Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bê bối gian lận điểm thi ở Sơn La: Khó trả về điểm thật

Thứ ba, 14:04 24/07/2018 | Xã hội

Bê bối gian lận điểm thi ở Hà Giang và Sơn La đã khiến hàng trăm bài thi bị thay đổi điểm số. Theo một số chuyên gia, cách gian lận ở hai địa phương này khác nhau nên với các bài thi ở Sơn La, sẽ khó khăn đưa về điểm thật hơn các bài thi ở Hà Giang.

Mong chờ điều tra của Công an

Theo ông Đào Tuấn Đạt (giảng viên Đại học Bách khoa, Trưởng ban điều hành Trường THPT Anhxtanh (Hà Nội), sai phạm về chỉnh sửa điểm thi ở Hà Giang và Sơn La không giống nhau.

Thứ nhất, quy trình chấm thi trắc nghiệm qua 4 bước: Scan bài thi của thí sinh, chuyển file ảnh này ra máy tính để chuyển từ ảnh sang dạng file text, sau đó đưa vào máy chấm tự động để ra điểm.

Ở Hà Giang, ông Vũ Trọng Lương đã can thiệp chỉnh sửa ở bước 2, tức công đoạn chuyển ảnh sang dạng text. Do đó khi phát hiện ra sự việc, có thể dễ dàng đối chiếu giữa điểm sửa qua bài thi gốc.

Tuy nhiên, với sai phạm ở Sơn La, đối tượng sửa điểm đã can thiệp, tẩy xóa ngay trên bài thi gốc, do đó rất khó có căn cứ để phát hiện ra đâu là chỉnh sửa của thí sinh và đâu là chỉnh sửa của người ngoài can thiệp.

Chấm thi THPT quốc gia 2018 tại Hòa Bình. (Ảnh: Mỹ Hà).
Chấm thi THPT quốc gia 2018 tại Hòa Bình. (Ảnh: Mỹ Hà).

“Tôi nghĩ nhìn bài thi có thể phát hiện dấu hiệu tẩy xóa bằng mắt thường bởi lẽ với 50 câu hỏi, một người ngồi tẩy xóa sẽ rất mất thời gian nên sẽ xóa không sạch. Tronng khi đó, nếu thí sinh tẩy xóa thì sẽ cẩn thận hơn.

Điều khó khăn là không có căn cứ để khẳng định, sự tẩy xóa đó là do người ngoài nếu hành vi gian lận này không được camera ghi lại.

Chỉ còn cách mong chờ vào nghiệp vụ điều tra và giám định nét chữ của Bộ Công an cũng như cần thiết phải điều tra từ Hội đồng chấm bởi tôi nghĩ những người này sẽ có danh sách các thí sinh cần được sửa điểm và sửa bao nhiêu. Chỉ có cách này nhanh hơn phải giám định lại nét chữ trên hàng nghìn bài thi trắc nghiệm.

Ông Vũ Khắc Ngọc, chuyên gia giáo dục ở Hà Nội cũng thừa nhận, việc chỉnh sửa điểm thi trên bài thi gốc ở Sơn La rất khó để đưa về điểm thật bởi khó xác nhận đâu là nét sửa của thí sinh, đâu là của người can thiệp. “Nếu giám định nét chữ trên hàng nghìn bài thi trắc nghiệm, tôi nghĩ rất khó khăn. Do vậy, trên cơ sở phỏng đoán, tôi nghĩ có thể sẽ chỉ có một số bài thi có dấu hiệu chỉnh sửa rất rõ ràng có thể tìm ra điểm thật, còn một số bài khác sẽ khó”, ông Ngọc cho biết.

Sửa "lỗ hổng" chấm trắc nghiệm bằng cách nào?

Ông Bùi Việt Hà, Giám đốc Công ty công nghệ tin học nhà trường - School@net cho rằng, sau khi biết rõ các sơ hở để dẫn đến gian lận điểm thi, ông có một số đóng góp cho quy trình và chương trình - phần mềm chấm thi trắc nghiệm của Bộ GD&ĐT.

Việc chỉnh sửa điểm thi trên bài thi gốc ở Sơn La rất khó để đưa về điểm thật bởi khó xác nhận đâu là nét sửa của thí sinh, đâu là của người can thiệp. (Ảnh minh họa: Mỹ Hà).
Việc chỉnh sửa điểm thi trên bài thi gốc ở Sơn La rất khó để đưa về điểm thật bởi khó xác nhận đâu là nét sửa của thí sinh, đâu là của người can thiệp. (Ảnh minh họa: Mỹ Hà).

Theo ông Hà, có 2 điều sơ hở rõ nhất, dễ gian lận nhất và cần phải thay đổi.

Thứ nhất, phiếu thi không có phách nên thông tin thí sinh (SBD) luôn hiện trên màn hình trong suốt thời gian scan, nhận dạng, chính sửa. Do đó, điều này cần khắc phục ngay, làm sao để khi chuyển sang bước nhận dạng trước khi chấm thì thông tin thí sinh đã bị che mất khỏi màn hình. Điều này có rất nhiều cách giải quyết.

Thứ hai, ở bước chấm tự động: Chỗ này có 2 sơ hở: dữ liệu đầu vào của chương trình chấm là text file nên dễ dàng bị hack, sửa đổi và thứ hai là con người, con người đã cố tình gian lận sẽ tìm mọi cách thực hiện. Việc để các hội đồng trực tiếp vận hành chương trình chấm cuối cùng là một sơ hở lớn.

Từ 2 điều trên, ông Bùi Việt Hà góp ý cụ thể cho quy trình chấm và cách thức chấm của Bộ nên thay đổi.

