết sức khả quan.

Chia sẻ với PV Báo Gia đình và Xã hội, Thúy cho biết, từ khi thành lập tới nay, Trung tâm đã tiến hành can thiệp, trị liệu cho 24 em có hoàn cảnh đặc biệt với nhiều mức độ dạng tật khác nhau như tự kỷ, rối loạn giao tiếp, rối loạn tăng động, giảm tập trung.

Với tuổi đời còn rất non trẻ, nhưng rõ ràng những thành tựu mà Trung tâm giáo dục cộng đồng TP Hà Giang bước đầu đã đạt được là hết sức đáng khích lệ. Và trên hết, mô hình giáo dục đặc biệt trên được tạo nên từ những con người vô cùng đặc biệt.

Xuân Thắng

xuân thắng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 42 phút trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 50 phút trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 1 giờ trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 3 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Với khoảng thời gian nghỉ lễ là 5 ngày, cư dân mạng đua nhau thực hiện thử thách "Ngủ 5 ngày 5 đêm" nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sự kiện này đang được cư dân mạng bàn luận khá sôi nổi.

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Top