Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bạo lực học đường - án chung thân cho người trong cuộc

Chủ nhật, 11:00 04/02/2018 | Xã hội

Hàng nghìn học sinh vẫn không ngừng gây nỗi đau cho bạn học, đồng thời hủy hoại chính bản thân mình. Bạo lực học đường vẫn là bài toán chưa có đáp số.

Trong cuốn sách Marion, mãi mãi tuổi 13 của tác giả Nora Fraisse và Jacquenline Remy, cô bé Marion lựa chọn cái chết sau những ngày trầm uất, tuyệt vọng vì bạo lực học đường.

“Khi con quyết định ra đi cũng là lúc bố mẹ và em phải nhận bản án chung thân”, mẹ Marion đau đớn nói về cái chết của con gái.

Bản án chung thân vô hình

Bạo lực học đường không còn là vấn đề mới mẻ. Chính xác hơn, đây là vấn nạn mà gia đình, nhà trường và xã hội đang loay hoay tìm cách giải quyết.

Là người có kinh nghiệm hỗ trợ học sinh về mặt tâm lý, thạc sĩ Vũ Thu Hà, chứng kiến nhiều sự việc đau lòng, trải nghiệm nhiều nỗi đau do bạo lực học đường gây ra.

Thạc sĩ Vũ Thu Hà (ngoài cùng bên trái) và cô Bùi Thị Ngọc Thủy (ngoài cùng bên phải) tham dự tọa đàm về phòng tránh bạo lực học đường được tổ chức chiều 2/2 tại Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Sương.

“Tôi thấy dù là người bị bắt nạt hay người đi bắt nạt người khác đều nhận bản án chung thân vì hành vi này”, cô Hà nhận định.

Trước đây, cô từng tiếp xúc học sinh chuyên đi bắt nạt người khác và khuyên bạn nên thay đổi cách sống để hướng tới tương lai. Câu trả lời của em khiến cô thực sự bất ngờ. Tuấn (tên nhân vật đã thay đổi) cho rằng cô Hà không hiểu em. Nam sinh tâm sự khi em bị ốm hay buồn bã, nói với bố mẹ đều bị mắng, không ai thấu hiểu.

Ngược lại, khi em gặp bất cứ vấn đề gì, “đồng đội” - cách em gọi bè nhóm của mình - luôn sẵn sàng đến chia sẻ cùng em. Vì thế, em lựa chọn bạn bè thay vì gia đình.

Với suy nghĩ đó, Tuấn đi theo nhóm bảo kê, ban đầu hoạt động trong giới học sinh, đe dọa, bắt nạt người khác. Sau này, em tham gia đòi nợ thuê rồi vào tù. Khi Tuấn hiểu ra, chuyện đã quá muộn.

Nỗi đau này cũng xảy ra với một nữ sinh khác. Em từng bị bạn học bắt nạt và tâm sự với bố mẹ. Nhưng chính bố em đã vặn hỏi lại em đã làm gì để bị đánh. Vì thế, em không bao giờ kể lại với gia đình nữa mà âm thầm chịu đựng đau đớn.

Sự hành hạ về thể xác lẫn tinh thần khiến em yếu đuối, lệ thuộc, luôn chọn cách né tránh, sống xa rời thực tế, khép mình và bị trầm cảm. Khi gặp cô Hà, em đồng ý nỗ lực vượt qua nỗi ám ảnh. Tuy nhiên, nó khủng khiếp hơn em tưởng. Hiện tại, dù đã là sinh viên, mỗi lần đối mặt khó khăn, cơ thể em lại phản ứng theo bản năng run lên khiến em chùn bước.

“Người trong cuộc phải đối mặt nỗi đau không chỉ trong vài năm mà là hàng chục năm, thậm chí cả đời. Bản thân người bắt nạt lẫn người bị bắt nạt phải mang bản án chung thân mà nhiều khi họ không hề biết”, thạc sĩ Vũ Thu Hà chia sẻ.

Không chỉ thế, người lớn, bao gồm bố mẹ lẫn người chứng kiến, cũng mang bản án tương tự - bản án vì sự bất lực của họ trong việc trợ giúp con trẻ thoát khỏi bạo lực học đường.

Bạo lực học đường ngày càng tinh vi, có tổ chức

Bạo lực học đường dường như là bài toán không có lời giải khi hàng nghìn người khác vẫn đang gieo rắc nỗi ám ảnh cho bạn học. Không những thế, tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn, người tham gia ngày càng được trẻ hóa và phái nữ “lên ngôi”.

Cô Bùi Thị Ngọc Thủy, giáo viên trường THPT Trần Hưng Đạo (Nam Định), nhận định bạo lực học đường diễn biến phức tạp, tinh vi, tàn bạo, dưới nhiều hình thức và có tổ chức. Đây không chỉ đơn thuần là hành vi giữa học sinh với nhau mà ngay cả giáo viên cũng tham gia vào bạo lực học đường.

Học sinh đánh bạn, tung clip lên mạng nhằm đe dọa người khác. Ảnh cắt từ clip.

