Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bài học lao động của cụ ông 86 có con cháu khá giả vẫn ngày ngày đạp xe bán chuối

Thứ bảy, 09:00 25/10/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Đội trên đầu chiếc nón lá, cụ Nguyễn Trung Khánh (86 tuổi, trú thôn Trung Việt, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội) ngày ngày đạp xe đi bán chuối dạo khắp đường phố Hà Nội.

 

Cụ Khánh tâm niệm: “Ngày nào còn sức khỏe thì còn lao động”.

 

Thấy cụ tuổi đã cao, nhiều người tỏ ra ái ngại. Có người còn đoán chắc gia đình vất vả lắm, cụ mới phải ngược xuôi mưu sinh ở cái tuổi “gần đất xa trời” như thế. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là các con của cụ Khánh đều rất khá giả. Họ đều muốn bố ở nhà an dưỡng bên con cháu trong quãng đời còn lại. Thế nhưng, cụ Khánh lại có lý do đặc biệt để nhất quyết không chịu ngồi nhà.

Quyết chí tập xe đạp ở tuổi 76

Dù đã nhiều lần gặp cụ Khánh trên phố Quang Trung (Hà Đông) nhưng mãi gần đây, chúng tôi mới có dịp trò chuyện. Tưởng khách mua hàng, cụ Khánh loạng choạng vắt chéo chân, dừng chiếc xe đạp cũ rồi dựng vào vệ đường. Cụ mặc bộ quần áo nâu bạc, lốm đốm đen vết nhựa chuối đã khô. Đôi bàn tay cụ gầy, đen sạm, ngón tay dài run rẩy lần tìm những nải chuối nằm sâu dưới đáy sọt. Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về nguyên nhân cụ rong ruổi bán chuối khi tuổi đã về già, cụ cười khà khà: “Tôi có gì mà viết chứ, ai cũng phải lao động. Đó là điều tất yếu của cuộc sống mà”.

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, răng cụ Khánh đã rụng gần hết, đôi mắt mờ đục nhưng trí tuệ còn rất minh mẫn. Cụ còn nhớ rõ bao nỗi nhọc nhằn trong cuộc sống mà mình đã trải qua. Cụ Khánh cho biết thời trẻ từng làm thợ xẻ gỗ tại một nhà máy ở Hà Đông. Nhưng khi nhà máy bị giải thể, cụ chuyển sang nghề bán chuối dạo – một nghề truyền thống của địa phương. Sau khi kết hôn, cụ ngày ngày cùng vợ gánh chuối lên chợ Hà Đông bán kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đình. “Ngày đó, việc buôn bán khó khăn hơn bây giờ nhiều. Mỗi buổi chợ, vợ chồng tôi chỉ gánh được ba buồng chuối, bán không được bao nhiêu lại phải nộp lính Pháp một phần. Vất vả, khó khăn là vậy song chúng tôi vẫn động viên nhau gắng sức vì 4 đứa con nhỏ”, cụ Khánh nhớ lại. Năm 1993, vợ cụ qua đời. Từ đấy, một mình cụ lại tiếp tục mưu sinh bằng nghề bán chuối dạo.

Hơn 20 năm trôi qua, trừ những buổi mưa gió, đau ốm hay tới nhà các con chơi, cụ Khánh chẳng mấy khi nghỉ làm. Một ngày làm việc của cụ thường bắt đầu từ 4-5 giờ sáng và kết thúc khi trời đã tối. Riêng ngày rằm hay mồng một, cụ thức dậy từ 3 giờ, xếp chuối cùng ít nước vào sọt rồi lên đường. Quãng đường từ Cao Viên lên đến phố Quang Trung chỉ dài 10 km. Nhưng vừa đi vừa bán, cụ phải mất chừng 6 giờ đồng hồ mới đến nơi. Buổi sáng, cụ lót dạ bằng 10.000 đồng tiền xôi, bữa trưa khi thì chiếc bánh mì, khi thì bát phở. Ngày thường, cụ chỉ bán đến 4 giờ chiều là 2 sọt chuối đã hết veo. Những hôm ế ẩm, cụ cũng bán cho bằng hết rồi mới chịu về, có hôm về đến nhà cũng gần nửa đêm. Thường thì sau khi trở về nhà, cụ lại ngay lập tức đi cắt chuối xanh ở những vườn đã đặt trước để giấm, chuẩn bị cho buổi chợ hôm sau. “Tôi sợ nhất là những hôm trở trời, không đi bán được hay về muộn, không kịp đi cắt chuối. Những buồng chuối già sẽ chín rồi rụng hết, vừa phí tiền mà hôm sau cũng không có gì để bán”, cụ chia sẻ.

Một điều khá đặc biệt là cụ Khánh chỉ mới biết đi xe đạp chừng 10 năm nay. Trước đây với đôi chân trần, cụ gánh chuối đi bán dạo khắp nơi. Nhưng vì đi bộ không được bao xa, lại thêm những bận khô hanh hay mưa gió khiến nước ăn chân, đau rát nên thỉnh thoảng cụ lại phải nghỉ 1-2 buổi bán hàng. Để khắc phục khó khăn, cụ quyết chí tập đi xe đạp. Không biết bao nhiêu lần, cụ ngã lên ngã xuống đến sưng u cả đầu. Nhưng vì mơ ước dùng xe đạp để đi được xa hơn, chở được nhiều chuối hơn, cụ lại gượng dậy, nén đau tập tiếp. Và cuối cùng, cụ đã thành công, trước con mắt ngạc nhiên của con cháu và những người hàng xóm Từ ngày đi được xe, cụ không chỉ bán hàng quanh khu vực Hà Đông mà còn mở rộng “địa bàn” ra khắp các đường phố Hà Nội.

