Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bỏ ghi hình thức, xếp loại bằng đại học: Thời điểm này chưa thích hợp?

Thứ hai, 07:29 14/10/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Theo Bộ GD&ĐT, bỏ ghi một số thông tin hình thức đào tạo, xếp loại học lực trên văn bằng đại học là theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, đây chỉ là hình thức, còn chất lượng còn nhiều bất cập.

Bộ GD&ĐT vừa công bố Dự thảo Thông tư quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học, trong đó không quy định ghi hình thức đào tạo, xếp loại. Dự thảo sau công bố đã nhận được nhiều góp ý của các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục trên phạm vi cả nước. Nhều ý kiến đồng tình, song cũng không ít ý kiến lo ngại liệu "vàng, thau" có lẫn lộn, khó kiểm soát chất lượng là điều dư luận nghi ngại.

Theo Bộ GD&ĐT, việc bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp đại học là phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, và kết quả xếp loại này vẫn được ghi nhận tại Phụ lục văn bằng theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Quy định trong Dự thảo phù hợp với thông lệ của nhiều nước trên thế giới, đảm bảo sự hội nhập của giáo dục đại học Việt Nam với giáo dục đại học của các nước. Không ghi một số thông tin trên văn bằng, nhưng các thông tin khác quy định phải ghi trên phụ lục văn bằng và được cấp đồng thời với văn bằng.

Bỏ ghi hình thức, xếp loại bằng đại học: Thời điểm này chưa thích hợp? - Ảnh 1.

Hiện tại, nhiều quốc gia trên thế giới bỏ ghi loại hình đào tạo lên văn bằng. Ảnh: TL

Giải thích của Bộ GD&ĐT được đánh giá là hợp lý, nhưng chỉ về… lý thuyết, bởi trên thực tế việc ghi nội dung văn bằng cũng chỉ mang tính hình thức phân biệt loại hình đào tạo và học lực, các thông tin chi tiết sẽ có trên phụ lục văn bằng (bảng điểm).

Tuy nhiên, chất lượng đào tạo giữa các loại hình hiện nay: chính quy, tại chức, liên kết… còn nhiều bất cập, chưa thể ngang bằng nhau, khiến nhà tuyển dụng gặp chút khó khăn, chất lượng bằng cấp "vàng thau lẫn lộn". Làm theo quốc tế, nhưng chất lượng lại quá nhiều bất cập, dĩ nhiên so sánh với các nước khác lại là một sự khập khiễng, bởi chênh lệch với nước ta.

Chỉ tính riêng đào tạo văn bằng hai, hệ tại chức, liên kết, trong thời gian qua Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ ra thực tế chất lượng còn nhiều bất cập. Bản thân Bộ GD&ĐT liên tục ra các văn bản nhằm siết chặt tình trạng vi phạm quy chế tuyển sinh của các trường, thậm chí không ít trường bị xử phạt, dừng tuyển sinh.

Theo ghi nhận, nhiều sinh viên các trường đại học hiện nay cho rằng, việc không ghi loại hình đào tạo, xếp loại học lực lên văn bằng khiến sinh viên thiếu động lực phấn đấu học tập, bởi bằng cấp sẽ là giống nhau. Nếu đã không còn phân biệt, học tại chức, liên kết sẽ dễ dàng hơn ở thi đầu vào và quá trình học sẽ "nhàn" hơn, ít tốn kém hơn so với học hệ chính quy.

Chỉ ra thực tế nếu văn bằng không nêu rõ thông tin quan trọng của người học sẽ gây chút khó khăn cho đơn vị tuyển dụng, ông Nguyễn Văn Tuấn, chuyên viên một công ty về nhân sự tại Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp hiện nay đều muốn tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng, họ không quá nặng nề về chuyện bằng cấp, nhưng vẫn ưu tiên các ứng viên qua đào tạo đại học chính quy, tốt nghiệp các trường đại học uy tín.

"Khi tuyển dụng, những ứng viên bằng tại chức, hệ liên thông, liên kết… thông thường sẽ được kiểm tra kỹ hơn và qua quá trình phỏng vấn, thử việc rồi mới nhận chính thức. Thậm chí, đã có nhiều nơi chỉ định công việc này phải có bằng chính quy, sau đó mới qua phỏng vấn. Việc thiếu thông tin trên văn bằng, hồ sơ sẽ gây khó khăn cho quá trình tuyển dụng, nhất là khâu phân loại hồ sơ ứng viên" - ông Tuấn cho hay.

