Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Bội thu" huy chương quốc tế: Trăn trở trong niềm vui?

Thứ năm, 11:14 27/07/2017 | Xã hội

Trong các mùa thi Olympic châu Á và Olympic quốc tế, ở các môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Việt Nam luôn xếp thứ hạng khá cao. Câu hỏi được đặt ra là tại sao chúng ta có bề dày lịch sử các thế hệ học sinh giỏi sánh tầm quốc tế và khu vực nhưng khoa học nước nhà chưa “chuyển mình”?

Mùa Olympic năm nay, Việt Nam đoạt thành tích vượt trội ở cả ba môn Toán, Lý, Hóa (cao nhất từ trước đến nay). Trong niềm vui hân hoan của ngành giáo dục, thầy trò nói riêng và xã hội nói chung, nhiều nhà khoa học, học giả Việt trong và ngoài nước băn khoăn câu hỏi: Tại sao có rất nhiều học sinh giỏi khối tự nhiên, thành tích của đoàn Việt Nam thậm chí thường xuyên xếp top đầu thế giới trong các cuộc thi quốc tế nhưng ngành khoa học cơ bản của Việt Nam chưa thực sự phát triển?

PV Dân trí đã trao đổi với nhiều giáo sư/tiến sĩ trong và ngoài nước về vấn đề này, họ có những chia sẻ, phân tích hết sức thẳng thắn.

Cuộc chơi bị đưa vào thành tích, xã hội ảo tưởng về các cuộc thi

GS. Dương Quang Trung (Đại học Queen's University Belfast, Anh quốc) cho rằng, đó là vấn đề không mới nhưng không hề cũ.

Vị giáo sư Việt tại Anh cho rằng, mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ: “Những cuộc thi Olympic Quốc tế - IMO, Olympic châu Á, Robocon hay Đường lên đỉnh Olympia... chỉ là những cuộc chơi của người trẻ, nhưng ở Việt Nam nó đã được đưa vào thành tích: Thầy đào tạo trò giỏi, trò giỏi làm rạng danh trường, và rạng danh địa phương. Do đó, thật khó có thể so với các nước phát triển khi họ thực sự coi đây là chỉ là cuộc chơi của người trẻ”.

“Cứ thử xem quy trình tuyển chọn học sinh vào đội tuyển của Mỹ là biết. Theo tôi tìm hiểu, không có chuyện họ tập trung “luyện gà” thi đấu từ những năm cấp 2 - cấp 3 như Việt Nam. Họ chỉ thông báo ngắn gọn, sau đó thi tuyển cả nước. Ai cũng có thể làm bài thi, sau đó chọn ra vài em giỏi nhất, tập trung 1 tháng là đi thi. Cho nên họ không bị bệnh thành tích cũng như không hề dùng kết quả HCV, HCB để tuyển thẳng đại học (dĩ nhiên là với những kết quả tốt như thế này thì khả năng các học sinh đạt giải cao này được học bổng từ các trường ĐH lớn ở Mỹ là rất cao)”, GS Trung phân tích.

GS.TSKH Lê Tuấn Hoa (Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam) cũng quan điểm: “Đừng nên ảo tưởng quá mức về các cuộc thi”.

Theo Viện trưởng Viện Toán học, xã hội nên nhìn nhận thành tích của các học sinh giỏi đoạt giải quốc tế một cách bình tĩnh, không nên bốc đồng, ảo tưởng quá mức về kết quả này.

“Đoạt giải quốc tế chứng tỏ các em thông minh, có năng lực tốt. Nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa sau khi đạt thành tích, các em phải gắn chuyên ngành của môn đoạt giải đó với cả cuộc đời mình. Việc học sinh đoạt giải quốc tế môn Toán, Lý... nhưng chọn học luật, kinh tế, hay học y cũng là điều bình thường.

Nếu ai đó đặt vấn đề cho rằng quá khó hiểu, đáng tiếc khi nhiều học sinh đoạt giải quốc tế, sau đó lại mất hút ở chính những lĩnh vực chuyên môn của ngành khoa học đó, thì cách nhìn nhận này cũng sai lầm. Kể cả việc coi học sinh đoạt giải quốc tế chứng tỏ “ngành khoa học đó của Việt Nam đang lên” cũng là ảo tưởng trầm trọng. Đồng nhất việc thi thố với thành tích của khoa học chuyên môn là sai lầm, vì nó không dính dáng gì đến nhau cả”, GS.TSKH. Lê Tuấn Hoa nhấn mạnh.

Học sinh giỏi mới chỉ là điều kiện cần

Quay trở lại vấn đề Việt Nam có nhiều học sinh giỏi ở các cuộc thi quốc tế nhưng khoa học không phát triển, GS. Dương Quang Trung nhấn mạnh: “Việc đạt giải cao trong các kỳ thi này (theo cách như Việt Nam đang làm) không liên quan gì đến nền khoa học nước nhà”.