 

Dù tuổi đã cao, lưng đã còng nhưng ngày nào cụ Khánh cũng đạp xe đi bán chuối.

 

Các con cũng “bó tay”

Được biết, cụ Khánh hiện đang ở cùng người con trai thứ hai là anh Nguyễn Trung Điển, một tiểu thương tại xã Cao Viên. Kinh tế gia đình thuộc diện khá giả, lại thương bố tuổi già, anh em anh Điển ra sức thuyết phục cụ Khánh ngừng đi chợ nhưng không được. Mỗi lần muốn đón bố, anh phải đặt lịch trước cả tuần bởi cụ phải bán hết số chuối đã đặt ở những gia đình trong làng. Thuyết phục không xong, các anh chị nhiều lần tìm cách phá hỏng xe hoặc bán đôi thúng để ngăn cụ. Xe hỏng, cụ lại mang đi sửa. Đồ nghề các con bán, cụ lại kỳ cạch sắm cái mới. Do các con nhờ vả từ trước, những tiệm sửa xe trong vùng cũng nhất quyết từ chối giúp cụ khắc phục chiếc xe hỏng. Vậy là, cụ lại “bặm môi, bặm miệng” dắt bộ từ nhà lên tận trung tâm quận Hà Đông để sửa cho kịp buổi chợ hôm sau. Thương cha vất vả, lại thấy tình yêu lao động cháy bỏng của cụ, các con cuối cùng cũng phải “bó tay”.

Cụ Khánh thường bán hàng khắp các chợ cóc thuộc khu vực đường Quang Trung (Hà Đông) và đường Nguyễn Trãi (Quận Thanh Xuân). Có người nghĩ, cụ gia cảnh khó khăn, tuổi cao sức yếu nên mới phải vất vả mưu sinh ở tuổi ngoài bát thập. Thương cụ, nhiều người ngỏ ý thêm tiền khi mua chuối hoặc không nhận tiền thừa. Thế nhưng trước những tấm lòng hảo tâm, cụ nhất quyết từ chối. Tâm sự với chúng tôi về điều này, cụ Khánh cho hay: “Các cháu sinh viên thương tình cũng cho tôi tiền. Nhưng tôi biết, các cháu còn đi học thì lấy đâu ra. Có người đưa tiền tôi không cầm thì họ để vào thúng rồi chạy mất. Tôi thực sự không muốn như vậy. Mọi người có lòng tốt nhưng họ chưa hiểu rõ hoàn cảnh của tôi. Tôi muốn đi làm để thấy bản thân mình có ích, để tiêu đồng tiền mình kiếm được một cách vui vẻ, chứ có ý muốn lợi dụng sự thương hại của mọi người”.

Theo cụ Khánh chia sẻ, mỗi tháng cụ đều nhận được khoản trợ cấp 300 nghìn đồng giành cho người cao tuổi từ chính quyền địa phương. Dù kinh tế không khá giả nhưng thương các con, cụ vẫn muốn đi làm để có đồng ra, đồng vào phụ giúp các con việc chi tiêu. Cụ Khánh tâm sự: “Từ khi còn trẻ, tôi đã lao động luôn chân luôn tay nên quen rồi. Nhiều người hoàn cảnh khó khăn nhưng không chịu lao động kiếm tiền mà lại đi trộm cắp, lừa đảo, thật đáng xấu hổ. Tôi cảm thấy may mắn vì ở cái tuổi này vẫn còn có thể dùng sức lao động để phụ giúp con cái và chăm sóc bản thân”. Hàng năm cứ đến những ngày gần Tết, cụ Khánh lại tranh thủ cắt chuối xanh từ trước để giấm dần. Ngày thường, thu nhập chẳng đáng là bao nhưng ngày Tết chuối được giá, một buổi chợ cụ cũng kiếm được 3 đến 4 triệu đồng cả vốn lẫn lời. Số tiền đó, cụ phụ giúp các con sắm sửa trong nhà. Số còn lại, cụ để dành mừng tuổi cho đàn cháu nhỏ. “Biết các con không bằng lòng nhưng tôi chẳng làm điều xấu nên không có gì đáng hổ thẹn cả”, cụ Khánh tâm sự.                      

Quang Khánh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 6 phút trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 40 phút trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 1 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 1 giờ trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Pháp luật - 1 giờ trước

Thấy cháu H. (SN 2011) đang đạp xe trên đường, Thành đi xe máy phía sau dùng tay sàm sỡ khiến cháu H. hoảng loạn.

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Trường đại học đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ là Học viện Phụ nữ Việt Nam với mức điểm cao nhất là 25,5 điểm.

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH – Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một phố nghề độc đáo luôn nức hương thơm. Thứ hương thơm này chỉ cần lướt qua phố nghề đã thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, có cảm giác rất dễ chịu, thư thái.

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 3 giờ trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Giáo dục - 3 giờ trước

Trở thành thủ khoa đại học năm 2003 với số điểm tuyệt đối, sau 21 năm, PGS Hà Khải Minh hiện là một trong những nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.

Top