Cô giáo 7X chia sẻ thời cô đến trường, bạo lực học đường thường là hành vi trêu chọc, kéo áo, giật tóc, tẩy chay. Việc học sinh đánh nhau có xảy ra nhưng thường không nghiêm trọng. Nhưng đến thế hệ 9X, 10X, bạo lực học đường tinh vi và phức tạp hơn. Nhiều bạn còn lợi dụng mạng xã hội để bắt nạt bạn học, kết bè, có người cầm đầu. Các em đánh nhau có tổ chức, có mục đích, không chỉ để giải quyết mâu thuẫn cá nhân mà con qua clip tung lên mạng để đe dọa, cảnh cáo người khác.

Cô Hà cho rằng bạo lực học đường có sự tham gia của truyền thông mạng xã hội nên lan truyền nhanh hơn. Ngày nay, các em thích kết nối bạn bè, hoạt động theo nhóm. Họ dùng hành động, lời nói để làm tổn thương sâu sắc bạn học. Trong khi đó, nạn nhân đáp trả bằng bạo lực, trở thành người đi bắt nạt người khác, hoặc vì nhiều lý do, các em chọn cách im lặng, chịu đựng những vết thương chồng chất.

Lý giải sự im lặng này, cô Hà cho biết ở tuổi dậy thì, trẻ có xu hướng tách dần khỏi bố mẹ. Các em ít tâm sự chuyện trường lớp với người lớn. Ngoài ra, nhiều em im lặng vì sợ bị trả thù hoặc vướng vào rắc rối lớn hơn.

Con trai cô cũng là nạn nhân của bạo lực học đường. Cậu bé bị bạn cùng lớp hăm dọa, bắt mua bim bim cho bạn. Ban đầu, cậu nghe theo, khi không thể đáp ứng được, cậu phản ứng và bị dọa đánh. Đến khi không còn cách giải quyết nào khác, cậu mới nhờ mẹ “bảo kê”, song vẫn từ chối kể lại sự việc cho giáo viên vì sợ bạn học cùng nhóm bên ngoài trường đánh mình.

Qua câu chuyện của con trai, cô Hà nhắn nhủ dù biết chuyện, người lớn và trẻ em vẫn có thế giới riêng. Các em còn quá nhỏ để hiểu rằng mình đủ mạnh hoặc đủ người trợ giúp nên chọn kiểu thoát được thì thoát, không thoát được thì tìm người "bảo kê".

Cô Bùi Thị Ngọc Thủy nói thêm một số nạn nhân của bạo lực học đường không nói với phụ huynh còn vì muốn luôn hoàn hảo trong mắt bố mẹ, sợ họ thất vọng khi biết mình bị bắt nạt.

Nhiều em giữ im lặng do lo sợ sẽ nhận được câu hỏi đã làm gì để bị đánh từ chính cha mẹ.

Dù chọn cách phản kháng bằng bạo lực hay âm thầm chịu đựng, các em vẫn luôn là nạn nhân chịu bản án từ bạo lực học đường, trong vai người đi bắt nạt hoặc người bị bắt nạt.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến thì cá nhân, tổ chức có thể sẽ phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện một số hành vi như lấn, chiếm đất, hủy hoại đất.

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

Pháp luật - 9 giờ trước

Trong thời gian chữa bệnh bắt buộc tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, "trùm" lừa đảo Trần Thị Mỹ Hiền đã bỏ trốn.

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Đến nay, 26 quận, huyện có phường, xã phải sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri và thống nhất phương án sáp nhập. Trong đó, nhiều địa phương cũng đã đề xuất những giải pháp nhằm hỗ trợ về chi phí, miễn lệ phí cho công dân thay đổi giấy tờ tùy thân, thủ tục hành chính... sau sáp nhập.

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Cùng với biểu tượng quốc kỳ Việt Nam, miếng dán có ký hiệu khác nhau trên vai áo lực lượng cảnh sát cơ động trong buổi diễu binh, diễu hành nhân 50 năm ngày Truyền thống Lực lượng Cảnh sát cơ động thu hút sự chú ý của nhiều người.

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Đời sống - 10 giờ trước

16 điểm bắn pháo hoa gồm 10 điểm dọc tuyến sông Sài Gòn (1 điểm tầm cao và 9 điểm tầm thấp) và 6 điểm tại các quận, huyện.

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Nhà sách Tiến Thọ tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn tiếp tục mở cửa hoạt động, không tuân thủ văn bản chỉ đạo của cơ quan chức năng.

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 15/5/2022, tại sâu trong khu vực rừng quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng. Một nhân viên bảo vệ rừng đã bị một người quen dùng dao đâm tử vong. Phải mất tới gần 2 năm truy đuổi, công an mới tìm ra manh mối về tên giết người "máu lạnh" này.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 16/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Dù anh trai đã bị tuyên án tử hình vì sát hại một lái xe ôm công nghệ để cướp, nhưng Tuân vẫn không sợ mà tiếp tục “nối gót” anh.

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Giáo dục - 13 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 20 năm sử dụng, Trường THCS Thiệu Công, xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) xuống cấp nghiêm trọng khiến nhiều học sinh phải học tập trong căn phòng tạm ẩm thấp, không đảm bảo an toàn.

Top