Dù đồng tình với chủ trương bỏ ghi một số thông tin trên văn bằng đại học, song theo GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, thời điểm này chưa thích hợp để áp dụng, bởi chất lượng đào tạo hiện nay còn nhiều bất cập ngay cả hệ chính quy, chứ chưa nói đến các hệ đào tạo khác.

"Không thể quy kết chất lượng hệ tại chức, liên kết là kém, bởi cũng sẽ có những người học tốt và khuyến khích họ học tập nâng cao trình độ phù hợp với điều kiện của mình. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo hiện nay có đáp ứng được với quy định trong dự thảo của Bộ GD&ĐT hay không cần phải nghiên cứu thật kỹ. Cần phải siết chặt chất lượng đào tạo, có như vậy việc không phân biệt loại hình đào tạo mới có giá trị" - GS.TS Phạm Tất Dong cho biết.

Ngô Thùy Dương

Ngô Quang Huy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giả danh Trung tướng công an lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Giả danh Trung tướng công an lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Pháp luật - 9 phút trước

GĐXH - Lê Văn Sự tự "khoe" với nhiều người rằng, bản thân có nguồn tiền lớn muốn chuyển từ nước ngoài về và cần tài khoản ngân hàng ở Việt Nam để nhận. Nếu giao dịch thành công chủ tài khoản hưởng 0,5% hoa hồng...

Vụ nữ sinh lớp 11 ở Gia Lai bị đâm tử vong: Lúc gây án mới biết mặt nhau

Vụ nữ sinh lớp 11 ở Gia Lai bị đâm tử vong: Lúc gây án mới biết mặt nhau

Pháp luật - 14 phút trước

Liên quan vụ nữ sinh lớp 11 tại Gia Lai bị đâm tử vong, Cơ quan điều tra cho biết, 2 nữ sinh này học tại 2 trường khác nhau, không quen biết nhau mà chỉ trao đổi qua mạng xã hội.

Miền Bắc bắt đầu gia tăng nắng nóng

Miền Bắc bắt đầu gia tăng nắng nóng

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Bắc Bộ giảm mưa trời nắng, nhiệt độ trong ngày tăng nhanh. Trong khi Nam Bộ tiếp tục chuỗi ngày nắng nóng kéo dài.

Tin sáng 25/4: Từ 1/7/2024 nhiều lao động có thể được tăng lương 2 lần; 5 nhóm hành vi sẽ bị CSGT Hà Nội xử lý nghiêm dịp nghỉ lễ

Tin sáng 25/4: Từ 1/7/2024 nhiều lao động có thể được tăng lương 2 lần; 5 nhóm hành vi sẽ bị CSGT Hà Nội xử lý nghiêm dịp nghỉ lễ

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Ngoài việc được tăng lương tối thiểu vùng, nhiều lao động có thể được tăng lương thêm do điều chỉnh tiền lương tối thiểu theo vùng kể từ 1/7; Trong dịp nghỉ lễ, CSGT sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vào 5 nhóm hành vi vi phạm...

CSGT Hà Nội sẽ xử lý nghiêm 5 nhóm hành vi vi phạm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

CSGT Hà Nội sẽ xử lý nghiêm 5 nhóm hành vi vi phạm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Đời sống - 2 giờ trước

Trong dịp nghỉ lễ, CSGT sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vào 5 nhóm hành vi vi phạm gồm nồng độ cồn, ma túy, chở hàng quá tải trọng, chạy quá tốc độ, vi phạm về làn đường, sử dụng giấy tờ giả.

Xe máy lao như tên bắn ở làn 120km/h cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xe máy lao như tên bắn ở làn 120km/h cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Thời sự - 2 giờ trước

Camera giám sát ghi lại hình ảnh xe máy phi như tên bắn ở làn 120km/h trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Hiện chưa xác định được người điều khiển phương tiện.

15 thí sinh bị đình chỉ sau 3 đợt thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN

15 thí sinh bị đình chỉ sau 3 đợt thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN

Giáo dục - 2 giờ trước

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, sau 3 đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của năm 2024 (tổ chức trong tháng 3 và 4), đã có 15 thí sinh bị đình chỉ thi vì vi phạm quy chế.

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một đôi dép, chiếc áo, điện thoại và một nhẫn cưới do nạn nhân để lại.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

Top