Bởi lẽ, học giỏi là một chuyện nhưng để làm nghiên cứu được và làm nghiên cứu xuất sắc thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó rất cần sự đam mê yêu thích NCKH, sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, môi trường làm việc với những cộng sự giỏi, những cơ hội nhận được tài trợ NCKH, môi trường học thuật tự do… và còn nhiều những yếu tố khác lắm, chứ không chỉ là những học sinh giỏi. Kinh nghiệm tôi đã thấy, có những bạn học giỏi, điểm cao thời phổ thông và đại học nhưng sau này không phải là những nhà nghiên cứu khoa học xuất sắc, mặc dù cũng đã dấn thân vào con đường NCKH.


Nhiều nhà khoa học đồng tình, học sinh giỏi tựa những hạt giống tốt nhưng để thành nhân tài cho đất nước thì cần nhiều yếu tố khác. (Ảnh minh họa)

Nhiều nhà khoa học đồng tình, học sinh giỏi tựa những hạt giống tốt nhưng để thành nhân tài cho đất nước thì cần nhiều yếu tố khác. (Ảnh minh họa)

TS. Ngô Anh Văn (Đại học Calgary, Canada) cho rằng, trong niềm vui các đoàn học sinh Việt Nam dự thi quốc tế “bội thu” HCV thì cũng có nhiều trăn trở. Tiến sĩ Văn quan điểm: “Tiếc là khoa học cơ bản lại không được đánh giá bằng huy chương Olympic hay giải thưởng các kỳ thi quốc tế khác. Nó nằm ở chính sách nghiên cứu dài hạn dành cho những nhà khoa học đương thời và cho nhiều năm về sau. Nó nằm ở cơ chế phân bổ tiền tài trợ nghiên cứu có công bằng không? Nằm ở tự do học thuật. Nằm ở chính sách phát triển giáo dục nói chung nữa”.

“Chính sách hạn chế trong nghiên cứu, phong phẩm hàm ở là nguyên nhân chính khiến chúng ta cứ phải bàn đi bàn lại chuyện cái gì là nguyên nhân khiến khoa học nước nhà giậm chân tại chỗ. Rồi các em này sẽ lại là nhân tài cho nước khác cho thế giới thôi”, TS. Ngô Anh Văn nhận định.

Hạt giống tốt vẫn cần môi trường, khí hậu, chăm bón hợp lý

Bàn về vấn đề này, ông Vũ Thái Luân - Giáo sư trợ lý thỉnh giảng (dạy và nghiên cứu về Toán ứng dụng) tại Đại học California (Merced, Hoa Kỳ) ví “hạt giống tốt phải có môi trường, khí hậu tốt mới trở thành một cái cây khỏe mạnh đơm hoa, kết trái”.

Theo GS Vũ Thái Luân, nói đến khoa học cơ bản (KHCB) tức là nói về nghiên cứu cơ bản và thước đo để đánh giá một quốc gia có nền KHCB phát triển hay không tất nhiên là dựa vào các kết quả - công trình nghiên cứu được thừa nhận làm nền tảng cho nghiên cứu ứng dụng. Chất lượng KHCB vì thế sẽ phụ thuộc vào cơ chế quản lý (tầm nhìn, chính sách, đầu tư, tạo môi trường,…) và đội ngũ các nhà khoa học.

“Việc có nhiều học sinh đoạt giải quốc tế các môn khoa học tự nhiên, tất nhiên là một tín hiệu mừng, nhưng chỉ là một trong các điều kiện cần ban đầu. Hãy tạm coi các em như các “hạt giống” tốt (nếu các em có ý định đi theo con đường nghiên cứu khoa học). Nhưng để “hạt giống” có thể phát triển tốt thành một cây khỏe mạnh cho ra sản phẩm “hoa trái” tốt thì “môi trường, khí hậu” (nằm trong cơ chế quản lý và người chăm bón (tựa như người cố vấn, hướng dẫn) là rất quan trọng (coi như điều kiện đủ)”, ông Luân quan điểm.

GS Vũ Thái Luân cho rằng, ngành KHCB của Việt Nam không phải không phát triển nhưng phát triển chậm, có thể do vài yếu tố sau:

1) Trước tiên, có thể nhiều em sau này chưa hoàn toàn được tư vấn chọn đúng thầy hướng dẫn phát hiện đúng thế mạnh và hướng nghiên cứu phù hợp.