Cần có thêm một kỹ thuật cho phép sau khi scan bài làm của thí sinh (gửi về Bộ bản gốc) thì nhận dạng sẽ chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn nhận dạng phần thông tin chung (phách phía trên) và nhận dạng phần bài làm phía dưới.

Khi nhận dạng phần bài làm phía dưới, thông tin thí sinh cần phải xóa đi, ẩn đi, che lấp đi trên màn hình (và có thể cả hình ảnh nữa). Như vậy, quy trình sẽ phải tăng thêm một bước bảo mật.

Thứ hai, không nên để việc chấm cuối cùng, trực tiếp bằng máy ở các địa phương, hội đồng thi. Nên chuyển toàn bộ việc chấm cuối cùng này về Bộ và xử lý chấm tập trung trong phòng máy tính của Bộ. Như vậy, các Hội đồng thi sẽ chỉ xử lý sơ bộ thông tin chấm thi.

Cũng theo ông Hà, vấn đề là ở các Hội đồng sẽ xử lý đến mức nào thì chuyển về Bộ. Có thể thực hiện như sau: các hội đồng xử lý đến mức ra được các tệp bài làm của thí sinh. Nếu các tệp này là text file thì cần mã hóa ngay lập tức trước khi chuyển về Bộ. Việc mã hóa này cần tiến hành tự động trong chương trình.

“Tất nhiên không có gì là tuyệt đối nhưng nếu làm được những điều trên đây, tôi nghĩ việc gian lận sẽ khó hơn rất nhiều”, ông Hà chia sẻ.

Theo Mỹ Hà/Dân Trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Pháp luật - 22 phút trước

GĐXH - Dù anh trai đã bị tuyên án tử hình vì sát hại một lái xe ôm công nghệ để cướp, nhưng Tuân vẫn không sợ mà tiếp tục “nối gót” anh.

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Giáo dục - 42 phút trước

GĐXH - Sau hơn 20 năm sử dụng, Trường THCS Thiệu Công, xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) xuống cấp nghiêm trọng khiến nhiều học sinh phải học tập trong căn phòng tạm ẩm thấp, không đảm bảo an toàn.

Cách tích hợp đăng ký xe, giấy phép lái xe vào VNeID nhanh, tiện lợi nhất

Cách tích hợp đăng ký xe, giấy phép lái xe vào VNeID nhanh, tiện lợi nhất

Đời sống - 44 phút trước

GĐXH - Ứng dụng VNeID ra đời để sử dụng thay thế những giấy tờ truyền thống, định danh công dân trên nền tảng kỹ thuật số. Theo đó, VNeID cho phép tích hợp tất cả giấy tờ cá nhân như đăng ký xe, giấy phép lái xe…

Năm học 2024-2025: Hà Nội có tới 160.000 học sinh vào lớp 6

Năm học 2024-2025: Hà Nội có tới 160.000 học sinh vào lớp 6

Giáo dục - 45 phút trước

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, năm học tới, số lượng học sinh đầu cấp tiếp tục tăng. Riêng lớp 6, năm học 2024-2025 có tới 160.000 em.

Bộ GTVT quy định phải có trụ sạc cho ô tô điện ở trạm dừng nghỉ

Bộ GTVT quy định phải có trụ sạc cho ô tô điện ở trạm dừng nghỉ

Thời sự - 2 giờ trước

Ngoài nhà vệ sinh, bãi đỗ xe, xưởng bảo dưỡng, theo quy chuẩn quốc gia mới, trạm dừng nghỉ còn có cả trụ, thiết bị sạc cho ô tô điện.

Vừa gây ra vụ trộm, cướp, về nhà đã thấy công an chờ sẵn

Vừa gây ra vụ trộm, cướp, về nhà đã thấy công an chờ sẵn

Pháp luật - 2 giờ trước

Sau chầu nhậu, đối tượng Phương phát hiện một chiếc xe máy bên đường nên đã trộm cắp. Trên đường đi thấy chiếc điện thoại của một phụ nữ lộ ra bên túi quần nên tiện tay cướp giật rồi bỏ trốn.

CEO Apple Tim Cook dành lời khen ngợi cho đất nước và con người Việt Nam

CEO Apple Tim Cook dành lời khen ngợi cho đất nước và con người Việt Nam

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Ngay sau khi đặt chân tới Hà Nội, Tim Cook nhận định "không có nơi nào như Việt Nam, một đất nước xinh đẹp và sôi động".

Bắt giữ 6 người trong nhóm Zalo 'Hóng Clip Hot' có nhiều video đồi trụy

Bắt giữ 6 người trong nhóm Zalo 'Hóng Clip Hot' có nhiều video đồi trụy

Pháp luật - 3 giờ trước

Hơn 100 thành viên trong nhóm kín Zalo thường xuyên đăng tải, chia sẻ nhiều hình ảnh, video có nội dung mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy cho nhiều người xem.

Tiết học CEO Apple Tim Cook tham dự cùng học sinh lớp 6 ở Hà Nội có gì đặc biệt?

Tiết học CEO Apple Tim Cook tham dự cùng học sinh lớp 6 ở Hà Nội có gì đặc biệt?

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Theo Hiệu trưởng Trường Liên cấp Ngôi sao Hà Nội, CEO Apple Tim Cook rất thân thiện với giáo viên và học sinh của nhà trường. Vị này dành thời gian chủ yếu để tìm hiểu về vấn đề học tập công nghệ của học sinh.

Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn cần làm gì để 'cất cánh'?

Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn cần làm gì để 'cất cánh'?

Thời sự - 5 giờ trước

SKĐS - Trải qua gần 10 năm trở thành cửa khẩu quốc tế, nhưng việc đầu tư vào hạ tầng chưa đúng mức, đồng bộ khiến Nậm Cắn (Kỳ Sơn, Nghệ An) chưa thực sự khai mở hết tiềm năng.

Top