Làm trong ngành Toán, tôi thấy nhiều trường hợp học giỏi nhưng chưa chắc đã nghiên cứu giỏi. Học giỏi chỉ là điều kiện cần, nhưng để nghiên cứu giỏi cần nhiều yếu tố khác nữa. Đặc biệt ở bậc phổ thông thì thường là các bài toán được nghĩ ra sẵn và có lời giải (cần vận dụng các kỹ thuật, mẹo khác nhau). Nhưng khi nghiên cứu thì các bài toán thường sẽ đến từ thực tế, từ ứng dụng nảy sinh từ các ngành khác và do đó không biết trước là có giải được không. Do vậy cần xác định được lĩnh vực hẹp mà mình phù hợp và rất cần sự đam mê tìm tòi. Có thể thấy đa số các học sinh đoạt giải IMO mà sau này đạt những thành tựu lớn trong nghiên cứu khoa học đều đi đúng thế mạnh và có thầy hướng dẫn là các GS đầu ngành. Bên cạnh đó cũng nhiều học sinh IMO không thực sự thành công khi bước chân vào con đường khoa học.

2) Số lượng đội ngũ các nhà nghiên cứu KHCB giỏi của ta còn ít, không đồng đều, và phần nhiều làm việc đơn lẻ, chưa có nhiều sự cộng tác, liên kết để tạo nhiều nhóm nghiên cứu nhóm mạnh, có hợp tác quốc tế.

Giả sử rằng các em học sinh giỏi đạt giải đó có đi theo con đường nghiên cứu KHCB (dù ở trong nước hay đi du học và trở về) thì các em cũng rất cần đội ngũ làm việc nhóm mạnh là các GS, TS giỏi hướng dẫn, cố vấn, các hướng nghiên cứu bắt nhịp với thế giới. Điều này như đã nói ở trên vẫn còn hạn chế ở Việt Nam.

3) Vẫn là vấn đề cơ chế quản lý KH&CN, cơ sở vật chất (cho các ngành đòi hỏi thực nghiệm) của Việt Nam ta chưa bắt nhịp được với các nước phát triển, nên khó khăn trong việc thu hút và giữ chân người giỏi.

“Nói ra thì nhiều vấn đề dù rằng đã có nhiều đổi mới tiến bộ, tuy nhiên có một thực tế là các em học sinh giỏi đoạt giải quốc tế thường sẽ tìm các học bổng đi nước ngoài. Và sau đó thì số trở về là rất ít, do vậy các em này rất khó có thể đóng góp trực tiếp cho ngành KHCB của Việt Nam”, GS. Vũ Thái Luân nhận định.

Theo Lệ Thu (ghi)/Dân Trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến thì cá nhân, tổ chức có thể sẽ phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện một số hành vi như lấn, chiếm đất, hủy hoại đất.

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

Pháp luật - 5 giờ trước

Trong thời gian chữa bệnh bắt buộc tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, "trùm" lừa đảo Trần Thị Mỹ Hiền đã bỏ trốn.

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Đến nay, 26 quận, huyện có phường, xã phải sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri và thống nhất phương án sáp nhập. Trong đó, nhiều địa phương cũng đã đề xuất những giải pháp nhằm hỗ trợ về chi phí, miễn lệ phí cho công dân thay đổi giấy tờ tùy thân, thủ tục hành chính... sau sáp nhập.

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Cùng với biểu tượng quốc kỳ Việt Nam, miếng dán có ký hiệu khác nhau trên vai áo lực lượng cảnh sát cơ động trong buổi diễu binh, diễu hành nhân 50 năm ngày Truyền thống Lực lượng Cảnh sát cơ động thu hút sự chú ý của nhiều người.

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Đời sống - 6 giờ trước

16 điểm bắn pháo hoa gồm 10 điểm dọc tuyến sông Sài Gòn (1 điểm tầm cao và 9 điểm tầm thấp) và 6 điểm tại các quận, huyện.

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Nhà sách Tiến Thọ tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn tiếp tục mở cửa hoạt động, không tuân thủ văn bản chỉ đạo của cơ quan chức năng.

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Ngày 15/5/2022, tại sâu trong khu vực rừng quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng. Một nhân viên bảo vệ rừng đã bị một người quen dùng dao đâm tử vong. Phải mất tới gần 2 năm truy đuổi, công an mới tìm ra manh mối về tên giết người "máu lạnh" này.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 16/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Dù anh trai đã bị tuyên án tử hình vì sát hại một lái xe ôm công nghệ để cướp, nhưng Tuân vẫn không sợ mà tiếp tục “nối gót” anh.

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Giáo dục - 9 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 20 năm sử dụng, Trường THCS Thiệu Công, xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) xuống cấp nghiêm trọng khiến nhiều học sinh phải học tập trong căn phòng tạm ẩm thấp, không đảm bảo an toàn.

Top